Đề thi HK 2 môn Sinh lớp 12 trường THPT Trung Giã...
- Câu 1 : Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng?
A Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật.
B Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.
C Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật.
D Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, trừ nhân tố con người.
- Câu 2 : Trong diễn thế thứ sinh trên đất canh tác đã bỏ hoang để trở thành rừng thứ sinh, sự phát triển của các thảm thực vật trải qua các giai đoạn:(1) Quần xã cực đỉnh (2) Quần xã cây gỗ lá rộng. (3) Quần xã cây thân thảo. (4) Quần xã cây bụi. (5) Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm.Trình tự đúng của các giai đoạn là
A (5) → (2) → (3) → (4) → (1).
B (5) → (3) → (2) → (4) → (1).
C (5) → (3) → (4) → (2) → (1).
D (1) → (2) → (3) → (4) → (5).
- Câu 3 : Cho các tập hợp sinh vật sau:1- Cá trăm cỏ trong ao; 2- Cá rô phi đơn tinh trong hồ; 3- Bèo trên mặt ao; 4- Sen trong đầm; 5- Các cây ven hồ; 6- Voi ở khu bảo tồn Yokdôn; 7- Ốc bươu vàng ở ruộng lúa; 8- Chuột trong vườn; 9- Sim trên đổi. Có bao nhiêu tập hợp trên không thuộc quần thể sinh vật?
A 4
B 8
C 6
D 5
- Câu 4 : Sinh vật rộng nhiệt là loài sống:
A Sống ở rừng lá rộng rụng lá theo mùa thuộc vĩ độ trung bình.
B ở đáy đại dương.
C ở đỉnh núi thật cao.
D Trong suối nước nóng.
- Câu 5 : Hậu quả của việc gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển là:
A làm cho Trái đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai
B kích thích quá trình quang hợp của sinh vật sản xuất
C tăng cường chu trình cacbon trong hệ sinh thái
D làm cho bức xạ nhiệt trên Trái đất dễ dàng thoát ra ngoài vũ trụ
- Câu 6 : Hiện tượng nào sau đây thể hiện sự tăng trưởng của quần thể theo tiềm năng sinh học?
A Một quần thể thỏ trong rừng với rất nhiều con sói đang bị đói
B Một quần thể động vật nguyên sinh sống trong một bình nuôi kín
C Một quần thể ruồi giấm vừa mới nhập cư đến một đảo ở đại dương chỉ có thực vật cư trú
D Một quần thể nai trong rừng với một số ít thực vật có thể ăn được
- Câu 7 : Theo dõi đồ thị về giới hạnh chịu nhiệt của cá chép và cá rô phi ở Việt Nam, người ta thấy: Cá chép có các nhiệt độ tương ứng là: 2oC; 28oC; 44oCá rô phi có các nhiệt độ tương ứng là: 5,6oC; 30oC; 42oNhận định nào sau đây là đúng nhất?
A Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn
B Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn
C Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn cá chép vì có điểm cực thuận cao hơn
D Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn.
- Câu 8 : Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình năng lượng bị thất thoát tới 90%. Phần lớn năng lượng thất thoát bị tiêu hao:
A qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể….)
B qua chất thải (ở động vật qua phân và nước tiểu)
C do các bộ phận rơi rụng (rụng lá, lông, lột xác ở động vật)
D do hoạt động của nhóm sinh vật phân giải
- Câu 9 : Quần xã sinh vật là :
A tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.
B một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
C tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau
D tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau
- Câu 10 : Khi đánh bắt cá mà thu được nhiều con già thì nên:
A dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt.
B tăng cường đánh bắt vì quần thể đang khai thác chưa hết tiềm năng.
C hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái.
D tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái ổn định.
- Câu 11 : Ao, hồ trong tự nhiên được gọi đúng là:
A hệ sinh thái nước đứng
B hệ sinh thái nước chảy
C hệ sinh thái tự nhiên
D hệ sinh thái nước ngọt
- Câu 12 : Một quần thể như thế nào là quần thể đang không sinh trưởng nhanh?
A Quần thể gần đạt sức chứa tối đa.
B Quần thể có nhiều cá thể ở tuổi sau sinh sản hơn cá thể ở tuổi trước sinh sản.
C Trong quần thể có kiểu phân bố tập trung.
D Trong quần thể có nhiều cá thể ở tuổi trước sinh sản hơn cá thể ở tuổi đang sinh sản.
- Câu 13 : Xét các yếu tố sau đây:I: Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.II: Mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể vào hoặc ra khỏi quần thể.III: Tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường.IV: Sự tăng giảm lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể.Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể là:
A I, II và III.
B I, II và IV.
C I, II, III và IV
D I và II.
- Câu 14 : Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể sinh vật?
A Tỉ lệ nhóm tuổi
B Tỉ lệ giới tính
C Mật độ cá thể
D Độ đa dạng về loài
- Câu 15 : Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để bảo vệ nguồn nước trên Trái đất:
A bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng
B bảo vệ nguồn nước sạch, chống ô nhiễm
C sử dụng tiết kiệm nguồn nước
D cải tạo các vùng hoang mạc khô hạn
- Câu 16 : Con mối mới nở "liếm" hậu môn đồng loại để tự cấy trùng roi Trichomonas. Trùng roi có enzim phân giải được xelulôzơ ở gỗ mà mối ăn. Quan hệ giữa mối và trùng roi là:
A hợp tác
B cộng sinh
C hội sinh
D kí sinh
- Câu 17 : Cho các nhóm sinh vật sau, mỗi nhóm sống trong một sinh cảnh nhất định:(a) Cá sống trong hồ nước ngọt.(b) Sáo mỏ vàng sống trên đồng cỏ.(c) Chim sống trong rừng Cúc Phương.(d) Cá rô phi Việt Nam sống trong ao nước ngọt.(e) Động vật ăn cỏ sống trong rừng nhiệt đới.Có bao nhiêu nhóm sinh vật không phải là quần xã?
A 3
B 2
C 4
D 1
- Câu 18 : Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, xét các kết luận sau đây:(1) Mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi là động lực thúc đẩy quần thể con mồi tiến hóa nhưng không thúc đẩy sự tiến hóa của quần thể vật ăn thịt.(2) Những loài sử dụng nguồn thức ăn giống nhau và cùng chung sống trong một sinh cảnh sẽ xảy ra sự cạnh tranh khác loài.(3) Ở mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ, vật kí sinh thường chỉ làm suy yếu vật chủ chứ không tiêu diệt vật chủ.(4) Quan hệ cạnh tranh khác loài là một trong những động lực thúc đẩy quá trình tiến hóCó bao nhiêu kết luận đúng?
A 2
B 1
C 4
D 3
- Câu 19 : Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau: (1) Xuất hiện ở môi trường trống trơn (chưa có quần xã sinh vật từng sống).(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.(3) Song song với quá trình biến đổi của quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.(4) Kết quả cuối cùng sẽ hình thành một quần xã đỉnh cực.(5) Song song với quá trình diễn thế, có sự biến đổi về cấu trúc của quần xã sinh vật.(6) Quá trình diễn thế có thể do tác động của nhân tố bên ngoài quần xã hoặc do tác động của quần xã.Trong các thông tin trên, có bao nhiêu thông tin đúng khi nói về diễn thế thứ sinh?
A 3
B 4
C 5
D 2
- Câu 20 : Một trong những loài sau đây loài nào là sinh vật sản xuất:
A Nấm rơm.
B Rêu bám trên cây
C Mốc tương.
D Dây tơ hồng.
- Câu 21 : Với các dữ kiện: 4 loài thuỷ sinh vật, sống ở năm địa điểm khác nhau: loài A sống trong nước ngọt, loài B ở cửa sông, loài C ở biển gần bờ, loài D sống ở xa bờ trên lớp nước mặt. Loài nào rộng muối nhất
A loài A
B loài D
C loài C
D loài B
- Câu 22 : Dựa vào kích thước cơ thể, hãy cho biết trên thảo nguyên quần thể nào có kích thước lớn nhất:
A Sơn dương.
B Chuột hốc thảo nguyên.
C Thỏ lông xám.
D Sư tử.
- Câu 23 : Sau khi phá rừng trồng lúa bà con nông dân có thể trồng 1, 2 vụ mà không cần phải bón phân. Tuy nhiên, nếu sau đó không bón phân thì năng suất giảm đáng kể. Giải thích nào dưới đây đúng?
A Các chất dinh dưỡng đã bốc hơi cùng với nước nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng
B Vì trồng lúa nước nên các chất dinh dưỡng từ đất đã bị pha loãng vào nước nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng
C Các chất dinh dưỡng đã bị rửa trôi nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng
D Các chất dinh dưỡng từ đất không được luân chuyển trở lại đất vì chúng đã bị con người chuyển đi nơi khác nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng
- Câu 24 : Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, xét các kết luận sau đây:(1) Mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi là động lực thúc đẩy quần thể con mồi tiến hóa nhưng không thúc đẩy sự tiến hóa của quần thể vật ăn thịt.(2) Những loài sử dụng nguồn thức ăn giống nhau và cùng chung sống trong một sinh cảnh sẽ xảy ra sự cạnh tranh khác loài.(3) Ở mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ, vật kí sinh thường chỉ làm suy yếu vật chủ chứ không tiêu diệt vật chủ.(4) Quan hệ cạnh tranh khác loài là một trong những động lực thúc đẩy quá trình tiến hóCó bao nhiêu kết luận đúng?
A 4
B 2
C 1
D 3
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen