Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh trường THPT Lý T...
- Câu 1 : Cho nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự gen như sau: A B C D E F . G H I K, sau đột biến thành A B C D G . F E H I K hậu quả của dạng đột biến này là
A Tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng
B Làm thay đổi nhóm gen liên kết
C Gây chết hoặc giảm sức sống.
D Ảnh hưởng đến hoạt động của gen
- Câu 2 : Thỏ Himalaya bình thường có lông trắng, riêng chòm tai, chóp đuôi, đầu bàn chân và mõm màu đen. Nếu cạo ít lông trắng ở lưng rồi chườm nước đá vào đó liên tục thì:
A Lông mọc lại ở đó có màu trắng
B Lông mọc lại ở đó có màu đen.
C Lông ở đó không mọc lại nữa
D Lông mọc lại đổi màu khác.
- Câu 3 : Hoán vị gen có vai trò1. làm xuất hiện các biến dị tổ hợp. 2. tạo điều kiện cho các gen tốt tổ hợp lại với nhau.3. sử dụng để lập bản đồ di truyền . 4. làm thay đổi cấu trúc NST. Phương án đúng
A 1,2,4
B 2,3,4
C 1,2,3
D 1,3,4
- Câu 4 : Một cơ thể dị hợp 3 cặp gen, khi giảm phân tạo giao tử ABD = 16%. Kiểu gen và tần số hoán gen của cơ thể này là
A ; f = 30%
B ; f = 36 %
C ; f = 32%
D ; f = 36%
- Câu 5 : Phép lai nào dưới đây không cho tỷ lệ kiểu hình ở F1 là 1: 2: 1? Biết mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn.
A P. x , liên kết gen hoàn toàn ở cả 2 bên
B P. x, hoán vị gen ở một bên với f = 20%.
C P. x , hoán vị gen ở một bên với f bất kỳ nhỏ hơn 50%.
D P. x , hoán vị gen ở cả 2 bên với f = 20%.
- Câu 6 : Điểm khác nhau trong quá trình sao chép của ADN ở sinh vật nhân chuẩn và sinh vật nhân sơ là1. sự sao chép ADN ở sinh vật nhân chuẩn có thể xảy ra đồng thời trên nhiều phân tử ADN.2. ở sinh vật nhân chuẩn, có nhiều điểm khởi đầu sao chép trên mỗi phân tử ADN, còn sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm.3. các đoạn Okazaki được hình thành trong quá trình sao chép ADN ở sinh vật nhân sơ dài hơn các đoạn Okazaki ở sinh vật nhân chuẩn.4. mạch ADN mới của sinh vật nhân chuẩn được hình thành theo chiều 5’- 3’ còn ở sinh vật nhân sơ là 3’ – 5’.Phương án đúng là
A 1,2
B 1, 2,3,4
C 1,2,3
D 2,3
- Câu 7 : Điều nào sau đây đúng về tác nhân gây đột biến1 .Tia UV làm cho hai bazơ nitơ Timin trên cùng một mạch liên kết với nhau2. Nếu sử dụng 5BU, thì sau ba thế hệ một codon XXX sẽ bị đột biến thành codon GXX3. Guanin dạng hiếm tạo nên đột biến thay thế G-X bằng A-T4. Virut cũng là tác nhân gây nên đột biến gen5. Để tạo đột biến tam bội người ta xử lý hợp tử 2n bằng côxixin.6. Đột biến lặp đoạn làm cho 2 gen alen với nhau lại cùng ở 1 NSTCó bao nhiêu ý đúng:
A 3
B 2
C 5
D 4
- Câu 8 : Ở thỏ tính trạng màu sắc lông do quy luật tương tác át chế gây ra (A-B-, A-bb: lông trắng; aaB: lông đen; aabb: lông xám), tính trạng kích thước lông do một cặp gen quy định (D: lông dài; d: lông ngắn). Cho thỏ F1 có kiểu hình lông trắng, dài giao phối với thỏ có kiểu hình lông trắng, ngắn được thế hệ lai phân li theo tỉ lệ sau: 15 lông trắng, dài: 15 lông trắng, ngắn: 4 lông đen, ngắn: 4 lông xám, dài: 1 lông đen dài: 1 lông xám, ngắn. Cho biết gen quy định tính trạng nằm trên NST thường. Tần số hoán vị và kiểu gen F1 đem lai là
A Aa x Aa, f= 20%.
