Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 40 Quần xã sinh vật và...
- Câu 1 : Mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?
A. Đều làm chết các cá thể của loài bị hại
B. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi
C. Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi
D. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài
- Câu 2 : Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nhìn chung, sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường
B. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài
C. Nhìn chung, sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi
D. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng chỉ gặp ở thực vật mà không gặp ở động vật
- Câu 3 : Trong các mối quan hệ sau đây, mối quan hệ nào có vai trò thúc đẩy sự tiến hóa của cả hai loài?
A. Quan hệ ức chế cảm nhiễm
B. Quan hệ kí sinh – vật chủ.
C. Quan hệ hội sinh
D. Quan hệ vật ăn thịt – con mồi
- Câu 4 : Một số loài chim thường đậu trên lưng và nhặt các loài kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn. Mối quan hệ giữa các loài chim này với động vật móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ
A. cộng sinh
B. hợp tác
C. hội sinh
D. sinh vật ăn sinh vật khác
- Câu 5 : Hãy chọn kết luận đúng về mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi
A. Quần thể vật ăn thịt luôn có số lượng cá thể nhiều hơn quần thể con mồi.
B. Quần thể vật ăn thịt luôn có số lượng cá thể ổn định, còn quần thể con mồi luôn biến động.
C. Cả 2 quần thể biến động theo chu kì, trong đó quần thể vật ăn thịt luôn biến động trước.
D. Quần thể con mồi bị biến động về số lượng thì sẽ kéo theo quần thể vật ăn thịt biến động theo.
- Câu 6 : Ở mối quan hệ nào sau đây, một loài có lợi còn một loài trung tính?
A. Quan hệ hội sinh.
B. Quan hệ kí sinh – vật chủ.
C. Quan hệ ức chế cảm nhiễm.
D. Quan hệ vật ăn thịt – con mồi.
- Câu 7 : Những mối quan hệ nào sau đây luôn cho một loài có lợi và một loài có hại?
A. Quan hệ cộng sinh và quan hệ kí sinh – vật chủ.
B. Quan hệ hội sinh và quan hệ vật ăn thịt – con mồi.
C. Quan hệ kí sinh – vật chủ và quan hệ vật ăn thịt – con mồi.
D. Quan hệ kí sinh – vật chủ và quan hệ ức chế cảm nhiễm.
- Câu 8 : Trong một quần xã, nhóm loài nào sau đây có vai trò quan trọng nhất?
A. Loài ngẫu nhiên.
B. Loài chủ chốt.
C. Loài ưu thế.
D. Loài đặc trưng.
- Câu 9 : Xét các mối quan hệ sinh thái:1 – Cộng sinh. 2 – Vật kí sinh và vật chủ. 3 – Hội sinh.
A. 1, 4, 5, 3, 2.
B. 1, 4, 3, 2, 5.
C. 5, 1, 4, 3, 2.
D. 1, 4, 2, 3, 5.
- Câu 10 : Trong quần xã, loài chủ chốt có vai trò
A. kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác.
B. thúc đẩy sự tăng số lượng cá thể của các loài khác.
C. thay thế cho loài ưu thế khi loài ưu thế bị suy vong.
D. quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen