Thi online_Ôn tập tiếng Việt (Đề 1)- Có lời giải c...
- Câu 1 : Xác định các từ láy trong những ví dụ sau:a. “Tà tà bóng ngả về tây, Chị em thơ thẩn dan tay ra về. Bước dần theo ngọn tiểu khê, Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh. Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.” (“Truyện Kiều” – Nguyễn Du)b. “Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.” (“Trong cơn gió lốc” – Khuất Quang Thụy)c. "Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ...Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng." (Theo Vũ Tú Nam)d. "Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc. Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe thấy tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thủ đô. Tiếng ve kêu rền rĩ trong những đám lá cây bên đường. Tiếng kéo lách cách của những người bán thịt bò khô. Tiếng còi ô tô xin đường gay gắt. Tiếng còi tàu hỏa thét lên và tiếng bánh sắt lăn trên đường ray ầm ầm.” ( “Âm thanh thành phố”, Tô Ngọc Hiến)e. “Gió nâng tiếng hát chói chang Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời Tay nhè nhẹ chút, người ơi Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng. Mảnh sân trăng lúa chất đầy Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình Nắng già hạt gạo thơm ngon Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho.” (Trích“Tiếng hát mùa gặt” – Nguyễn Duy)
- Câu 2 : Nêu tác dụng của những cặp từ trái nghĩa trong các ví dụ dưới đây:a. “Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.” (Ca dao)b. “Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh; Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều. … Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo.” (“Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi)
- Câu 3 : Xác định phép tu từ và tác dụng của các phép tu từ đó trong các ví dụ sau:a. “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.” (“Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận)b. “Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…” (“Việt Bắc” – Tố Hữu)c. “Một giọt máu đào hơn ao nước lã.” (Tục ngữ)d. “Gươm mài đá, đá núi cũng mòn, Voi uống nước, nước sông phải cạn. ” (“Bình Ngô đại cáo”– Nguyễn Trãi) e. "Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè, Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.” (“Nhớ con sông quê hương” – Tế Hanh) f.“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!” (“Tuyên ngôn Độc lập” – Hồ Chí Minh)g. “Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta. ” (“Khóc Dương Khuê” – Nguyễn Khuyến)
Xem thêm
- - Đề thi vào 10 môn Ngữ văn - Sở GD&ĐT Hà Nội - năm 2015
- - Đề thi vào 10 môn Ngữ văn hệ chuyên - Sở GD&ĐT Hà Nội - năm 2015
- - Đề thi vào 10 môn Ngữ văn - Sở GD&ĐT Hà Nội - năm 2014
- - Đề thi vào 10 môn Ngữ văn vòng 1 - Trường THPT Chuyên - ĐH Sư phạm HN - năm 2013
- - Đề thi vào 10 môn Ngữ văn - Trường THPT Chuyên - ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN - năm 2015
- - Đề thi vào 10 môn Ngữ văn vòng 1 - Trường THPT Lương Thế Vinh - Hà Nội - năm 2015
- - Đề thi vào 10 môn Ngữ văn - Sở GD&ĐT Ninh Thuận năm 2015
- - Đề thi vào 10 môn Ngữ văn - Sở GD&ĐT Lào Cai năm 2015
- - Đề thi vào 10 môn Ngữ văn - Sở GD&ĐT Lạng Sơn năm 2015
- - Đề thi vào 10 môn Ngữ văn - Sở GD&ĐT Quảng Ninh năm 2015