Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 14
- Câu 1 : Quân Tần xâm lược nước ta vào
A. năm 217 TCN
B. năm 218 TCN
C. năm 219 TCN
D. năm 216 TCN
- Câu 2 : Thục Phán sau khi đánh bại quân Tần lên ngôi năm
A. 206 TCN
B. 207 TCN
C. 208 TCN
D. 209 TCN
- Câu 3 : Sau khi lên ngôi vua, Thục Phán đóng đô ở
A. Phong Châu
B. Phong Khê
C. Thăng Long
D. Hoa Lư
- Câu 4 : Sau khi đánh thắng quân Tần, hai vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt hợp thành một nước mới có tên là
A. Văn Lang
B. Đại Việt
C. Âu Lạc
D. Đại Cồ Việt
- Câu 5 : Người cai quản các làng, chạ được gọi là
A. Lạc hầu
B. Lạc tướng
C. Bồ chính
D. Quan lang
- Câu 6 : Khi quân Tần đánh xuống phương Nam, nước Văn Lang đang ở trong hoàn cảnh
A. Gặp nhiều khó khăn.
B. Đang trong thời kì phát triển.
C. Vừa thoát khỏi khó khăn trong nước.
D. Vua Hùng đang cho quân đi xâm lược nước khác.
- Câu 7 : Thời kì An Dương Vương gắn với câu chuyện sự tích nổi tiếng nào trong lịch sử dân tộc?
A. Bánh chưng - bánh giầy
B. Mị Châu - Trọng Thủy
C. Thánh Gióng.
D. Âu Cơ - Lạc Long Quân
- Câu 8 : Kinh tế Âu Lạc so với thời Văn Lang
A. kém phát triển hơn.
B. có nhiều tiến bộ đáng kể.
C. không có gì thay đổi.
D. tiến bộ vượt bậc.
- Câu 9 : Câu chuyện Mị Châu - Trọng Thủy đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho đời sau?
A. Phải có tinh thần đoàn kết, quân dân trên dưới một lòng.
B. Phải có vũ khí tốt, lực lượng mạnh.
C. Phải có lòng yêu nước và quyết tâm chống giặc.
D. Phải đề cao cảnh giác với kẻ thù
- Câu 10 : Sự ra đời của nhà nước Âu Lạc khẳng định truyền thống gì của dân tộc Việt Nam trong buổi đầu dựng nước?
A. Đoàn kết xây dựng và bảo vệ đất nước
B. Trọng võ
C. Trọng xỉ
D. Trọng văn
- Câu 11 : Năm 218 TCN đã diễn ra sự kiện gì quan trọng đối với nước Văn Lang?
A. Vua Tần sai quân xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi.
B. Vua Tần đến vùng Bắc Văn Lang để mở rộng bờ cõi.
C. Vua Tần kéo xuống xâm chiếm đất của người Lạc Việt.
D. Vua Tần tấn công vào vùng của người Tây Âu (Âu Việt).
- Câu 12 : Ai là người đã lãnh đạo nhân dân Tây Âu và Lạc Việt kháng chiến chống quân Tần xâm lược?
A. Hùng Vương
B. Thục Phán
C. Đồ Thư
D. Triệu Đà
- Câu 13 : Sau khi lên ngôi, An Dương Vương đã chọn khu vực nào để đóng đô
A. Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ).
B. Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh).
C. Phú Xuân (Huế).
D. Hoa Lư (Ninh Bình).
- Câu 14 : Tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc được xây dựng trên cơ sở nào?
A. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang
B. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần
C. Tổ chức thị tộc bộ lạc của người Tây Âu
D. Tổ chức thị tộc bộ lạc của người Lạc Việt
- Câu 15 : Triệu Đà đã sử dụng âm mưu gì để làm suy yếu nước Âu Lạc?
A. Giả vờ xin hòa và dùng mưu chia rẽ nội bộ Âu Lạc.
B. Cho con sang ở rể để lấy cắp nỏ thần.
C. Xúi giục các bộ lạc ở trong nước nổi dậy
D. Tập trung thêm quân để tiêu diệt Âu Lạc
- Câu 16 : Địa danh nào là nơi tập trung thuyền chiến vừa luyện tập, vừa chiến đấu của quân dân Âu Lạc?
A. Cửa Bắc.
B. Đầm Cả.
C. Đồng Vông
D. Bãi Miếu
- Câu 17 : Vì sao nhà nước mới được thành lập sau cuộc kháng chiến chống Tần lại gọi là Âu Lạc?
A. Hợp nhất vùng đất của 2 bộ lạc Tây Âu, Lạc Việt.
B. Là tên của thủ lĩnh Tây Âu.
C. Là tên của thủ lĩnh Lạc Việt
D. Là tên của 1 bộ lạc tham gia cuộc kháng chiến
- Câu 18 : Nội dung nào sau đây không thuộc đặc điểm tình hình nước Văn Lang cuối thế kỉ III TCN?
A. Nguy cơ phải đối mặt với các cuộc chiến tranh xâm lược từ bên ngoài.
B. Vua không lo sửa sang võ bị, chỉ lo ăn uống vui chơi.
C. Lụt lội xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
D. Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện
- Câu 19 : Đâu không phải nhân tố đưa đến sự tiến bộ trong nông nghiệp và thủ công nghiệp thời kì Âu Lạc?
A. Tinh thần lao động sáng tạo, cần cù của nhân dân.
B. Đất nước được độc lập để phát triển ổn định.
C. Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị với nhân dân chưa sâu sắc.
D. Kết thừa thành tựu cải tiến công cụ từ thời Văn Lang.
- Câu 20 : Nội dung nào không phải biện pháp của An Dương Vương để củng cố an ninh quốc phòng quốc gia?
A. Xây dựng thành cổ Loa kiên cố.
B. Xây dựng lực lượng quân đội mạnh.
C. Trang bị vũ khí nhiều loại tốt.
D. Không đồng ý với đề nghị xin hòa của Triệu Đà
- Câu 21 : Lần xâm lược lúc đầu của Triệu Đà thất bại không xuất phát từ lý do nào sau đây?
A. Quân dân Âu Lạc có vũ khí tốt.
B. Quân dân Âu Lạc đoàn kết một lòng.
C. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân Âu Lạc.
D. Nhà Triệu thất bại trong chính sách chia rẽ nội bộ của nhà Âu Lạc
- Câu 22 : Một trong những nguyên nhân đưa đến cuộc kháng chiến chống quân Tần của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt thắng lợi là
A. Do sự đoàn kết và tinh thần chiến đấu dũng cảm của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt.
B. Do nhà Tần đang lâm vào tình trạng khủng hoảng
C. Lực lượng quân Tần yếu hơn quân ta và chủ quan.
D. Do nhân dân Âu Lạc có sự giúp đỡ của nỏ thần
- Câu 23 : Tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc có điểm gì mới so với nhà nước Văn Lang là
A. Quyền lực của vua và nhà nước được tăng cường
B. Bộ máy nhà nước xây dựng theo mô hình Trung Hoa
C. Bộ máy nhà nước được hoàn thiện
D. Xuất hiện thêm 6 bộ
- - Trắc nghiệm Bài 1 Sơ lược về môn Lịch sử
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 2 Cách tính thời gian trong lịch sử
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 3 Xã hội nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 4 Các quốc gia cổ đại phương Đông
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 5 Các quốc gia cổ đại phương Tây
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 6 Văn hoá cổ đại
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 7 Ôn tập
- - Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Lịch sử 6 năm học 2016-2017
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 8 Thời nguyên thủy trên đất nước ta
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 9 Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta