Mức độ 1: Nhận biết (Có lời giải chi tiết) - Đề số...
- Câu 1 : Thực dân Pháp đem quân tấn công Hà Nội lần thứ nhất với lí do
A Nhà Nguyễn tiếp tục liên lạc với nhà Thanh.
B Vì nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công.
C Nhà Nguyễn không trả chiến phí cho Pháp.
D Giải quyết vụ gây rối ở Đuy – puy.
- Câu 2 : Cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế diễn ra vào
A Đêm 4 rạng sáng 5/5/1885.
B Đêm 4 rạng sáng 5/6/1885.
C Đêm 4 rạng sáng 5/7/1885.
D
Đêm 4 rạng sáng 5/8/1885.
- Câu 3 : Trước khi trở thành lãnh tụ của khởi nghĩa, Phan Đình Phùng đã giữ chức vụ gì trong triều đinh ?
A Tri huyện.
B Thừa biện bộ lễ.
C Quan ngự sử.
D Thượng thư bộ binh.
- Câu 4 : Trong cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh cho các đạo quân tấn công vào các địa điểm nào?
A Đại Nội và đông Mang Cá.
B Tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.
C Chùa Thiên Mụ và đồn Mang Cá.
D Đại nội và tòa Khâm sữ.
- Câu 5 : Ai là người phát động phong trào Cần Vương chống Pháp?
A Tôn Thất Thuyết.
B Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
C Phan Đình Phùng.
D Tôn Thất Thuyết và Phan Đình Phùng.
- Câu 6 : Căn cứ của nghĩa quân Bãi Sậy được xây dựng trên vùng địa hình nào?
A Vùng đầm, hồ, lau sậy um tùm.
B Vùng núi cao hiểm trở.
C Vùng sông nước.
D Vùng trung du có nhiều rừng rậm.
- Câu 7 : Hiệp ước Nhâm Tuất giữa ta và Pháp được kí kết vào thời gian nào? Gồm bao nhiêu điều khoản?
A Ngày 5-6-1862, gồm 12 điều khoản.
B Ngày 6-5-1863, gồm 14 điều khoản.
C Ngày 6-5-1864, gồm 16 điều khoản.
D Ngày 6-5-1865, gồm 21 điều khoản.
- Câu 8 : Từ ngày 20 đến 24-6-1867, thực dân Pháp đã chiếm được các tỉnh nào ở Nam Kì?
A Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
B Vĩnh Long, Đồng Nai, Biên Hòa.
C An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng.
D Tiên Giang, Long An, Hà Tiên.
- Câu 9 : Sáng 19-11-1873, Gacniê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương lúc đó đang là Tổng đốc Hà Nội nêu ra yêu cầu gì?
A Yêu cầu nộp thành Hà Nội cho chúng.
B Yêu cầu phải giải tán quân đội, nộp khí giới.
C Yêu cầu giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng.
D Yêu cầu cung cấp lương thực cho quân đội Pháp.
- Câu 10 : Sau khi thất bại trong kế hoach “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định, Pháp chuyển sang lối đánh nào?
A “Đánh chắc, tiến chắc”.
B “Chinh phục từng gói nhỏ”.
C “Đánh phủ đầu”.
D “Chinh phục từng địa phương”.
- Câu 11 : Sau khi hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bắt đầu làm gì?
A Khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
B Khai thác thuộc địa lần thứ hai.
C Bắt đầu xúc tiến việc thiết lập bộ máy chính quyền thực dân và chế độ bảo bộ lên phần lãnh thổ Bắc Kì và Trung Kì.
D Bắt đầu xúc tiến việc thiết lập bộ máy cai trị trên toàn Việt Nam
- Câu 12 : Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng năm 1858 có ý nghĩa
A Bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.
B Chặn đứng kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.
C Làm thất bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.
D Buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
- Câu 13 : Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở tỉnh nào đã buộc Liên quân Pháp – Tây Ban Nha bị cầm chân suốt 5 tháng?
A Gia Định
B Hà Nội
C Đà Nẵng
D Vĩnh Long.
- Câu 14 : Khi thực dân Pháp tấn công Gia Định (17-2-1959), quân đội triều đình rơi vào tình trạng như thế nào?
A thắng lợi hoàn toàn.
B tan rã nhanh chóng.
C kiên quyết chống Pháp.
D chiến thắng nhanh chóng
- Câu 15 : Nước Pháp trong năm 1860 đang bị sa lầy trong cuộc chiến tranh ở đâu?
A Nhật Bản và Campuchia.
B Nhật Bản và Trung Quốc.
C Campuchia và Lào.
D Trung Quốc và Italia.
- Câu 16 : Vị trí nào được coi là quan trọng nhất trong phòng tuyến của Pháp năm 1860?
A đại đồn Chí Hòa.
B đồn Chợ Rẫy.
C trung tâm thành phố.
D đồn Chợ Đồn.
- Câu 17 : Trong khi Pháp đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan ở chiến trường Gia Định và Đà Nẵng (1960) thì trong triều đình nhà Nguyễn đã diễn ra tình trạng gì?
A phân hóa, tư tưởng chủ hòa làm lòng người li tán.
B tiếp tục bàn kế hoạch đánh Pháp.
C tập trung lực lượng đánh Pháp.
D kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước
- Câu 18 : Ngay sau khi kết thúc thắng lợi cuộc chiến ở Trung Quốc với điều ước Bắc Kinh (25-10-1860), thực dân Pháp đã có hành động gì?
A đem quân đánh chiến Bắc Kì.
B đem quân đánh chiến các tỉnh Đông Nam Kì.
C kéo về Gia Định, tiếp tục mở rộng đánh chiếm nước ta.
D kí với triều đình Huế bản Hiệp ước Nhâm Tuất.
- Câu 19 : Ai làm người đã đánh chìm tàu Ét-pê-răng của địch trên sông Vàm Cỏ Đông (12-1861) làm nức lòng nhân dân ta?
A Nguyễn Trung Trực.
B Trương Định.
C Nguyễn Hữu Huân.
D Nguyễn Thiện Thuật.
- Câu 20 : Theo nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), thành Vĩnh Long sẽ được trả lại cho triều đình Huế khi
A Pháp hoàn thành quá trình xâm lược toàn bộ Việt Nam
B Pháp hoàn thành quá trình mở rộng xâm lược Bắc Kì.
C Pháp đàn áp xong các phong trào đấu tranh của nhân dân.
D triều đình Huế chấm dứt được các hoạt động chống Pháp ở Đông Nam Kì.
- Câu 21 : Ngày 20-6-1867 đã diễn ra sự kiện gì?
A Quân Pháp kéo đến trước thành Vĩnh Long, ép Phan Thanh Giản nộp thành không điều kiện.
B Quân Pháp chiếm gọn ba tỉnh miền Đông Nam Kì không tốn một viên đạn.
C Quân Pháp đàn áp xong các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Đông Nam Kì.
D Quân Pháp kí với triều đình Huế bản Hiệp ước Giáp Tuất.
- Câu 22 : Nguyễn Tri Phương đã có hành động gì khi thực dân Pháp tấn công Hà Nội lần thứ nhất (1873)?
A nhanh chóng đầu hàng quân Pháp.
B câu kết với Pháp chống lại nhân dân.
C đốc thúc quân sĩ chiến đấu dũng cảm.
D thỏa hiệp với Pháp, hưởng nhiều quyền lợi.
- Câu 23 : Khi thực dân Pháp tiến đánh Hà Nội lần thứ nhất (1873), các văn thân, sĩ phu yêu nước đã có hành động gì?
A Lập các đội nghĩa binh chống Pháp.
B tổ chức phong trào “tị địa” chống Pháp.
C kêu gọi nhân dân kháng chiến.
D lập Nghĩa hội, bí mật tố chức chống Pháp.
- Câu 24 : Sau khi nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai (1882), thực dân Pháp đã có hành động gì?
A dựng lên chính quyền tay sai để tạm thời cai quản thành Hà Nội.
B đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân đang nổ ra mạnh mẽ.
C lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến để dễ bề cai trị nước ta.
D kí kết với triều đình Huế bản Hiệp ước Hắcmăng.
- Câu 25 : Thái độ của triều đình Huế sau chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883) là
A cùng với nhân dân tiếp tục chống Pháp.
B nhiều văn thân, sĩ phu tiếp tục chống Pháp.
C ảo tưởng thu hồi Hà Nội bằng thương thuyết.
D đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân.
- Câu 26 : Sau khi chỉ huy quân Pháp tiến vào Thuận An (18-8-1883), Cuốc – bê đã có hành động gì đầu tiên?
A Tiến thẳng vào kinh thành Huế buộc triều đình Huế phải đầu hàng.
B Đưa tối hậu thư đòi triều đình giao toàn bộ các pháo đài.
C Nổ súng công phá kinh thành Huế suốt hai ngày liền.
D Ép triều đình Huế kì Hiệp ước Hácmăng.
- Câu 27 : Trước những hành động của phái chủ chiến trong triều đình, thực dân Pháp đã có chủ trương gì?
A
tăng thêm lực lượng quân sự, siết chặt bộ máy kìm kẹp.
B tấn công và tiêu diệt toàn bộ phái chủ chiến.
C cướp bóc và tàn sát nhân dân ta vô cùng man rợ.
D tăng cường khủng bố các phần tử yêu nước.
- Câu 28 : Từ năm 1885, vai trò lãnh đạo của khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) thuộc về ai?
A Nguyễn Thiện Thuật.
B Đinh Gia Quế.
C Hoàng Hoa Thám.
D Phan Đình Phùng.
- Câu 29 : Ngoài căn cứ Bãi Sậy nghĩa quân Bãi Sậy còn xây dựng căn cứ ở đâu?
A Hưng Yên.
B Hùng Lĩnh.
C Ba Đình.
D Hai Sông.
- Câu 30 : Địa bàn của khởi nghĩa Hương Khê bao gồm
A 4 tỉnh Bắc Trung Kì.
B 5 tinh Bắc Trung Kì.
C 6 tỉnh Bắc Trung Kì.
D 8 tỉnh Bắc Trung Kì.
- Câu 31 : Cuộc khởi nghĩa Hương Khê thất bại do nhiều nguyên nhân, trong đó có
A hạn chế về đường lối, phương pháp tổ chức và lãnh đạo
B giai cấp lãnh đạo thỏa hiệp với quân Pháp.
C triều đình cấu kết với Pháp để đàn áp.
D có sự chênh lệch lực lượng lớn so với Pháp.
- Câu 32 : Hậu quả từ cuộc tấn công của 2200 quân Pháp vào căn cứ (tháng 3-1892) đối với nghĩa quân Yên Thế là
A Nghĩa quân buộc phải giảng hòa hai lần với Pháp.
B Đề Thám bị sát hại và phong trào tan rã.
C Nghĩa quân phải di chuyển liên tục từ nơi này sang nơi khác.
D Nghĩa quân bị tổn thất nặng, nhiều người bị bắt và giết hại.
- Câu 33 : Từ năm 1898 đến năm 1908, Đề Thám đã tranh thủ thời gian hòa hoãn để cho nghĩa quân
A sản xuất, tich cực luyện tập quân sự tại Phồn Xương.
B tích cực tấn công quân Pháp gây cho chúng nhiều thiệt hại.
C di chuyển liên tục từ nơi này sang nơi khác.
D chi nhỏ thành từng toán trà trộn vào dân.
- Câu 34 : Trong lần giảng hòa lần thứ hai (12-1897), nghĩa quân Yên Thế đã phải tuân theo những điều kiện nào do Pháp đặt ra?
A giải tán toàn bộ nghĩa quân.
B nộp khí giới, thường xuyên trình diện Pháp.
C phải chia nhỏ từng toán, trà trộn vào dân để hoạt động
D chấm dứt các hoạt động chuẩn bị lực lượng.
- Câu 35 : Cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân miền Tây Nam Kì có sự liên kết với khởi nghĩa chống Pháp của Pu-côm-bô (Campuchia) là
A Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân.
B Khởi nghĩa Trương Quyền.
C Khởi nghĩa Phan Tam và Phan Ngũ.
D Khởi nghĩa Phan Tôn.
- Câu 36 : Hiệp ước Patơnốt (1884) bao gồm bao nhiêu điều khoản?
A 17 điều khoản.
B 18 điều khoản.
C 19 điều khoản.
D 20 điều khoản.
- Câu 37 : Sau cuộc bầu cử Quốc hội, hội đổng nhân dân, ủy ban hành chính các cấp đã được thành lập ở khu vực nào?
A Bắc Bộ, Nam Bộ.
B Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
C Bắc Bộ, Trung Bộ.
D Bắc Bộ, Nam Trung Bộ.
- Câu 38 : Bầu cử Quốc hội khoá I được tiến hành trong thời gian nào? Có bao nhiêu đại biểu được bầu vào Quốc hội?
A 6/ 1/1946, 233 đại biểu.
B 1/6/1946, 290 đại biểu.
C 6/1/1946, 333 đại biểu.
D 16/1/1946, 280 đại biểu.
- Câu 39 : Tại đại hội chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất, tổng kết và biểu dương thành tích của phong trào thi đua ái quốc đã chọn được
A 7 anh hùng
B 5 anh hung
C 8 anh hùng
D 4 anh hùng.
- Câu 40 : Để góp phần bồi dưỡng sức dân, tăng cường xây dựng hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quyết định gì vào đầu năm 1953?
A Tiếp tục cải cách giáo dục, đẩy mạnh công tác vệ sinh phòng bệnh.
B Chấn chỉnh chế độ thuế khóa, xây dựng nền tài chính, ngân hàng, thương nghiệp.
C Mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm.
D Phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất.
- Câu 41 : Đối với cách mạng Việt Nam hiệp định Gionever năm 1954 về Đông Dương có ý nghĩa như thế nào?
A Tạo nên bước chuyển biến căn bản có tính chất chiến lược trong so sánh lực lượng giữa ta với các nước đế quốc xâm lược
B Cuộc chiến tranh cách mạng vì độc lập và thống nhất đất nước giành được thắng lợi hoàn toàn
C Mốc đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn toàn thành công trong cả nước
D Đánh dấu cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng
- Câu 42 : Cơ quan chuyên trách giải quyết nạn dốt có tên gọi là gì?
A Nha Học chính.
B Ty Bình dân học vụ.
C Nha Bình dân học vụ.
D Ty học vụ.
- Câu 43 : Thắng lợi của chính quyền cách mạng trên lĩnh vực tài chính (1946) là
A Nhân dân đã quyên góp được 370 kg vàng cho ngân quỹ quốc gia.
B Nhân dân đã quyên góp được 20 triệu đổng cho "Quỹ độc lập".
C Tiền mới của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã được lưu hành trong cả nước.
D Nhân dân dã quyên góp được 40 triệu đổng cho quỹ đảm phụ quốc phòng.
- Câu 44 : Ta đã nhân nhượng với Tưởng Giới Thạch bằng cách
A Chấp nhận mọi yêu cầu cải tổ Chính phủ, Quốc hội theo ý chúng.
B Chấp nhận tiêu tiền Trung Quốc, cung cấp một phần lương thực, thực phẩm cho quân Tưởng.
C Chấp nhận tất cả mọi yêu cầu đảm bảo trật tự trị an, phương tiện đi lại của quân đội Tưởng.
D Chấp nhận cung cấp toàn bộ lương thực thực phẩm cho quân đôi Tưởng.
- Câu 45 : Cánh quân đầu tiên Pháp tiến công lên Việt Bắc là cánh quân nào?
A Một bộ phận nhảy dù xuống thị xã Bắc Cạn.
B Một binh đoàn lính thủy từ Hà Nội dọc theo sông Hồng, sông Lô lên Thái Nguyên rồi vòng về Bắc Cạn.
C Một bộ phận từ Lạng Sơn xuống Cao Bằng rồi vòng về Bắc Cạn.
D Một bộ phận từ Thái Nguyên đánh lên Bắc Cạn.
- Câu 46 : Trong cuộc tiến công Đông – xuân năm 1953 – 1954, phối hợp với mặt trận chính, chiến tranh du kích đã phát triển mạnh ở
A vùng căn cứ cách mạng.
B vùng Thanh Hóa, Nghệ An
C vùng sau lưng địch.
D vùng Bắc Kì và Trung Kì.
- Câu 47 : Chiến dịch Biên Giới đã làm phá sản kế hoạch nào?
A Kế hoạch Đờ-Lát Đờ Tát-xi-nhi.
B Kế hoạch Rơve.
C Kế hoạch Valuy.
D Kế hoạch Nava.
- Câu 48 : Cuộc cải cách ruộng đất đợt I được tiến hành bao nhiêu xã, thuộc những tỉnh nào?
A 50 xã, thuộc các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An.
B 52 xã, thuộc tỉnh Thanh Hoá, Thái Bình.
C 53 xã, thuộc tỉnh Thanh Hoá, Thái Nguyên.
D 51 xã, thuộc tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An.
- Câu 49 : Thành tựu của phong trào bình dân học vụ năm 1952?
A Hoàn thành xóa mù cho 10 triệu dân.
B Hoàn thành xóa mù cho 12 triệu dân.
C Hoàn thành xóa mù cho 14 triệu dân.
D Hoàn thành xóa mù cho 15 triệu dân.
- Câu 50 : Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã xác định nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam là gì?
A Đánh đổ đế quốc, tư sản mại bản, giành độc lập cho dân tộc.
B Đánh đổ Pháp và bọn phong kiến tay sai, giành độc lập thống nhất hoàn toàn.
C Đánh bại thực dân Pháp và bọn can thiệp Mĩ, giành thống nhất, độc lập hoàn toàn.
D Đánh bại thực dân Pháp và bọn tay sai, giành chính quyền về tay nhân dân
- Câu 51 : Thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve (1950) nhằm mục đích
A Mở một cuộc tiến công quy mô lớn vào căn cử địa Việt Bắc.
B Cô lập căn cứ địa Việt Bắc.
C giành thắng lợi để nhanh chóng kế thúc chiến tranh.
D Nhận được viện trợ về tài chính và quân sự của Mĩ.
- Câu 52 : Các tướng lĩnh Pháp và Mĩ coi Điện Biên Phủ là
A một pháo đài bất khả xâm phạm.
B một cỗ máy nghiền khổng lồ.
C một con nhện khổng lồ.
D một công cụ đắc lực.
- Câu 53 : Hiệp định Giơnevơ đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta song chưa trọn vẹn vì
A mới giải phóng được miền Bắc.
B mới giải phóng được miền Nam.
C chưa giải phóng được miền Bắc.
D chưa công nhận các quyền dân tộc cơ bản.
- Câu 54 : Đảng ra hoạt động công khai khi nào?
A 1936
B 1939.
C 1945.
D 1951.
- Câu 55 : Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, ta giành thắng lợi ở chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ sẽ có ý nghĩa gì quan trọng?
A quân sự và chính trị.
B quân sự và kinh tế.
C quân sự và ngoại giao.
D chính trị và ngoại giao.
- Câu 56 : Đại hội lần thứ II của Đảng (2-1951) đã quyết định xuất bản tờ báo
A Nhân dân
B Lao động.
C Cứu quốc
D Chặt xiềng.
- Câu 57 : Nava đề ra kế hoạch quân sự mới, hi vọng sẽ giành thắng lợi trong thời gian bao lâu?
A 12 tháng.
B 16 tháng.
C 18 tháng.
D 20 tháng.
- Câu 58 : Trong bước 1 của Kế hoạch Nava, Pháp tập trung giữ thế phòng ngự chiến lược ở đâu?
A Bắc Bộ, Trung Bộ.
B Bắc Bộ
C Nam Bộ, Trung Bộ.
D Nam Bộ.
- Câu 59 : Phương hướng chiến lược của ta trong Đông Xuân 1953 - 1954?
A Đánh về đồng bằng, nơi Pháp tập trung binh lực để chiếm giữ.
B Đánh vào các căn cứ của Pháp vùng rừng núi, nơi quân ta có thể phát huy ưu thế tác chiến.
C Đánh vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
D Đánh vào những vị trí chiến lược mà địch tương đối yếu ở Việt Nam.
- Câu 60 : Ai làm Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam đến dự Hội nghị Giơ-ne-vơ?
A Nguyễn Duy Trinh.
B Phạm Văn Đồng.
C Xuân Thuỷ.
D Nguyễn Thị Bình.
- Câu 61 : Tạm ước ngày 14-9-1946, ta nhân nhượng cho Pháp quyền lợi nào?
A Một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa.
B Chấp nhận cho Pháp đem 15000 quân ra Bắc.
C Một số quyền lợi về chính trị, quân sự.
D Một số quyền lợi về kinh tế, quân sự.
- Câu 62 : Khi thực dân Pháp chính thức quay trở lại xâm lược Việt Nam lẩn thứ hai, mở đầu là cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở
A Nam Bộ
B Sài Gòn – Chợ Lớn
C Trung Bộ
D Bến Tre.
- Câu 63 : Từ tháng 4-1953 đến tháng 7-1954 ta đã thực hiện tất cả
A 4 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất.
B 5 đợt giảm tô.
C 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất.
D 4 đợt giảm tô.
- Câu 64 : Trong giai đoạn 1951 – 1953, văn nghệ sĩ hăng hái thâm nhập vào mọi mặt của cuộc sống, chiến đấu và sản xuất, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh là
A Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến.
B Văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa.
C Phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh.
D Phục vụ kháng chiến, phục vụ sản xuất.
- Câu 65 : Trong giai đoạn 1951 – 1953, đi đôi với đẩy mạnh sản xuất, chính phủ còn đề ra những chính sách nhằm
A nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
B coi trọng công tác giáo dục và y tế công đồng.
C chú trọng phát triển kinh tế công nghiệp.
D chấn chỉnh thuế khóa, xây dựng nền tài chính ngân hàng.
- Câu 66 : Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2-1951) được đánh giá là
A Có quy mô như một Đại hội thành lập Đảng.
B Đại hội kháng chiến thắng lợi.
C Có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng.
D Có ý nghĩa trên mặt trận ngoại giao.
- Câu 67 : Kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi đã đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta, nhất là vùng nào trở nên khó khăn, phức tạp?
A căn cứ địa cách mạng.
B căn cứ kháng chiến.
C khu giải phóng Việt Bắc.
D sau lưng địch.
- Câu 68 : Công tác chuẩn bị mọi mặt cho chiến dịch Điện Biên Phủ của Đảng ta được hoàn thiện khi nào?
A Đầu tháng 3-1954.
B Đầu tháng 5-1954.
C Đầu tháng 3-1953.
D Đầu tháng 5-1954.
- Câu 69 : Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Tạm ước ngày 14-9-1946 với Chính phủ Pháp tại
A Đà Lạt.
B Pari.
C Phôngtennơblô.
D Hà Nội.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 24 Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
- - Trắc nghiệm Bài 25 Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 23 Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 22 Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 1 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 2 Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 3 Trung Quốc
- - Trắc nghiệm Bài 4 Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 Những thành tựu văn hoá thời Cận đại
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 8 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại