Đề thi HK1 môn Sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Th...
- Câu 1 : Giả sử một gen có được cấu tạo từ 2 loại nuclêtit: A, T thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?
A 6 loại mã bộ ba
B 3 loại mã bộ ba
C 27 loại mã bộ ba
D 8 loại mã bộ ba
- Câu 2 : Ở sinh vật nhân thực, trình tự nuclêtit trong vùng mã hóa của gen mã hóa axit amin được gọi là:
A Đoạn intron
B đoạn êxôn
C gen phân mảnh.
D Vùng vận hành
- Câu 3 : Mã di truyền có tính phổ biến, tức là:
A Tất cả các loại đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền
B Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin
C Một bộ mã di truyền chỉ mã hóa cho một axit amin
D Tất cả các loại đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài loài ngoại lệ
- Câu 4 : Mỗi ADN con sau nhân đôi dều có một mạch ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các nuclêtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc:
A Bổ sung
B bán bảo toàn
C bổ sung và bảo toàn
D bổ sung và bán bảo toàn
- Câu 5 : Đơn vị mã hóa thông tin di truyền ADN được gọi là:
A Gen
B codon
C triplet
D axit amin
- Câu 6 : Quá trình phiên mã xảy ra ở
A Sinh vật nhân chuẩn, vi khuẩn
B sinh vật có ADN mạch kép
C Sinh vật nhân chuẩn, vi rút
D vi rút, vi khuẩn
- Câu 7 : Giai đoạn hoạt hóa axit amin của quá trình dịch mã nhờ năng lượng từ sự phân giải
A lipit
B ADP
C ATP
D glucôzơ
- Câu 8 : dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
A mARN
B ADN
C protein
D mARN và protein
- Câu 9 : Enzim chính tham gia vào quá trình phiên mã là:
A ADN-polimeraza
B restrictaza
C ADN-ligaza
D ARN- polimeraza
- Câu 10 : trong cơ chế điều hà hoạt động của openin lac ở E coli, khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách
A Liên kết vào vùng khởi động
B Liên kết vào vùng vận hành
C Liên kết vào gen điều hòa
D Liên kết vào vùng mã hóa
- Câu 11 : khi nào thì cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong opêron lac ở E coli hoạt động?
A Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ
B Khi trong tế bào có lactôzơ
C Khi trong tế bào không có lactôzơ
D Khi prôtêin ức chế bám vào vùng vận hành
- Câu 12 : Hai nhà khoa học nào đã phát hiện ra cơ chế điều hòa opêron?
A Menđen và Morgan
B Jacôp và Mônô
C Lamac và Đacuyn
D Hacđi và Vanbec
- Câu 13 : mức cấu trúc xoắn của nhiễm sắc thể có chiều ngang 30mm là:
A Sợi ADN
B sợi cơ bản
C sợi nhiễm sắc
D cấu trúc siêu xoắn
- Câu 14 : Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên 2 cặp tương đồng được gọi là:
A Thể ba
B Thể ba kép
C Thể bốn
D thể tứ bội
- Câu 15 : khi đề xuất giả thuyết mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân tố di truyền trong tế bào không hòa trộn vào nhau và phân li đồng đềuvề các giao tử. Menđen đã kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách nào?
A Cho F1 lai phân tích
B Cho F2 tự thụ phấn
C Cho F1 giao phấn với nhau
D Cho F1 tự thụ phấn
- Câu 16 : đột biến hay thế một cặp nucleotit ở vị trí số 12 tính từ mã mở đầu nhưng không làm xuất hiện mã kết thúc. Chuỗi polipeptit tương ứng do gen này tổng hợp:
A Mất một axit amin ở vị trí 3 trong chuỗi polipeptit
B Thay đổi một axit amin ở vị trí 3 trong chuỗi polipeptit
C Có thể thay đổi một axit amin ở vị trí 3 trong chuỗi polipeptit
D Có thể thay đổi các axit amin ở vị trí 2 về sau trong chuỗi polipeptit
- Câu 17 : Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp, gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lý thuyết trong số cây thân cao, hoa đỏ F1 thì số cây thân cao, hoa đỏ dị hợp 2 cặp gen chiếm tỉ lệ:
A 4/9
B 1/9
C 1/4
D 9/16
- Câu 18 : Với 3 cặp gen trội lặn hoàn toàn. Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd × aaBBDd sẽ cho ở thế hệ sau:
A 4 kiểu hình: 12 kiểu gen
B 8 kiểu hình: 8 kiểu gen
C 4 kiểu hình: 8 kiểu gen
D 8 kiểu hình: 12 kiểu gen
- Câu 19 : Một gen có 480 Guanin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nucleotit:
A 1800
B 2640
C 3000
D 2040
- Câu 20 : Theo Menđen, trong phép lai về một cặp tính trạng tương phản, chỉ một tính trạng biểu hiện F1. Tính trạng biểu hiện ở F1 gọi là
A Tính trạng ưu việt
B Tính trạng trung gian
C Tính trạng trội
D Tính trạng lặn
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen