Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
- Câu 1 : Sự phân mùa của khí hậu là do:
A Ảnh hưởng của Tín phong nửa cầu Bắc (Tm) và khối khi Xích Đạo (Em)
B Ảnh hưởng của các khối không khí hoạt động theo mùa khác nhau về hướng và tính chất
C Ảnh hưởng của khối không khí lạnh (NPc) và khối không khí Xích đạo (Em)
D Ảnh hưởng của khối không khí từ vùng vịnh Bengan(TBg) và Tín phong nửa cầu Bắc (Tm)
- Câu 2 : Tính chất của gió mùa Đông Bắc vào nửa đầu mùa đông ở nước ta là
A lạnh khô.
B ẩm ướt.
C lạnh ẩm.
D khô nóng.
- Câu 3 : Nguyên nhân gây mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên là do hoạt động của
A gió mùa Đông Bắc.
B gió mùa Tây Nam.
C Tín phong bán cầu Bắc.
D gió mùa Đông Nam.
- Câu 4 : Nhận định nào sau đây không đúng về tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta?
A Nhiệt độ trung bình năm cao.
B Tổng bức xạ lớn.
C Tổng số giờ nắng thấp.
D Cân bằng bức xạ dương.
- Câu 5 : Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng
A khí hậu ôn đới gió mùa.
B khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.
C khí hậu nhiệt đới ẩm.
D khí hậu nhiệt đới khô
- Câu 6 : Yếu tố tự nhiên nào quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa?
A Khí hậu.
B Vị trí địa lí.
C Địa hình.
D Biển Đông.
- Câu 7 : Ở những vùng thềm phù sa cổ, biểu hiện quá trình xâm thực là
A các dạng địa hình Caxto; hang động, suối cạn, thung khô
B hình thành các núi già
C hình thành các đồi núi thấp đan xen thung lũng rộng
D hiện tượng đất trượt đất lở
- Câu 8 : Nước ta có vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu bắc nên:
A thảm thực vật 4 mùa xanh tốt
B có nhiều tài nguyên khoáng sản
C có nền nhiệt cao
D có tài nguyên sinh vật phong phú
- Câu 9 : Mùa bão ở nước ta
A chậm dần từ Bắc vào Nam
B chậm dần từ Nam ra Bắc
C bắt đầu ở miền Trung rồi lan ra 2 miền Nam, Bắc
D xảy ra đồng đều ở tất cả các miền
- Câu 10 : Vào mùa đông, gió mùa Đông Bắc ở miền Bắc nước ta xen kẽ với
A tín phong bán cầu Nam
B gió phơn Tây Nam
C gió mùa Tây Nam
D tín phong bán cầu Bắc
- Câu 11 : Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 10, hãy cho biết lưu lượng nước trung bình của sông Mê Công (trạm Mỹ Thuận) lớn nhất vào tháng nào trong năm
A tháng VII
B Tháng VI
C tháng VIII
D tháng X
- Câu 12 : Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm Việt Nam là
A Rừng thưa khô nhiệt đới
B Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh
C Rừng gió mùa nửa rụng lá
D Rừng gió mùa thường xanh
- Câu 13 : Câu ca dao “Trường Sơn Đông nắng Tây mưa” mô tả khí hậu ở dãy trường Sơn vào thời điểm nào trong các mốc dưới đây?
A Các tháng III, IV,V
B Các tháng IX, X, XI
C Các tháng XII, I, II
D Các tháng V, VI, VII
- Câu 14 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với hoạt động của gió mùa Đông Bắc ở nước ta:
A tạo nên mùa đông có đến 2, 3 tháng lạnh ở miền Bắc
B chỉ hoạt động ở miền Bắc
C Thổi liên tục suốt mùa đông
D hầu như kết thúc bởi bức chắn dãy Bạch Mã
- Câu 15 : Quá trình hóa học tham gia vào việc làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại được biểu hiện ở:
A Tạo thành địa hình Cácxtơ.
B Đất trượt, đá lở ở sườn dốc
C Hiện tượng bào mòn, rửa trôi đất.
D Hiện tượng xâm thực
- Câu 16 : Đặc trưng nổi bật của thời tiết miền Bắc vào đầu đông là
A lạnh, trời mưa, âm u, nhiều mây
B lạnh, khô, trời quang mây
C lạnh, ẩm
D nóng, khô
- Câu 17 : Các bãi triều rộng ven biển nước ta được thành tạo chủ yếu bởi quá trình
A xâm thực
B mài mòn
C bồi tụ
D phong hóa
- Câu 18 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 10, hãy cho biết theo hướng từ Bắc vào Nam, các con sông nào sau đây?
A Sông Hồng, sông Mã, sông Gianh, sông Tiền, sông Hậu, sông Ba
B Sông Hồng, sông Ba, sông Mã, sông Gianh, sông Tiền, sông Hậu
C Sông Hồng, sông Gianh, sông Mã, sông Ba, sông Hậu, sông Tiền
D Sông Hồng, sông Cả, sông Gianh, sông Ba, sông Tiền, sông Hậu.
- Câu 19 : Nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho gió mùa đông có thể lấn sâu vào miền Bắc nước ta là
A do miền Bắc nước ta có hướng nghiêng địa hình tây bắc – đông nam
B do miền Bắc nước ta có vị trí nằm trong khu vực nội chí tuyến
C do miền Bắc nước ta có vị trí nằm gần trung tâm của gió mùa mùa đông
D do miền Bắc nước ta có các cánh cung núi đón gió ở vùng Đông Bắc
- Câu 20 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết diện tích lưu vực hệ thống sông nào của nước ta lớn nhất?
A Sông Mê Công (Việt Nam).
B Sông Hồng
C Các sông khác.
D Sông Đồng Nai.
- Câu 21 : Trong 4 địa điểm sau, nơi có mưa nhiều nhất là
A Thanh Hóa
B Hà Nội
C Nha Trang
D Huế
- Câu 22 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết cửa sông Ba (Đà Rằng) ở nước ta thuộc tỉnh nào?
A Thanh Hóa.
B Khánh Hòa.
C Phú Yên.
D uảng Nam.
- Câu 23 : “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy” ( Mưa Xuân, Nguyễn Bính)Thời tiết “mưa xuân” được nhắc đế trong câu thơ trên diễn ra ở................, vào thời kì................., do ảnh hưởng.............
A Miền Bắc, nửa cuối mùa đông, gió mùa mùa đông đi lệch hướng ra biển.
B Miền Bắc, nửa đầu mùa đông, gió Tín phong.
C Ven biển và các đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung Bộ, nửa cuối mùa đông, gió mùa mùa đông đi lệch hướng ra biển.
D Cả nước, nửa cuối mùa đông, gió mùa mùa đông.
- Câu 24 : Nhận định nào không đúng với đặc điểm khí hậu miền Bắc nước ta
A toàn bộ miền có số tháng lạnh kéo dài 3 tháng
B thời kì bắt đầu mùa bão có xu hướng chậm dần về phía Nam
C về phía Nam số tháng lạnh giảm còn 1 đến 2 tháng, ở Huế chỉ còn thời tiết lạnh
D tính bất ổn cao trong diễn biến thời tiết, khí hậu
- Câu 25 : Cho bảng số liệu:NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM(Đơn vị:oC)
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12 Cơ bản, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A Nhiệt độ trung bình tháng VII giảm dần từ Bắc vào Nam.
B Nhiệt độ trung bình tháng I tăng dần từ Bắc vào Nam.
C Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam.
D Biên độ nhiệt năm giảm dần từ Bắc vàoNam
- Câu 26 : Cho bảng số liệu:
Biên độ nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lần lượt là:
A 12,50C và 3,20C
B 3,20C và 12,50C
C 13,70C và 9,40C
D 9,40C và 13,30C
- Câu 27 : Cho bảng số liệu:Lượng mưa và lưu lượng nước sông Hồng tại trạm Sơn Tây (Hà Nội).
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A Tổng lưu lượng nước sông Hồng nhỏ.
B Sự phân hóa chế độ nước sông Hồng khá sâu sắc.
C Chế độ nước sông Hồng thất thường, mùa lũ lệch dần về thu đông.
D Sự phân mùa của chế độ nước không phụ thuộc vào sự phân mùa của chế độ mưa
- Câu 28 : Chế độ lũ sông ngòi ở Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm
A lên chậm, rút chậm.
B lên nhanh, rút nhanh.
C lên chậm, rút nhanh.
D lên nhanh, rút chậm
- Câu 29 : Cho bảng số liệu: LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết cân bằng ẩm ở Huế là bao nhiêu?
A 687 (mm).
B 1868 (mm).
C 188 (mm).
D 245 (mm).
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)