Đề thi thử THPT QG môn Sinh trường THPT Nguyễn Trã...
- Câu 1 : Cho các nhận định sau đây về hô hấp thực vật với vấn đề bảo quản nông sản, thực phẩm:1. Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản.2. Hô hấp làm nhiệt độ môi trường bảo quản tăng.3. Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản.4. Hô hấp không làm thay đổi khối lượng nông sản, thực phẩm.Số nhận định sai trong các nhận định nói trên là:
A 3
B 1
C 2
D 4
- Câu 2 : Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về giảm phân?(1) Giai đoạn thực chất làm giảm đi một nửa số lượng NST ở các tế bào con là giảm phân I.(2) Trong giảm phân có hai lần nhân đôi NST ở hai kì trung gian.(3) Giảm phân sinh ra các tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.(4) Bốn tế bào con được sinh ra đều có n NST giống nhau về cấu trúc.Những phương án trả lời đúng là
A (1), (2).
B (1), (3).
C (1), (2), (3).
D (1), (2), (3), (4).
- Câu 3 : Ở 1 loài, hợp tử bình thường nguyên phân 3 lần không xảy ra đột biến, số nhiễm sắc thể chứa trong các tế bào con bằng 624. Có 1 tế bào sinh dưỡng của loài trên chứa 77 nhiễm sắc thể. Cơ thể mang tế bào sinh dưỡng đó có thể là
A thể đa bội chẵn.
B thể đa bội lẻ.
C thể một.
D thể ba.
- Câu 4 : Nghiên cứu một số hoạt động sau:(1) Tổng hợp protein.(2) Tế bào thận vận chuyển chủ động ure và gluco qua màng.(3) Tim co bóp đẩy máu vào động mạch.(4) Vận động viên đang nâng quả tạ.(5) Vận chuyển nước qua màng sinh chất.Trong các hoạt động trên có bao nhiêu hoạt động tiêu tốn năng lượng ATP ?
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 5 : Trong các nhận định sau có bao nhiêu nhận định sai?(1). Sự tiếp hợp chỉ xảy ra giữa các nhiễm sắc thể thường, không xảy ra giữa các NST giới tính.(2). Mỗi tế bào nhân sơ gồm 1 NST được cấu tạo từ ADN và protein dạng histon.(3). NST là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.(4). Ở các loài gia cầm, NST giới tính của con cái là XX, của con đực là XY.(5). Ở người, trên NST giới tính Y có chứa nhân tố SRY có vai trò quan trọng quy định nam tính.
A 0
B 1
C 3
D 4
- Câu 6 : Có bao nhiêu hoạt động sau đây có thể dẫn đến hiệu ứng nhà kính?I. Quang hợp ở thực vật.II. Chặt phá rừng.III. Đốt nhiên liệu hóa thạch.IV. Sản xuất công nghiệp.Hiện tượng gây hiệu ứng nhà kính tương đương với các hiện tượng làm tăng hàm lượng CO2 trong không khí .
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 7 : Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lý thuyết, những kết luận nào không đúng về kết quả của phép lai: AaBbDdEe × AaBbDdEe? (1) Kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ 9/256 (2) Có 16 dòng thuần được tạo ra từ phép lai trên (3) Tỉ lệ con có kiểu gen giống bố mẹ là 1/16 (4) Tỉ lệ con có kiểu hình khác bố mẹ 3/4 (5) Có 256 tổ hợp được hình thành từ phép lai trên (6) Kiểu hình mang nhiều hơn 1 tính trạng trội ở đời con chiếm tỉ lệ 13/256
A 2
B 5
C 4
D 3
- Câu 8 : Cho các hiện tượng sau:(1) Lòng trắng trứng đông lại sau khi luộc.(2) Thịt cua vón cục và nổi lên từng mảng khi đun nước lọc cua?(3) Sợi tóc duỗi thẳng khi được ép nóng.Có mấy hiện tượng thể hiện sự biến tính của protein?
A
0
B 1
C 2
D 3
- Câu 9 : Tại sao vận tốc máu trong mao mạch lại chậm hơn ở động mạch ?
A Đường kính của mỗi mao mạch nhỏ hơn đường kính của mỗi động mạch.
B Thành các mao mạch mỏng hơn thành động mạch.
C Tổng tiết diện của các mao mạch lớn hơn nhiều so với tiết diện của động mạch.
D Thành mao mạch có cơ trơn làm giảm vận tốc máu trong khi thành động mạch không có.
- Câu 10 : Cho các thông tin sau :1- Làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào.2- Làm thay đổi chiều của phân tử ADN.3- Không làm thay đổi thành phần số lượng gen trên NST.4- Xảy ra ở thực vật ít gặp ở động vật.5- Làm xuất hiện gen mới.Trong số các đặc điểm trên , đột biến lệch bội có bao nhiêu đặc điểm?
A 3
B 2
C 4
D 5
- Câu 11 : Điều nào sau đây là sai khi nói về sự khác biệt giữa ống tiêu hóa của thú ăn thịt và thú ăn thực vật:(1) Thú ăn thịt thường có dạ dày to hơn.(2) Thú ăn thịt có ruột già ngắn hơn.(3) Thú ăn thực vật thường có manh tràng dài hơn.Phương án trả lời đúng là:
A (1)
B (1) và (2)
C (2) và (3).
D (3).
- Câu 12 : Ở một loài thực vật có hoa, tính trạng màu sắc hoa có 2 gen alen quy định. Cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phối với cây hoa trắng thuần chủng (P) thì được F1 toàn cây hoa hồng. F1 tự thụ phấn thu được F2 có kiểu hình phân ly 1/4 cây hoa đỏ: 2/4 cây hoa hồng: 1/4 cây hoa trắng. biết rằng sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Dựa vào kết quả trên hãy cho biết trong các kết luận sau có bao nhiêu kết luận đúng ?(1) Đời con của một cặp bố mẹ bất kỳ đều có tỷ lệ kiểu gen giống kiểu hình.(2) Chỉ cần dựa vào kiểu hình cũng có thể phân biệt được cây có kiểu gen đồng hợp tử và cây dị hợp tử.(3) Nếu cho cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng thì đời con có kiểu hình phân li theo tỷ lệ 50% hoa đỏ: 50% hoa trắng.(4) Kiểu hình hoa hồng là kết quả tương tác giữa các alen của cùng 1 gen.
A 1
B 4
C 2
D 3
- Câu 13 : Một gen cấu trúc dài 4080 A0, có tỷ lệ A/G =1,5; gen này bị đột biến thay thế một cặp A-T bằng 1 cặp G-X, số lượng nucleotit từng loại của gen sau đột biến là
A A = T =720; G = × = 480
B A = T =719; G = × = 481.
C A = T=419; G = × = 721.
D A = T =721; G = × = 479
- Câu 14 : Ở đậu Hà lan, alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp; alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng; các gen phân ly độc lập. Cho hai cây đậu (P) giao phấn với nhau thu được F1 gồm 3 cây thân cao, hoa đỏ:3 cây thân thấp, hoa đỏ:l cây thân cao, hoa trắng: 1 cây thân thấp, hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến theo lý thuyết, tỷ lệ phân ly kiểu gen ở F1 là
A 3:1:3:1.
B 1:1:1:1:1:1
C 2:1:1:1:1:1
D 2:1:1:2:1:1
- Câu 15 : Trong các quá trình sau đây, có bao nhiêu quá trình có sự thể hiện vai trò của nguyên tắc bổ sung giữa các nucleotit?1. Nhân đôi ADN. 2.Hình thành mạch pôlinuclêôtit. 3. Phiên mã. 4. Mở xoắn. 5. Dịch mã. 6. Đóng xoắn.
A 2
B 5
C 4
D 3
- Câu 16 : Phân tử mARN có A = 480 và G - X = U. Gen tổng hợp mARN có 2A = 3G. Mạch đơn của gen có G = 30% sô nuclêôtit của mạch. Số lượng mỗi loại ribônuclêôtit A, U, G, X của mARN lần lượt là:
A 480, 240, 360 và 120.
B 480, 360, 240 và 120.
C 480, 120, 360 và 240.
D 480, 240, 120 và 360.
- Câu 17 : Điều không đúng về sự khác biệt trong hoạt động điều hoà của gen ở sinh vật nhân thực với sinh vật nhân sơ là
A thành phần tham gia chỉ có gen điều hoà, gen ức chế, gen gây bất hoạt.
B cơ chế điều hoà phức tạp đa dạng từ giai đoạn phiên mã đến sau phiên mã.
C thành phần tham gia có các gen cấu trúc, gen ức chế, gen gây bất hoạt, vùng khởi động, vùng kết thúc và nhiều yếu tố khác.
D có nhiều mức điều hoà: NST tháo xoắn, điều hoà phiên mã, sau phiên mã, dịch mã sau dịch mã.
- Câu 18 : Một gen phân mảnh dài 5100Å chứa các đoạn intron chiếm 2/5 tổng số Nuclêôtit. Quá trình sao mã cần cung cấp 4500 ribônuclêôtit tự do để tạo ra các mARN trưởng thành. Số lần sao mã của gen là:
A 3
B 4
C 5
D 6
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen