Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề số 5 (...
- Câu 1 : Một quần thể thực vật thế hệ F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 9/16 hoa có màu : 7/16 hoa màu trắng. Nếu lấy ngẫu nhiên một cây hoa có màu đem tự thụ phấn thì xác suất thu được thế hệ con lai không có sự phân li về kiểu hình là bao nhiêu ?
A 1/9
B 9/7
C 1/3
D 9/16
- Câu 2 : Những cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành. Điều nào sau đây là không đúng:
A Dễ trồng và ít công chăm sóc.
B Dễ nhân giống nhanh và nhiều.
C để tránh sâu bệnh gây hại.
D Rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả
- Câu 3 : Điều nào sau đây chưa chính xác khi nói về đột biến gen (ĐBG)?
A Đa số ĐBG khi đã phát sinh sẽ được nhân lên và truyền lại thế hệ sau.
B Xét ở mức độ phân tử, đa số đột biến điểm thường vô hại do tính thoái hóa của mã di truyền.
C Đột biến điểm là 1 dạng của ĐBG, liên quan đến 1 vài cặp nucleotit trong gen.
D Đa số các dạng ĐBG là dạng thay thế cặp nucleotit.
- Câu 4 : Một nhà khoa học tiến hành nghiên cứu về 2 quần thể bọ cánh cứng trong 1 khu vườn. Một thời gian sau đó, ông ta đi đến kết luận 2 quần thể trên thuộc 2 loài khác nhau. Quan sát nào sau đây khiến ông đi đến kết luận trên?
A Bọ đực chấm cam có thể giao phối với cả bọ cái chấm cam và bọ cái chấm đen nhưng bọ đực chấm đen chỉ giao phối với bọ cái giống nó.
B Khi tiếp cận con cái, bọ đực chấm đen thường rung cánh để thu hút bạn tình trong khi bọ đực chấm cam thường đem con mồi mà nó bắt được đến cho con cái.
C Những con bọ thuộc 2 quần thể trên thường giao phối vào những thời điểm khác nhau trong ngày.
D Những con bọ con được sinh ra bởi sự thụ tinh giữa 2 cá thể thuộc 2 quần thể trên thường có sức sống kém và chết trước tuổi trưởng thành.
- Câu 5 : Khi nói về lịch sử phát triển sinh giới qua các đại địa chất, kết luận nào sau đây đúng?
A Trái đất đã trải qua 3 lần băng hà.
B Hóa thạch sinh vật nhân sơ cổ nhất được tìm thấy ở đại Nguyên sinh.
C Động vật phát sinh ở kỉ Ocđôvic.
D Bò sát cổ tuyệt diệt ở đại Cổ sinh
- Câu 6 : Khi giao phấn giữa hai cây cùng loài, người ta thu được F1 có tỉ lệ như sau: 70% thân cao, quả tròn : 20% thân thấp, quả bầu dục : 5% thân cao, quả bầu dục : 5% thân thấp, quả tròn.Kiểu gen của P và tần số hoán vị gen là:
A \({{AB} \over {ab}} \times {{AB} \over {ab}}\), hoán vị gen xảy ra một bên với tần số 20%.
B \({{AB} \over {Ab}} \times {{ab} \over {ab}}\) , hoán vị gen xảy ra một bên với tần số 20%.
C \({{AB} \over {ab}} \times {{AB} \over {ab}}\) , hoán vị gen xảy ra hai bên với tần số 20%.
D \({{ab} \over {aB}} \times {{AB} \over {ab}}\), hoán vị gen xảy ra hai bên với tần số 20%.
- Câu 7 : Nếu kết quả của phép lai thuận và lai nghịch mà khác nhau thì kết luận nào dưới đây là đúng?
A Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính Y
B Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X
C Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể
D Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính hoặc trong ti thể.
- Câu 8 : Dung dịch có 80% Ađênin, còn lại là Uraxin. Với đủ các điều kiện để tạo thành các bộ ba ribônuclêôtit, thì trong dung dịch này có bộ ba mã hoá isoleucin (AUU, AUA) chiếm tỷ lệ:
A 51,2%
B 38,4%
C 24%
D 16%
- Câu 9 : Xét phép lai: AaBBDdeeGgHh × AaBbddEeGgHH. Biết quá trình phát sinh giao tử không xảy ra đột biến và không có đột biến gen xảy ra. Trong những KG sau của đời con, KG nào chiếm tỷ lệ lớn nhất?
A 1 dị hợp, 5 đồng hợp
B 2 dị hợp, 4 đồng hợp
C 3 dị hợp, 3 đồng hợp
D dị hợp, 2 đồng hợp
- Câu 10 : Ở ruồi giấm, tính trạng màu mắt và hình dạng cánh do 2 gen (A, a) và (B, b) nằm trên vùng không tương đồng cuả NST giới tính X qui định, quan hệ trội lặn hoàn toàn. Trong đó, A qui định mắt đỏ, a mắt trắng, B cánh nguyên, b cánh xẻ. Cho ruồi cái thuần chủng mang kiểu hình trội về 2 tính trạng giao phối với ruồi đực mang 2 tính trạng lặn thu F1. Cho đời con F1 tạp giao, F2 thu được 140 mắt đỏ cánh nguyên, 10 mắt trắng cánh nguyên, 10 mắt đỏ cánh xẻ, 18 mắt trắng cánh xẻ. Biết rằng có 1 số con mắt trắng cánh xẻ bị chết ở giao đoạn phôi ,không có đột biến xảy ra và quá trình phát sinh giao tử đực cái bình thường. Số lượng ruồi giấm bị chết là:
A 22
B 18
C 10
D 40
- Câu 11 : Việc đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận là vi khuẩn E-coli trong kỹ thuật chuyển gen nhằm mục đích:
A Làm tăng hoạt tính của gen được ghép
B Để ADN tái tổ hợp kết hợp với nhân của vi khuẩn
C Để gen được ghép tái bản nhanh nhờ tốc độ sinh sản mạnh của vi khuẩn E-coli
D Để kiểm tra hoạt động của ADN tái tổ hợp
- Câu 12 : Lai con bọ cánh cứng có cánh màu nâu với con đực có cánh màu xám người ta thu được F1 tất cả đều có màu cánh màu xám. Cho các con F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau, người ta thu được F2 với tỷ lệ phân li kiểu hình như sau: 70 con cái có cánh màu nâu, 74 con cái có cánh màu xám,. 145 con đực có cánh màu xám. Từ kết quả lai này, kết luận nào được rút ra sau đây là đúng?
A Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con đực, XY - con cái và gen quy định màu cánh nằm trên NST X, NST Y không có alen tương ứng.
B Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con cái; XY - con đực và gen quy định màu cánh nằm trên NST X, NST Y không có alen tương ứng.
C Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con đực, XY - con cái và gen quy định màu cánh nằm trên NST thường.
D Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con cái ; XY - con đực và gen quy định màu cánh nằm trên NST thường.
- Câu 13 : Từ một quần thể của một loài cây được tách ra thành hai quần thể riêng biệt. Hai quần thể này chỉ trở thành hai loài khác nhau trong trường hợp nào nêu dưới đây?
A Giữa chúng có sự khác biệt đáng kể về các đặc điểm hình thái.
B Giữa chúng có sự khác biệt đáng kể về thời gian ra hoa.
C Giữa chúng có sự sai khác về thành phần kiểu gen
D Giữa chúng có sự khác biệt về tần số alen
- Câu 14 : Cho các phát biểu sau:1. Sinh vật sản xuất chỉ gồm những loài có khả năng quang hợp tạo nên nguồn thức ăn nuôi mình và các loài sinh vật dị dưỡng.2. Bất kì sự gắn kết nào giữa các sinh vật với sinh cảnh đủ để tạo thành một chu trình sinh học hoàn chỉnh đều được xem là một hệ sinh thái.3. Sinh vật tiêu thụ gồm động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật.4. Hệ sinh thái là 1 hệ động lực đóng và tự điều chỉnh.5. Trong hệ sinh thái, quy luật bảo toàn năng lượng không đúng do năng lượng chỉ đi theo 1 chiều trong chuỗi hay lưới thức ăn và sự mất mát năng lượng là rất lớn ở mỗi bậc dinh dưỡng.Số phát biểu đúng là:
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 15 : Bệnh bạch tạng do gen lặn trên NST thường gây ra. Một cặp vợ chồng mới cưới dự định sinh con đi tư vấn bác sĩ về nguy cơ mắc bệnh của con mình. Biết rằng, người chồng và vợ đều có em bị bạch tạng và những người còn lại trong gia đình đều bình thường. Tính xác suất để cặp vợ chồng trên sinh 3 đứa con cùng giới liên tiếp trong 3 năm và chúng đều không mắc bệnh:
A 18,57%
B 17,55%
C 20,59%
D 12,01%
- Câu 16 : Nhằm củng cố những tính trạng mong muốn ở cây trồng, người ta thường sử dụng phương pháp
A lai khác dòng kép
B lai khác dòng đơn
C lai khác thứ
D tự thụ phấn
- Câu 17 : Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là:0,4225BB + 0,4550Bb + 0,1225bb = 1.Khi trong quần thể này, các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn hẳn so với các cá thể có kiểu gen đồng hợp thì:
A Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng bằng nhau.
B Alen lặn có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
C Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng không thay đổi.
D Alen trội có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
- Câu 18 : Cho các phát biểu sau:1. Trên 1 mạch pôlynuclêôtit, khoảng cách giữa 2 đơn phân liên tiếp là 0,34 nm.2. Khi so sánh các đơn phân của ADN và ARN, ngoại trừ timin và uraxin thì các đơn phân còn lại đều đôi một có cấu tạo giống nhau, ví dụ như đơn phân ađênin của ADN và ARN đều có cấu tạo như nhau.3. Thông tin di truyền được lưu trữ trong phân tử ADN dưới dạng số lượng, thành phần và trật tự các nuclêôtit. 4. Trong tế bào, rARN và tARN bền vững hơn mARN.5. Ở sinh vật nhân thực quá trình phiên mã còn được gọi là quá trình tổng hợp ARN, xảy ra lúc NST đang chuẩn bị dãn xoắn.6. Trong quá trình nhân đôi ADN, có 4 loại nuclêôtit tham gia vào việc tổng hợp mạch mới.7. Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực, mARN, rARN, tARN được tạo ra bởi 1 loại ARN polimeraza như nhau.8. ARN có tham gia cấu tạo 1 số bào quan. Số phát biểu sai:
A 6
B 5
C 4
D 3
- Câu 19 : Trong trường hợp mỗi gen quy đinh 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, không có hiện tượng hoán vị gen, cơ thể có kiểu gen tự thụ phấn đời con, số kiểu gen và kiểu hình là
A 27 kiểu gen; 8 kiểu hình
B 3 kiểu gen; 2 kiểu hình
C 3 kiểu gen; 3 kiểu hình
D 9 kiểu gen; 4 kiểu hình
- Câu 20 : Các sinh vật chuyển đời sống từ dưới nước lên cạn vào kỷ nào, đại nào?
A Kỷ Cambri, đại Cổ sinh
B Kỷ Tam điệp, đại Trung Sinh
C Kỷ Silua, đại Cổ sinh
D Kỷ Giura, đại Trung sinh
- Câu 21 : Emzim nào dưới đây cần phải tham gia đầu tiên vào quá trình tổng hợp ADN
A Ligaza
B ARN pôlimeraza
C Endonucleaza
D ADN poplimeraza
- Câu 22 : Trong nghiên cứu di truyền ở người, phương pháp giúp phát hiện ra nhiều bệnh tật phát sinh do đột biến số lượng nhiễm sắc thể nhất là
A nghiên cứu phả hệ.
B nghiên cứu di truyền tế bào.
C nghiên cứu di truyền phân tử.
D nghiên cứu trẻ đồng sinh.
- Câu 23 : Dựa vào hiện tượng prôtêin có cấu tạo, chức năng giống nhau nhưng lại biến tính ở các nhiệt độ khác nhau để phân biệt hai loài bằng cách trên, thuộc tiêu chuẩn nào:
A Di truyền
B Sinh lí
C Sinh hóa
D Sinh thái
- Câu 24 : Bằng chứng quan trọng nhất để chứng minh quan hệ họ hàng gần gũi giữa người và các loài thuộc bộ linh trưởng là:
A các loài đều dùng chung mã di truyền.
B mức độ giống nhau về ADN và prôtêin
C bằng chứng hình thái, giải phẫu sinh lý.
D bằng chứng về đặc điểm tay 5 ngón.
- Câu 25 : Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?I. Cạnh tranh giành nguồn sống, cạnh tranh giữa các con đực giành con cái (hoặc ngược lại) là hình thức phổ biến.II. Quan hệ cạnh tranh đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.III. Cạnh tranh gay gắt làm quan hệ giữa các cá thể trở nên đối kháng là nguyên nhân chủ yếu gây diễn thế sinh thái.IV. Hiện tượng tỉa thưa ở thực vật và di cư ở động vật làm giảm nhẹ sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài.
A 3
B 2
C 1
D 4
- Câu 26 : Bộ phận của tế bào thực vật có thành phần chính là xenlulôzơ là
A thành tế bào
B màng sinh chất
C màng nhân.
D lục lạp.
- Câu 27 : Khi đưa 1 chủng E.coli đột biến vào môi trường nuôi cấy có lactozo, người ta nhận thấy chủng vi khuẩn đó không tạo ra enzym phân giải lactozo, trong những dạng đột biến sau, những đột biến nào có thể gây ra hiện tượng trên:I – đột biến gen điều hòa.II – đột biến promoter.III – đột biến operator.IV – đột biến vùng mã hóa của operon Lac.Những đột biến nào xuất hiện có thể gây ra hiện tượng trên?
A II,III,IV
B II,IV
C I, III
D I ; II ;IV
- Câu 28 : Cho biết bộ ba 5’GXU,3’ quy định tổng hợp axit amin Ala , bộ ba 5’AXU3’ quy định tổng hợp axit amin Thr. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa gen làm cho alen A trở thành alen a làm cho 1 axit amin Ala được thay thế bằng 1 axit amin Thr nhưng chuỗi pôlipeptit do hai alen A và a vẫn có chiều dài bằng nhau. Theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?I. Alen a có thể có số liên kết hiđrô lớn hơn alen A.II. Đột biến này có thể là dạng thay thế cặp A-T bằng cặp G-XIII. Nếu alen A có 150 nuclêôtit loại A thì alen a sẽ có 151 nuclêôtit loại A.IV. Nếu gen A phiên mã một lần thì cần môi trường cung cấp 200 nucleotit loại X thì alen a phiên mã cần cung cấp 400 nucleotit loại X
A 3
B 4
C 2
D 1
- Câu 29 : Sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền nhóm máu: A, B, AB, O và một loại bệnh ở người. Biết rằng gen quy định nhóm máu gồm 3 alen IA ; IB; IO trong đó alen IA quy định nhóm máu A; alen IB quy định nhóm máu B đều trội hoàn toàn so với alen IO quy định nhóm máu O và bệnh trong phả hệ là do 1 trong 2 alen của một gen quy định trong đó có alen trội là trội hoàn toàn.Giả sử các cặp gen quy định nhóm máu và các cặp gen quy định bệnh phân li độc lập và không có đột biến xảy ra. Trong các kết luận sau có bao nhiêu kết luân không đúng?1. Có 6 người trong phả hệ này xác định chính xác được kiểu gen2. xác suất cặp cợ chồng 7, 8 sinh con gái đầu lòng không mang gen bệnh là 1/183. Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen dị hợp tử.4. Nếu người số 6 kết hôn với người số 9 thì có thể sinh ra người con mang nhóm máu AB
A 1
B 3
C 4
D 2
- Câu 30 : Ở người, alen A nằm trên NST quy định da bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định da bị bạch tạng. Một quần thể người đang cân bằng về di truyền có tỉ lệ người mang gen quy định da bạch tạng chiếm 84%. Xác xuất để 1 cặp vợ chồng bình thường kết hôn và sinh ra một người con mang gen quy định bệnh bạch tạng là:
A 25/64.
B 39/64
C 9/64
D 30/64.
- Câu 31 : Ở cừu, gen A nằm trên NST thường qui định có sừng, a qui định không sừng, kiểu gen Aa biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Cho lai cừu đực có sừng với cừu cái không sừng đều mang kiểu gen dị hợp tử, thu được F1. Do tác động của các nhân tố tiến hóa nên tỉ lệ giới tính giữa con cái và con đực ở F1 không bằng nhau. Người ta thống kê được tỉ lệ cừu có sừng ở F1 là 9/16 . Biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ giới tính ở F1 là
A 5 ♂ : 3 ♀.
B 5 ♀ : 3 ♂.
C 3 ♂ : 1 ♀.
D 3 ♀ : 1 ♂.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen