Trắc nghiệm Sinh học 12 (có đáp án): Di truyền ngo...
- Câu 1 : Gen di truyền ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân) có thể được phát hiện bằng phép lai nào?
A. Lai phân tích
B. Lai thuận nghịch
C. Lai tế bào.
D. Lai cận huyết
- Câu 2 : Nếu kết quả của phép lai thuận và nghịch khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đang xét
A. nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X
B. nằm trên nhiễm săc thể thường.
C. nằm ở vùng tương đồng trên NST giới tính X và Y.
D. nằm ở tế bào chất.
- Câu 3 : Gen ngoài nhân được tìm thấy ở:
A. Ti thể, lục lạp và ADN vi khuẩn
B. Ti thể, lục lạp
C. Ti thể, trung thể và nhân tế bào
D. Ti thể, lục lạp và riboxom
- Câu 4 : Gen ngoài nhân được tìm thấy ở
A. Ti thể
B. Lục lạp
B. ADN vi khuẩn
D. Cả 3 vị trí trên
- Câu 5 : Ở người, bệnh động kinh do đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể gây ra. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh này?
A. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới.
B. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả các con trai của họ đều bị bệnh
C. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái của họ đều bị bệnh
D. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh.
- Câu 6 : Ở người, bệnh động kinh do đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể gây ra. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh này?
A. Bệnh này gặp ở cả nữ giới và nam giới
B. Nếu bố mẹ bình thường, thì tất cả các con của họ đều không bị bệnh.
C. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái của họ đều bị bệnh, con trai không bị bệnh
D. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì tất cả các con của họ đều bị bệnh.
- Câu 7 : Một số đột biến ở ADN ti thể có thể gây bệnh ở người gọi là bệnh thần kinh thị giác di truyền Leber (LHON). Bệnh này đặc trưng bởi chứng mù đột phát ở người lớn. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cả nam và nữ đều có thể bị bệnh LHON
B. Một người sẽ bị bệnh LHON khi cả bố và mẹ đều phải bị bệnh
C. Một người sẽ không bị bệnh LHON nếu cha khỏe mạnh, bất kể người mẹ có bị bệnh hay không.
D. Một cặp vợ chồng với người vợ khỏe mạnh còn người chồng bị bệnh chắc chắn sinh ra con gái bị bênh LHON
- Câu 8 : Ở một loài thực vật, khi tiến hành phép lai thuận nghịch, người ta thu được kết quả như sau:
Phép lai thuận: Lấy hạt phấn của cây hoa đỏ thụ phấn cho cây hoa trắng, thu được F1 toàn cây hoa trắng.
Phép lai nghịch: Lấy hạt phấn của cây hoa trắng thụ phấn cho cây hoa đỏ, thu được F1 toàn cây hoa đỏ.A. 100% cây hoa trắng.
B. 75% cây hoa đỏ, 25% cây hoa trắng
C. 100% cây hoa đỏ
D. 75% cây hoa trắng, 25% cây hoa đỏ
- Câu 9 : Ở một loài thực vật, khi tiến hành phép lai thuận nghịch, người ta thu được kết quả như sau:
A. 100% cây hoa trắng.
B. 75% cây hoa đỏ, 25% cây hoa trắng.
C. 100% cây hoa đỏ.
D. 75% cây hoa trắng, 25% cây hoa đỏ.
- Câu 10 : Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do gen nằm trong tế bào chất quy định. Lấy hạt phấn của cây hoa vàng thụ phấn cho cây hoa đỏ (P), thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Theo lí thuyết, kiểu hình ở F2 gồm
A. 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa vàng.
B. 100% cây hoa đỏ.
C. 100% cây hoa vàng.
D. 75% cây hoa đỏ và 25% cây hoa đỏ.
- Câu 11 : Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do gen nằm trong tế bào chất quy định. Lấy hạt phấn của cây hoa đỏ thụ phấn cho cây hoa vàng (P), thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Theo lí thuyết, kiểu hình ở F2 gồm:
A. 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa vàng.
B. 100% cây hoa đỏ
C. 100% cây hoa vàng
D. 75% cây hoa đỏ và 25% cây hoa đỏ
- Câu 12 : Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, tính trạng chiều cao do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định, tính trạng kháng thuốc do gen nằm trong ti thể qui định. Chuyển nhân từ tế bào của một con đực A có màu lông vàng, chân cao, kháng thuốc vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân của cơ thể cái B có màu lông đỏ, chân thấp, không kháng thuốc tạo được tế bào chuyển nhân C. Nếu tế bào C phát triển thành cơ thể thì kiểu hình của cơ thể này là
A. Đực, lông vàng, chân cao, kháng thuốc.
B. Đực, lông vàng, chân cao, không kháng thuốc
C. Cái, lông vàng, chân cao, không kháng thuốc
D. Đực, lông vàng, chân thấp, kháng thuốc.
- Câu 13 : Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, tính trạng chiều cao do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định, tính trạng kháng thuốc do gen nằm trong ti thể qui định. Chuyển nhân từ tế bào của một con đực A có màu lông đỏ, chân thấp, không kháng thuốc vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân của cơ thể cái B có màu lông vàng, chân cao, kháng thuốc tạo được tế bào chuyển nhân C. Nếu tế bào C phát triển thành cơ thể thì kiểu hình của cơ thể này là
A. Đực, lông đỏ, chân thấp, kháng thuốc
B. Đực, lông vàng, chân cao, không kháng thuốc
C. Cái, lông vàng, chân cao, không kháng thuốc
D. Đực, lông đỏ, chân cao, kháng thuốc.
- Câu 14 : Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là:
A. Gen tăng cường.
B. Gen điều hòa
C. Gen đa hiệu
D. Gen trội
- Câu 15 : Gen đa hiệu là gen chi phối đến sự hình thành
A. một tính trạng do 2 cặp gen quy định.
B. một tính trạng do gen trên NST giới tính.
C. nhiều tính trạng.
D. một hay nhiều tính trạng.
- Câu 16 : Nhận định đúng về gen đa hiệu là:
A. Một gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng.
B. Một gen mang thông tin quy định tổng hợp nhiều loại Protein.
C. Một tính trạng do nhiều gen tương tác nhau cùng quy định.
D. Gen có nhiều alen, mỗi alen có một chức năng khác nhau.
- Câu 17 : Gen đa hiệu thực chất là:
A. Gen gây ra nhiều hiệu quá khác nhau
B. Gen tạo 1 sản phẩm ảnh hướng tới nhiều tính trạng
C. Gen đa xitrôn tạo ra nhiều loại ARN khác nhau.
D. Gen quy định hoạt động cùa nhiều gen khác
- Câu 18 : Người ta cho rằng gen Hb là gen đa hiệu vì:
A. 1 gen Hb nói chung mã hóa 4 chuỗi polipeptit
B. HbA chỉ có 1 hiệu quả, còn Hb có nhiều tác động
C. Nó tạo ra sản phẩm gây nên nhiều rối loạn bệnh lý
D. 1 gen Hb gây biến đổi ở 2 chuỗi polipeptit.
- Câu 19 : Người ta phát hiện được gen Hb là gen đa hiệu vì nhận thấy:
A. Gen Hb có nhiều gen con tạo thành.
B. Gen Hb ở các điều kiện khác nhau sẽ biểu hiện khác nhau
C. Trong cơ thể có nhiều gen Hb khác nhau.
D. Gen Hb bị đột biến gây bệnh ở hồng cầu, kèm theo nhiều rối loạn bệnh lý khác.
- Câu 20 : Khi gen đa hiệu không phiên mã được sẽ dẫn tới:
A. Một tính trạng không biểu hiện
B. Tất cả các tính trạng do gen đó quy định đều không biểu hiện
C. Các tính trạng do gen đó quy định vẫn biểu hiện nhưng ở mức độ yếu
D. Toàn bộ kiểu hình của cơ thể đều không biểu hiện được.
- Câu 21 : Gen liên kết giống gen đa hiệu ở hiện tượng:
A. Nó đột biến sẽ kéo theo biến đối hàng loạt tính trạng.
B. Gen liên kết sẽ hoán vị tạo nhóm liên kết khác
C. Đột biến ở 1 gen chưa chắc kéo theo biến đổi hàng loạt tính trạng
D. Nhiều tính trạng biểu hiện cùng nhau
- Câu 22 : Gen đa hiệu và gen di truyền theo dòng mẹ giống nhau ở hiện tượng:
A. Nó đột biến sẽ kéo theo biến đối hàng loạt tính trạng.
B. Gen liên kết sẽ hoán vị tạo nhóm liên kết khác.
C. Đột biến ở 1 gen chưa chắc kéo theo biến đổi hàng loạt tính trạng.
D. Nhiều tính trạng có thể được biểu hiện cùng nhau.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen