Đề thi HK1 môn Hóa lớp 8 trường Liên cấp THCS, Tiể...
- Câu 1 : Định luật (định lý) nào sau đây được ứng dụng nhiều trong bộ môn hoá học lớp 8:
A Định luật bảo toàn năng lượng.
B Định lý Pytago.
C Định luật bảo toàn động lượng.
D Định luật bảo toàn khối lượng.
- Câu 2 : Kí hiệu hoá học của sắt là:
A Al.
B Ba.
C Ca.
D Fe.
- Câu 3 : Hợp chất được cấu tạo từ nitơ (N) hoá trị II và oxi (O) hoá trị II là:
A N2O.
B NO.
C NO2.
D N2O5.
- Câu 4 : Tổng hệ số tối giản của phương trình: Al + Cl2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) AlCl3 là:
A 5.
B 6.
C 7.
D 8.
- Câu 5 : Phân tử khối của CaCO3 là:
A 100.
B 166.
C 1606.
D 222.
- Câu 6 : Cho 5,6 gam Fe phản ứng với 0,15 mol HCl theo phương trình: Fe + HCl → FeCl2 + H2. Kết luận nào sau đây là chính xác:
A Fe là chất hết.
B HCl là chất hết.
C Cả 2 chất cùng hết.
D Cả 2 chất cùng dư.
- Câu 7 : Khối lượng của 0,1 mol nhôm (Al) là:
A 2,7 gam.
B 5,4 gam.
C 27 gam.
D 54 gam.
- Câu 8 : Số nguyên tử ứng với 0,5 mol Al là:
A 6.1023 nguyên tử.
B 3.1023 nguyên tử.
C 6.1022 nguyên tử.
D 3.1022 nguyên tử.
- Câu 9 : Trong tự nhiên, sắt chủ yếu tồn tại dưới dạng hợp chất và nằm trong 4 loại quặng chính: hematit (Fe2O3), manhetit (Fe3O4), xiderit (FeCO3) và pirit (FeS2). Quặng chứa hàm lượng sắt cao nhất là:
A Hematit.
B Manhetit.
C Xiderit.
D Pirit.
- Câu 10 : Đốt cháy hoàn toàn 13,4 gam hỗn hợp X gồm: Fe, Al và Cu trong 2,24 lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là: (biết oxi phản ứng hết)
A 16,6 gam.
B 13,4 gam.
C 22,2 gam.
D 14,8 gam.
- Câu 11 : Cân bằng các phương trình phản ứng hoá học sau:a. Cu + O2 \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \) CuO. b. Zn + HCl → ZnCl2 + H2.c. MgCl2 + NaOH → Mg(OH)2 + NaCl. d. Fe2O3 + HCl → FeCl3 + H2O.
- Câu 12 : Hoàn thành bảng sau:
- Câu 13 : Khí X được gọi là “khí nhà kính” bởi khí X là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính. Khí X được cấu tạo từ 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là cacbon (C). Biết rằng cacbon (C) chiếm 27,27% về khối lượng. Và khí X có tỉ khối hơi so với hidro (H2) là 22. Xác định công thức hoá học của khí X.
- Câu 14 : Hoà tan hoàn toàn 5,6 gam Fe trong dung dịch HCl, sau phản ứng thu được FeCl2 và khí H2.a. Tính khối lượng FeCl2 thu được sau phản ứng.b. Tính số mol HCl đã tham gia phản ứng.
A a. 12,7 g; b. 0,3 mol.
B a. 12,7 gam; b. 0,2 mol.
C a. 12,6 gam; b. 0,3 mol.
D a. 12,6 gam; b. 0,2 mol.
- Câu 15 : Phân huỷ C4H10 ở điều kiện thích hợp, sau một thời gian thu được hỗn hợp T gồm 5 chất: CH4, C3H6, C2H4, C2H6 và C4H10 dư. Biết tỉ khối của hỗn hợp T so với hidro là 16,11. Xác định hiệu suất phản ứng. Biết rằng phản ứng phân hủy C4H10 xảy ra theo 2 phương trình sau:C4H10 →CH4 + C3H6C4H10 → C2H6 + C2H4
- Câu 16 : Tính chất nào của chất trong số các tính chất sau đây có thể biết được bằng cách quan sát trực tiếp mà không cần dụng cụ đo hay làm thí nghiệm:
A Màu sắc.
B Tính tan trong nước.
C Khối lượng riêng.
D Dẫn nhiệt, dẫn điện.
- Câu 17 : Hỗn hợp có thể tách riêng các chất thành phần phương pháp lọc là:
A Đường và muối.
B Bột than và bột sắt.
C Cát và muối.
D Giấm và rượu.
- Câu 18 : Nguyên tử Cacbon có điện tích hạt nhân là 6+. Số electron lớp ngoài cùng của Cacbon là:
A 6.
B 4.
C 2.
D 1.
- Câu 19 : Cho các nguyên tố hóa học sau: Hiđro (H); Natri (Na); Cacbon (C); Clo (Cl); Magie (Mg); Sắt (Fe); Nhôm (Al). Số nguyên tố kim loại là:
A 1.
B 2.
C 3.
D 4.
- Câu 20 : Hai phân tử nitơ được viết dưới dạng kí hiệu là:
A 2N.
B 4N.
C 2N2.
D N4.
- Câu 21 : Phân tử khối của H2SO4 là:
A 49 đvC.
B 50 đvC.
C 96 đvC.
D 98 đvC.
- Câu 22 : Xét các quá trình sau:(1) Sữa để lâu bị chua.(2) Cồn y tế để trong lọ không đậy nắp bị bay hơi.(3) Enzim amilaza trong nước bọt biến đổi một phần tinh bột (đã chín) trong thức ăn thành đường mantozơ.(4) Khi nhiệt độ nóng dần lên, băng ở hai cực tan ra.(5) Ma trơi là hiện tượng photpho bốc cháy trong không khí tạo ra ngọn lửa màu xanh.(6) Đun nóng iot rắn (màu đen) chuyển thành hơi iot (màu tím).Hiện tượng hóa học là:
A (3), (5), (6).
B (1), (3), (5).
C (2), (4), (6).
D (1), (2), (5).
- Câu 23 : Thể tích của 0,4 mol khí NH3 (đktc) là:
A 8,96 (l).
B 6,72 (l).
C 4,48 (l).
D 2,24 (l).
- Câu 24 : Cho 13,2g hỗn hợp gồm magie, sắt và kẽm cháy trong khí oxi, thu được 18g hỗn hợp chất rắn. Khối lượng oxi tham gia phản ứng là:
A 3,2g.
B 4,8g.
C 9,6g.
D 12,8g.
- Câu 25 : Trong số 4 loại phân đạm: Ure (NH2)2CO, Amoni sunfat (NH4)2SO4; Canxi nitrat Ca(NO3)2; Amoni nitrat NH4NO3. Loại phân đạm có hàm lượng nguyên tố Nitơ nhiều nhất là:
A Ure.
B Amoni sunfat.
C Canxi nitrat.
D Amoni nitrat.
- Câu 26 : Khí nào có thể thu được bằng cách đặt ngược bình (hình vẽ):
A Khí cacbonic (CO2).
B Khí oxi (O2).
C Khí clo (Cl2).
D Khí hiđro (H2).
- Câu 27 : Lập công thức hóa học của các hợp chất sau:a. H (I) và CO3 (II). b. S (VI) và O (II).c. Ca (II) và NO3 (I). d. Al (III) và SO4 (II).
A a) H2CO3 ; b) SO3 ; c) Ca(NO3)2 ; d) Al3(SO4)2
B a) H2CO3; b) SO3; c) Ca(NO3)2 ; d) Al2(SO4)3
C a) H2CO3 ; b) SO3 ; c) CaNO3 ; d) Al3(SO4)2
D a) H2CO3 ; b) SO2 ; c) Ca(NO3)2 ; d) Al3(SO4)2
- Câu 28 : Lập phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng sau và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng.a. Fe + Cl2 → FeCl3 b. Mg + HCl → MgCl2 + H2c. NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O d. Cu + H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + H2O
A a. 2 Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 (Tỉ lệ 2:3:2)
b. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 (Tỉ lệ 1:2:1:1)
c. 2 NaOH + H2SO4→Na2SO4 + 2H2O (Tỉ lệ 2:1:1:2)
d. Cu + 2H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + 2H2O (Tỉ lệ 1:2)
B a. Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 (Tỉ lệ 21:3:2)
b. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 (Tỉ lệ 1:2:1:1)
c. 2 NaOH + H2SO4→Na2SO4 + 2H2O (Tỉ lệ 2:1:1:2)
d. Cu + 2H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + 2H2O (Tỉ lệ 1:2)
C a. 2 Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 (Tỉ lệ 2:3:2)
b. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 (Tỉ lệ 1:2:1:1)
c. NaOH + H2SO4→Na2SO4 + H2O (Tỉ lệ 1:1:1:1)
d. Cu + 2H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + 2H2O (Tỉ lệ 1:2:1:1:1)
D a. 2 Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 (Tỉ lệ 2:3:2)
b. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 (Tỉ lệ 1:2:1:1)
c. 2 NaOH + H2SO4→Na2SO4 + 2H2O (Tỉ lệ 2:1:1:2)
d. Cu + 2H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + H2O (Tỉ lệ 1:2)
- Câu 29 : Khí X được gọi là “khí nhà kính” bởi khí X là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Phân tử khí X gồm hai nguyên tố cacbon (C) và oxi (O). Biết rằng cacbon chiếm 27,27% về khối lượng. Xác định công thức hoá học của khí X.
A CO
B CO3
C CO2
D C2O3
- Câu 30 : Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam sắt (Fe) trong axit clohiđric (HCl) thu được muối sắt clorua (FeCl2) và khí hiđro (H2).a. Viết phương trình hóa học xảy ra.b. Tính thể tích khí hiđro (H2) thu được ở điều kiện tiêu chuẩn.c. Tính khối lượng axit clohiđric (HCl) đã tham gia phản ứng.
A a) Fe + HCl →FeCl2 + H2↑ ; b) VH2(ĐKTC) = 4,48 (l) ; c) mHCl = 7,3 (g)
B a) Fe + 2HCl →FeCl2 + H2↑ ; b) VH2(ĐKTC) = 2,24 (l) ; c) mHCl = 14,6 (g)
C a) Fe + HCl →FeCl2 + H2↑ ; b) VH2(ĐKTC) = 4,48 (l) ; c) mHCl = 14,6 (g)
D a) Fe + 2HCl →FeCl2 + H2↑ ; b) VH2(ĐKTC) = 4,48 (l) ; c) mHCl = 14,6 (g)
- Câu 31 : Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A (Mg, Zn) trong bình đựng 2,688 (lít) khí oxi (O2) ở điều kiện tiêu chuẩn, thu được hỗn hợp chất rắn B (MgO, ZnO). Cho toàn bộ B tác dụng vừa đủ với m (g) axit clohiđric (HCl) thu được hỗn hợp D (MgCl2, ZnCl2) và nước. Tính giá trị của m.
A m = 17,52 g
B m = 8,76 (g)
C m = 36,5 g
D m = 7,1 g
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 40 Dung dịch
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 41 Độ tan của một chất trong nước
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 42 Nồng độ dung dịch
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 43 Pha chế dung dịch
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 44 Bài luyện tập 8
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 9 Công thức hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 11 Bài luyện tập 2
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 2 Chất
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 4 Nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 5 Nguyên tố hóa học