B Aa x Aa, f= 30%.
C Bb x Bb, f= 20%.
D x , f= 30%.
- Câu 9 : Ở một loài thực vật, alen A quy định quả tròn, alen a quy định quả bầu dục; alen B quy định quả ngọt, alen b quy định quả chua; alen D quy định quả có vị thơm, alen d quy định quả không có vị thơm. Khi cho hai cây (P) có cùng kiểu gen giao phấn với nhau thu được F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 540 cây có quả tròn, ngọt, có vị thơm; 180 cây có quả tròn, ngọt, không có vị thơm; 180 cây có quả bầu dục, chua, có vị thơm; 60 cây có quả bầu dục, chua, không có vị thơm. Biết các gen đều nằm trên NST thường và không có đột biến xảy ra. Kiểu gen của cây P là
A
B
C AaBbDd
D
- Câu 10 : Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho giao phối ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ (P), trong tổng số các ruồi thu được ở F1, ruồi có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 2,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh cụt, mắt đỏ ở F1 là
A 11,25%
B 7,5%.
C 22,0%
D 60,0%
- Câu 11 : Ở một loài thực vật lưỡng bội: gen (A) quy định hoa đơn trội hoàn toàn so với alen (a) quy định hoa kép; gen (B) quy định cánh hoa dài trội hoàn toàn so với alen (b) quy định cánh hoa ngắn. Biết rằng 2 gen quy định 2 tính trạng trên cùng nhóm gen liên kết và cách nhau 20cM. Mọi diễn biến trong giảm phân thụ tinh đều bình thường và hoán vị gen xảy ra ở 2 bên. Phép lai P: (đơn,dài) x (kép,ngắn) . F1: 100% đơn,dài. Đem F1 tự thụ thu được F2. Cho các nhận kết luận sau:(1) F2 có kiểu gen chiếm tỉ lệ 8%(2) F2 tỷ lệ đơn, dài dị hợp tử là 50%(3) F2 gồm 4 kiểu hình: 66% đơn, dài:9% đơn, ngắn : 9% kép, dài:16% kép,ngắn(4) Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử ở F2 chiếm 66%.(5) Khi lai phân tích F1 thì đời con (Fa) gồm 10% cây kép, ngắn.(6) Số kiểu gen ở F2 bằng 7Số kết luận đúng:
A 2
B 5
C 3
D 4
- Câu 12 : Một đoạn ADN có trình tự mạch mã gốc như sau 3’ ATG TAX GTA GXT…….. 5’.Hãy viết trình tự các nuclêôtit trong mARN sơ khai được tổng hợp từ gen trên:
A 5’ UAX AUG XAU XGA 3’….
B AUG XAU XGA….
C 5’TAXATGXATXGA5’
D AUGUAXGUAGXU….
- Câu 13 : Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng?
A Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li.
B Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.
C Đột biến lệch bội xảy ra ở nhiễm sắc thể thường và ở nhiễm sắc thể giới tính.
D Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
- Câu 14 : Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn; cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Xét các phép lai sau:(1) AAaaBbbb x aaaaBBbb. (2) AAaaBBbb x AaaaBbbb. (3) AaaaBBBb x AAaaBbbb.(4) AaaaBBbb x AaBb. (5) AaaaBBbb x aaaaBbbb. (6) AaaaBBbb x aabb.Theo lí thuyết, trong 6 phép lai nói trên có bao nhiêu phép lai mà đời con có 12 kiểu gen, 4 kiểu hình?
A 1 phép lai
B 2 phép lai.
C 3 phép lai
D 4 phép lai
- Câu 15 : Cho cây có kiểu gen tự thụ phấn, đời con thu được nhiều loại kiểu hình trong đó kiểu hình 4 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 33,165%. Nếu khoảng cách di truyền giữa A và B là 20cM, thì khoảng cách di truyền giữa D và e là
A 40cM
B 20cM
C 10cM
D 30cM
- Câu 16 : Ở ruồi giấm, mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Xét phép lai sau đây (P): . Tỉ lệ kiểu hình đực mang tất cả các tính trạng trội ở đời con chiếm 8,25%. Tỉ lệ kiểu hình mang một trong năm tính trạng lặn ở đời con của phép lai trên là:
A 31,5%
B 33,25%
C 39,75%
D 24,25%.
- Câu 17 : Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm:1. Ở sinh vật nhân thực diễn ra ở trong nhân, tại pha G1 của kỳ trung gian2. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.3. Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.4. Đoạn Okazaki được tổng hợp theo chiều 5' -> 3'.5 . Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y6.Ở sinh vật nhân thực qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có chiều dài bằng ADN mẹ.7. Ở sinh vật nhân thực enzim nối ligaza thực hiện trên cả hai mạch mới8 . Quá trình tự nhân đôi là cơ sở dẫn tới hiện tượng nhân bản gen trong ống nghiệm9. Ở sinh vật nhân thực có nhiều đơn vị tái bản trong mỗi đơn vị lại có nhiều điểm sao chépSố Phương án đúng là:
A 5
B 6
C 7
D 4
- Câu 18 : Một gen có 1200 nuclêôtit và có 30% ađênin . Do đột biến chiều dài của gen giảm 10,2 Ao và kém 7 liên kết hydrô . Số nuclêôtit tự do từng loại mà môi trường phải cung cấp để cho gen đột biến tự nhân đôi liên tiếp 2 lần là:
A A = T = 1432 ; G = X = 956
B A = T = 1440 ; G = X = 960
C A = T = 1080 ; G = X = 720
D A = T = 1074 ; G = X = 717
- Câu 19 : Mức xoắn 3 của nhiễm sắc thể là
A Sợi cơ bản, đường kính 10 nm
B Sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30 nm.
C Siêu xoắn, đường kính 300 nm.
D Crômatít, đường kính 700 nm
- Câu 20 : Số đáp án đúng :1. Men đen đã tiến hành phép lai kiểm chứng ở F3 để kiểm chứng giả thuyết đưa ra2 .Men đen cho rằng các cặp alen phân ly độc lập với nhau trong quá trình giảm phân tạo giao tử3.Sự phân ly độc lập của các cặp NST dẫn đến sự phân ly độc lập của các cặp alen4. Các gen trên cùng một NST thường di truyền cùng nhau5. Trao đổi chéo là một cơ chế tạo biến dị tổ hợp, tạo nên nguồn biến dị không di truyền cho tiến hóa6. Các gen được tập hợp trên cùng một nhiễm sắc thể luôn di truyền cùng nhau nên giúp duy trì sự ổn định của loài7. Bệnh động kinh do đột biến điểm gen trong ti thể
A 4
B 5
C 6
D 3
- Câu 21 : Số đáp án đúng1.Operon là một nhóm gen cấu trúc nằm gần nhau trên phân tử ADN, được phiên mã trong cùng một thời điểm để tạo thành một phân tử mARN2.Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn phiên mã, dựa vào sự tương tác của protein ức chế với Operator3. Đặc điểm chung trong cơ chế của Operon lac là gen điều hòa đều tạo ra protein ức chế4. Khi dịch mã bộ ba đối mã tiếp cận với các bộ ba mã hóa theo chiều 3’→ 5’
A 2
B 4
C 1
D 3
- Câu 22 : Cây cỏ thi (Achillea millefolium) mọc ở độ cao 30 m (so với mặt biển) thì cao 50 cm, ở mức 1400 m thì cao 35 cm, còn ở mức 3050 m thì cao 25 cm. Hiện tượng này biểu hiện:
A Thường biến
B Mức phản ứng của kiểu gen
C Sự mềm dẻo kiểu hình
D A+B+C.
- Câu 23 : Dạng đột biến nào có ý nghĩa đối với tiến hóa của bộ gen :
A Mất đoạn
B lặp đoạn.
C Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ.
D Đảo đoạn
- Câu 24 : Ở một loài thực vật, từ các dạng lưỡng bội người ta tạo ra các thể tứ bội có kiểu gen sau:(1) AAaa; (2) AAAa; (3) Aaaa; (4) aaaa.Trong điều kiện không phát sinh đột biến gen, những thể tứ bội có thể được tạo ra bằng cách đa bội hoá bộ nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử lưỡng bội là
A (3) và (4).
B (2) và (4).
C (1) và (4)
D (1) và (3).
- Câu 25 : Ở một loài thực vật, khi cho các cây thuần chủng P có hoa màu đỏ lai với cây có hoa màu trắng, F1 thu được tất cả các cây có hoa màu đỏ. Cho các cây F1 lai với một cây có màu trắng, thế hệ sau thu được tỉ lệ kiểu hình là 5 cây hoa màu trắng: 3 cây hoa màu đỏ. Ở loài thực vật này, để kiểu hình con lai thu được là 3 cây hoa màu trắng : 1 cây hoa màu đỏ thì kiểu gen của cơ thể đem lai phải như thế nào?
A AaBb x aabb
B AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb
C Aabb x aaBb hoặc AaBb x Aabb
D AaBb x Aabb
- Câu 26 : Màu sắc hoa loa kèn do gen nằm trong tế bào chất qui định, trong đó hoa vàng trội so với hoa xanh. Lấy hạt phấn của cây hoa vàng thụ phấn cho cây hoa xanh được F1. cho F1 tự thụ phấn tỉ lệ kiểu hình ở đời F2 là
A Trên mỗi cây đều có cả hoa vàng và xanh.
B 75% vàng: 25% xanh.
C 100% hoa vàng
D 100% hoa màu xanh.
- Câu 27 : Ở một loài chim, gen quy định màu sắc lông nằm trên vùng tương đồng của cặp NST giới tính, trong đó alen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen a quy định lông xám. Người ta đem lai giữa con trống lông đen thuần chủng và con mái lông xám thu được F1, tiếp tục cho các con F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là :
A 1 lông đen: 3 lông xám, trong đó lông xám toàn là con đực
B 3 lông đen: 1 lông xám, trong đó lông xám toàn là con đực
C 1 lông đen: 1 lông xám, trong đó lông xám toàn là con cái
D 3 lông đen: 1 lông xám, trong đó lông xám toàn là con cái
- Câu 28 : Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm di truyền của gen lặn quy định tính trạng thường nằm trên NST giới tính X:
A Có hiện di truyền chéo
B Tỉ lệ phân tính của tính trạng biểu hiện không giống nhau ở hai giới
C Kết quả của phép lai thuận và lai nghịch khác nhau
D Tính trạng có xu hướng dễ biểu hiện ở cơ thể mang cặp NST giới tính XX
- Câu 29 : Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở thể ba của loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là
A 25
B 24
C 48
D 12
- Câu 30 : Số đáp án không đúng: 1. Hầu hết các đoạn Okazaki ở sinh vật nhân sơ có kích thước vào khoảng 1000– 2000 nucleotit 2. Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hoá cho một axit amin trừ AUG và UGG 3. 61 bộ ba tham gia mã hóa axitamin4. Trong phiên mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trong vùng mã hoá của gen.5. Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’ -> 3’ để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ -> 5’.
A 5
B 2
C 3
D 4
- Câu 31 : Sau một số đợt nguyên phân, một tế bào sinh dục của một loài đòi hỏi môi trường cung cấp 756 nhiễm sắc thể đơn. Các tế bào con đều trở thành tế bào sinh trứng. 1,5625% số trứng được thụ tinh tạo ra một hợp tử lưỡng bội. Nếu các cặp NST đều có cấu trúc khác nhau, quá trình giảm phân tạo ra 512 kiểu giao tử thì hình thức trao đổi đoạn đã xảy ra là :
A Trao đổi đoạn tại một điểm ở một cặp NST tương đồng và trao đổi đoạn kép ở một cặp NST tương đồng khác.
B Trao đổi đoạn kép tại 2 cặp NST tương đồng.
C Trao đổi đoạn 2 điểm không cùng lúc ở 2 trong số các cặp NST tương đồng
D Trao đổi đoạn tại một điểm ở 2 cặp NST tương đồng.
- Câu 32 : 2 tế bào sinh tinh có kiểu gen DdEe khi giảm phân bình thường, có trao đổi chéo thực tế cho tối đa bao nhiêu loại tinh trùng ?
A 2
B 8
C 16
D 4
- Câu 33 : Trong trường hợp các gen phân ly độc lập, mỗi gen qui định một tính trạng, trội hoàn toàn, thì tỉ lệ kiểu hình (A-bbccD-) được tạo ra từ phép lai AaBbCcdd x AABbCcDd là bao nhiêu?
A
B
C
D
- Câu 34 : Biết A qui định quả ngọt trội hoàn toàn so với a qui định quả chua, quá trình giảm phân ở các cây bố, mẹ xảy ra bình thường, không có đột biến, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Đem lai các cây tứ bội với nhau trong 2 trường hợp, kết quả như sau:- Trường hợp 1: thế hệ sau xuất hiện 240 cây quả ngọt trong số 320 cây.- Trường hợp 2: thế hệ sau xuất hiện 350 cây quả ngọt: 350 cây quả chua.Phép lai nào dưới đây có thể cho kết quả của trường hợp 1 và trường hợp 2 ?1. AAaa x AAaa; 2. AAaa x Aaaa; 3. AAaa x aaaa 4. Aaaa x Aaaa 5. Aaaa x aaaa.Đáp án đúng là:
A 4 và 5
B 3 và 4.
C 2 và 3.
D 1 và 2.
- Câu 35 : Cho phép lai P: AaBbDdeeFF x AaBbDdEeff. Các cặp alen phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử, không phát sinh đột biến mới. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen mang 3 alen trội ở thế hệ con (F1) là:
A
B
C
D
- Câu 36 : Trong cặp NST giới tính đoạn không tương đồng là:
A Đoạn mang các gen đặc trưng cho mỗi chiếc
B Đoạn có các lôcut như nhau
C Đoạn mang gen qui định các tính trạng khác giới
D Đoạn mang gen qui định tính trạng giới tính
- Câu 37 : Một cây có kiểu gen tự thụ phấn, tần số hoán vị gen của tế bào sinh hạt phấn và tế bào noãn đều là 30%, thì con lai mang kiểu gen sinh ra có tỉ lệ:
A 4 %
B 12 %
C 10,5 %
D 5,25 %.
- Câu 38 : Mô tả nào dưới đây về quá trình dịch mã là đúng ?
A Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang một axit quan đặc biệt gắn vào với bộ ba kết thúc trên mARN.
B Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là UAX liên kết được với bộ ba mở đầu trên mARN.
C
Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là AUG liên kết được với bộ ba khởi đầu trên mARN.
D
Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang bộ ba đối mã đến khớp vào với bộ ba kết thúc trên mARN.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen