- Ôn tập sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Câu 1 : Chu kì kinh nguyệt ở người diễn ra trung bình bao nhiêu ngày ?
A 28 ngày.
B 26 ngày.
C 30 ngày.
D 32 ngày.
- Câu 2 : Sự sinh trưởng của động vật có đặc điểm
A diễn ra với tốc độ đều đặn trong suốt quá trình sống và đặc trưng cho loài.
B diễn ra với tốc độ không đều, lúc nhanh lúc chậm,
C chỉ phụ thuộc vào tính di truyền.
D đồng đều ở tất cả các cơ quan.
- Câu 3 : Nhóm động vật nào sau đây có con non khác cơ thể trưởng thành nhiều nhất?
A châu chấu, tôm, cua, bọ ngựa.
B ngỗng, rùa, ngựa vằn, chuột,
C cánh cam, tằm dâu, muỗi, ong.
D ếch, cóc, rắn, trăn.
- Câu 4 : Sinh trưởng phát triển có biến thái không hoàn toàn sai khác cơ bản với kiểu sinh trưởng phát triển không qua biến thái là
A có giai đoạn con non dài hơn giai đoạn trưởng thành.
B có hinh thái cấu tạo của con non khác với con trường thành,
C Chịu ảnh hưởng rõ rệt của hoocmon.
D trải qua nhiều lần lột xác mới trở thành cơ thể trưởng thành.
- Câu 5 : Điều nào sau đây không phải là đặc điểm chung của côn trùng biến thái hoàn toàn và côn trùng biến thái không hoàn toàn?
A đều trải qua nhiều lần lột xác.
B đều chịu ảnh hưởng của 2 loại hoocmôn ecđixơn và juvenin.
C đều có giai đoạn con non dài nhất trong chu kì sống.
D mỗi giai đoạn phát triển chúng sử dụng một loại thức ăn khác nhau.
- Câu 6 : Ở động vật biển thái hoàn toàn, hoocmon juvenin
A hoạt động trong suốt giai đoạn phôi.
B hoạt động trong giai đoạn hậu phôi,
C chỉ hoạt động trong giai đoạn ấu trùng.
D chỉ hoạt động ở giai đoạn trường thành.
- Câu 7 : Quả trình lột xác ở tôm có ỷ nghĩa giống như
A sự lột xác của châu chấu.
B sự biến đổi từ nhộng thành bướm ở tằm dâu.
C sự lột xác của rắn.
D sự thay lông ở nhiều loài thú.
- Câu 8 : Nếu hormone juvenin tiết ra quá nhiều thì sinh trưởng phát triển của ong sẽ
A kéo dài giai đoạn ấu trùng.
B rút ngắn giai đoạn ấu trùng và nhanh chóng chuyển sang giai đoạn nhộng,
C không thể biến đổi nhộng thành ong.
D rút ngắn giai đoạn nhộng.
- Câu 9 : Các hoocmon ảnh hưởng chủ yếu lên sự sinh trưởng của động vật có xương sống là
A tiroxin và GH.
B GH và ơstrogen.
C tiroxin và testosteron.
D testosteron và ơstrogen.
- Câu 10 : Môt số vật nuôi sau khi cắt bỏ tinh hoàn thì có sự lớn nhanh và hiền lành hơn, điều này chứng tỏ
A hoocmon do tinh hoàn tiết ra không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng.
B hoạt động sinh dục tiêu tốn khá nhiều năng luợng ở vật nuôi.
C hoocmon do tinh hoàn tiết ra kìm hãm sự sinh trưởng của cơ thể.
D tinh hoàn không có vai trò quan trọng đối với vật nuôi.
- Câu 11 : Ở người trưởng thành nếu GH được tiết quả nhiều sẽ
A làm cho xương dài ra và gây bệnh khổng lồ.
B gây ra bệnh to đầu xương chi.
C làm tăng sinh tế bào gây khối u.
D làm rối loạn chức năng các tuyến nội tiết khác.
- Câu 12 : Nhận xét về sinh trưởng phát triển của động vật, điều không đúng là
A ve sầu có biến thái hoàn toàn.
B cua có biến thái không hoàn toàn,
C chuột không có biến thái.
D kì nhông không có biến thái.
- Câu 13 : Ở trẻ em, nếu GH tiết ra không đủ có thể gây lùn vì
A quá trình tổng hợp prôtêin bị ức chế.
B quá trình phân bào bị ức chế.
C giảm tạo xương.
D kìm hãm hoạt động của các tuyến nội tiết khác,
- Câu 14 : Cần phải bổ sung các nguyên tố nào đối với người bị thiếu máu ?
A Canxi và sắt
B Canxi và phospho
C Nito và kali
D Coban và sắt
- Câu 15 : Những con thỏ cái quá mập đôi khi không có khả năng sinh sản. điều giải thích hợp lý nhất là
A Chúng ăn quá nhiều gây rối loạn chuyển hóa
B Thức ăn thừa đạm
C Rối loạn tiết hormone sinh dục
D Tiết quá nhiều hormone sinh trưởng
- Câu 16 : Để nuôi gà trống thịt người ta thường “thiến” (cắt bỏ tinh hoàn) chúng ở giai đoạn còn non nhằm mục đích
A Ngăn chúng không đi theo con mái nhà hàng xóm
B Không cho chúng đạp mái để gà mái đẻ nhiều trứng hơn
C Giảm tiêu tốn thức ăn cho chúng
D Làm cho chúng lớn nhanh và mập lên
- Câu 17 : Nhau thai sản sinh ra hormone:
A Prôgestêron.
B FSH
C HCG
D LH
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 1 Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 2 Vận chuyển các chất trong cây
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 41 Sinh sản vô tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 42 Sinh sản hữu tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 43 Thực hành Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 45 Sinh sản hữu tính ở động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 46 Cơ chế điều hòa sinh sản
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 47 Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 48 Ôn tập chương II, III, IV
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 3 Thoát hơi nước