Đề thi thử THPT Quốc Gia ĐH Môn Sinh năm 2015 - Đ...
- Câu 1 : Cho biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Phép lai: AaBbddFfee x aaBbDdffEe cho kiểu hình aaB-ddF-E- ở con với tỉ lệ là
A
B
C
D
- Câu 2 : Một gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ có chiều dài 5100Ao và có tỉ lệ từng loại nuclêôtit bằng nhau. Phân tử mARN tổng hợp từ gen này có uraxin chiếm 35% và xitôzin chiếm 10%. Số nuclêôtit mỗi loại của phân tử mARN trên là
A A = 375, U = 525, X = 150, G = 450.
B A = 325, U = 525, X = 150, G = 500.
C A = 230, U = 525, X = 150, G = 595.
D A = 225, U = 525, X = 150, G = 600.
- Câu 3 : Trong trường hợp các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn. Phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con 9 : 9 : 3 : 3 : 3 : 3 : 1: 1 là
A AabbDd x AaBbDd.
B AaBbDd x AaBbDd.
C aaBbdd x AaBbDd.
D AaBbdd x AaBbDD.
- Câu 4 : Một quần thể thực vật giao phấn, locut gen quy định màu sắc hoa gồm 2 alen, alen trội quy định màu hoa đỏ, alen lặn quy định màu hoa vàng. Biết tần số alen trội bằng 3/5 tần số alen lặn. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng Hacđi–Vanbec, tỉ lệ hoa đỏ : hoa vàng trong quần thể trên là
A 0,96.
B 1,36.
C 0,36.
D 1,56.
- Câu 5 : Một đoạn mạch đơn của ADN có trình tự nuclêôtit sau:
A 5’ XAGGATGAXATA 3’.
B 5’ TATGTXATXXTG 3’.
C 5’ GTXXTAXTGTAT 3’.
D 5’ GTX.XTXTGTAT 3’.
- Câu 6 : Khi phân tích ADN trong nhân tế bào, tỉ lệ bazơ nitơ mang tính đặc trưng cho từng loài sinh vật là
A
B
C
D
- Câu 7 : Phát biểu nào sau đây không đúng với một hệ sinh thái?
A Trong hệ sinh thái sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn
B Trong hệ sinh thái sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn.
C Trong hệ sinh thái sự biến đổi vật chất diễn ra theo chu trình
D Phần lớn năng lượng truyền trong hệ sinh thái bị tiêu hao do hô hấp, tạo nhiệt,...
- Câu 8 : Ở mèo gen D quy màu lông đen, alen d quy định màu lông hung, các alen này nằm trên NST giới tính X, NST Y không mang gen, vì D trội không hoàn toàn so với d nên thể dị hợp có màu lông tam thể. Trong một phép lai người ta thu được ở F1 với tỉ lệ: 1 cái hung : 1 cái tam thể : 1 đực đen : 1 đực hung. Sơ đồ lai phù hợp với kết quả trên là
A XDXd x XDY.
B XdXd x XDY.
C XDXD x XdY.
D XDXd x XdY.
- Câu 9 : Các nhân tố chủ yếu chi phối sự hình thành các đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật trong tiến hoá nhỏ là
A Đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên
B Đột biến, giao phối và di nhập gen
C Đột biến, di nhập gen và chọn lọc tự nhiên
D Đột biến, giao phối và các nhân tố ngẫu nhiên
- Câu 10 : Tác động của nhân tố nào dưới đây có thể làm cho tần số alen có lợi trong quần thể giao phối giảm đi một cách nhanh chóng?
A Đột biến nghịch.
B Chọn lọc tự nhiên.
C Giao phối không ngẫu nhiên.
D Các yếu tố ngẫu nhiên.
- Câu 11 : Ở ruồi giấm, các gen quy định màu sắc thân và chiều dài cánh nằm cách nhau 18 cM trên cặp NST số II, gen quy định màu mắt nằm trên NST X, nhiễm sắc thể Y không mang gen. Biết rằng mỗi gen đều có 2 alen, không có đột biến mới xảy ra. Số loại kiểu gen tối đa có thể tạo ra qua ngẫu phối là
A 50
B 96
C 64
D 32
- Câu 12 : Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên trái đất, các dạng dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ
A Jura.
B Đêvôn.
C Triat (Tam điệp).
D Cacbon (Than đá).
- Câu 13 : Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, cách li địa lí có vai trò quan trọng vì:
A Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật.
B Cách li địa lí có vai trò thúc đẩy sự phân hoá vốn gen của quần thể gốc.
C Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện cách li sinh sản.
D Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện các đột biến theo nhiều hướng khác nhau.
- Câu 14 : Theo quan điểm của thuyết tiến hoá hiện đại, thực chất của quá trình tiến hoá nhỏ là
A Làm thay đổi tần số alen của loài.
B Hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật.
C Hình thành các đơn vị phân loại trên loài.
D Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
- Câu 15 : Cho biết các gen phân li độc lập, phép lai: AaBbddEeMm x AaBbDdEeMm, có thể cho tối đa số dòng thuần là
A 8
B 16
C 4
D 32
- Câu 16 : Một trong những đặc điểm của ưu thế lai là:
A Ưu thế lai được tạo ra từ việc lai các dòng bố và mẹ có kiểu gen dị hợp.
B Các đặc tính tốt của ưu thế lai được tăng cường và củng cố qua các thế hệ con cháu.
C Ưu thế lai thể hiện ở sinh trưởng phát triển nhanh, chống chịu tốt, năng suất cao.
D Các cơ thể có ưu thế lai cao là những cơ thể có kiểu gen ở trạng thái đồng hợp.
- Câu 17 : Ở một loài côn trùng, tính trạng mắt đỏ trội so với tính trạng mắt trắng, tính trạng cánh dài trội so với tính trạng cánh ngắn. Hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng này phân li độc lập. Một quần thể của loài ở trạng thái cân bằng Hacđi–Vanbec có 64% cá thể mắt đỏ và 51% cá thể cánh dài. Tỉ lệ cá thể có kiểu hình mắt trắng, cánh ngắn trong quần thể là
A 42,5%.
B 85%.
C 36,64%.
D 17,64%.
- Câu 18 : Ở ngô người ta xác định được gen quy định hình dạng hạt và gen quy định màu sắc hạt cùng nằm trên 1 NST tại các vị trí tương ứng trên NST là 18cM và 58cM. Các gen đều có quan hệ trội lặn hoàn toàn. Khi tiến hành lai F1 dị hợp về cả 2 cặp gen nói trên tỉ lệ phân li kiểu hình phù hợp nhất sẽ là
A 70,5%; 20,5%;4,5%;4,5%
B 9:3:3:1
C 51%; 24%;24%;1%
D 54%; 21%;21%; 4%
- Câu 19 : Một quần thể thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt, ở thế hệ xuất phát P có thành phần kiểu gen là 0,64AA + 0,32 Aa + 0, 04 aa. Tỉ lệ các kiểu gen tại thế hệ con thứ 5 sẽ là:
A 0,64AA : 0,32 Aa : 0, 04 aa
B 0,865AA : 0,01Aa : 0,135 aa
C 0,795 AA : 0,01Aa : 0,195aa
D 0,915AA : 0,001Aa : 0,085aa
- Câu 20 : Nuclêôxôm là cấu trúc có ở đối tượng nào sau đây?
A Các vi rut có bộ gen là ADN.
B Nhân tế bào nhân thực.
C Tế bào chất tế bào vi khuẩn.
D Tế bào chất tế bào nhân thực.
- Câu 21 : Theo quan niệm của Lamac, nguyên nhân tiến hóa là
A Sự tác động của chọn tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
B Sự đào thải các dạng kém thích nghi dưới tác động của điều kiện ngoại cảnh.
C Sự tác động của ngoại cảnh hoặc do sự thay đổi tập quán hoạt động ở động vật.
D Sự tác động của chọn nhân tạo thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
- Câu 22 : Năm 1953 S.Milơ (Stanley Miller) đã đưa vào bình thuỷ tinh kín một hỗn hợp khí CH4, NH3, H2 và hơi nước, trong điều kiện phóng điện liên tục nhiều ngày và đã thu được một số chất hữu cơ gồm cả axit amin. Thí nghiệm này nhằm chứng minh:
A Các chất hữu cơ đầu tiên xuất hiện trên trái đất là các axit amin.
B Các chất hữu cơ cao phân tử đầu tiên trên trái đất xuất hiện trong khí quyển nguyên thuỷ.
C Các chất hữu cơ đơn giản được hình thành trong khí quyển nguyên thuỷ của trái đất từ các chất vô cơ dưới tác động của nguồn năng lượng tự nhiên.
D Sự sống đầu tiên trên trái đất xuất hiện từ các chất vô cơ trong khí quyển nguyên thuỷ của trái đất dưới tác động của nguồn năng lượng tự nhiên.
- Câu 23 : Trong cơ chế điều hoà hoạt động của ôperôn Lac ở E.coli, chất cảm ứng có vai trò
A Kết hợp với prôtêin ức chế và ngăn cản prôtêin ức chế gắn vào vùng vận hành của operon
B Kết hợp với prôtêin ức chế, qua đó làm tăng hoạt tính của prôtêin này.
C Kết hợp với gen điều hoà qua đó ức chế hoạt động của gen này.
D Kết hợp với vùng vận hành của ôpêrôn, ngăn không cho prôtêin ức chế gắn vào vùng này.
- Câu 24 : Hệ thống nhóm máu ABO ở người do một locut gen gồm 3 alen trên NST thường quy định, bệnh mù màu đỏ lục gây nên bởi một gen lặn nằm trên NST X, nhiếm sắc thể Y không mang gen này. Theo lí thuyết trong quần thể người có tối đa bao nhiêu loại kiểu hình về hai locut gen trên?
A 8
B 16
C 6
D 32
- Câu 25 : Trong chọn giống thực vật, người ta có thể tạo ra các cây lai mang hai bộ gen của hai loài khác nhau bằng phương pháp:
A Dung hợp tế bào xôma (tế bào trần) của hai loài thành tế bào lai sau đó kích thích chúng phát triển thành cây lai.
B Cho hạt của hai loài nảy mầm trong cùng môi trường dinh dưỡng nhân tạo.
C Chuyển gen từ loài cây này sang tế bào của loài cây khác bằng véctơ là plasmid.
D Chuyển gen từ loài cây này sang tế bào của loài cây khác bằng véctơ là virut.
- Câu 26 : Phát biểu nào dưới đây là đúng về đột biến?
A Ở sinh vật nhân thực, các gen đột biến một khi đã xuất hiện, đều đi vào tất cả các tế bào con qua phân bào.
B Ở các loài giao phối, không phải tất cả các gen đột biến đều được di truyền từ bố mẹ cho con cái.
C Đột biến chuyển đoạn NST không làm mất đi các gen do đó không làm giảm sức sống hoặc gây chết cho sinh vật.
D Đột biến cấu trúc NST không có ý nghĩa trong quá trình hình thành loài mới.
- Câu 27 : Tháp sinh thái về số lượng có dạng đáy hẹp, rộng ở phía trên đặc trưng cho mối quan hệ
A Cỏ - động vật ăn cỏ
B Động vật phù du - tảo phù du
C Kí sinh - vật chủ
D Vật dữ - con mồi
- Câu 28 : Tiến hành các phép lai ở gà, người ta thu được các kết quả sau:
A Quy luật phân li.
B Quy luật tương tác át chế.
C Quy luật tương tác cộng gộp.
D Quy luật tương tác bổ sung.
- Câu 29 : Ở ngô, gen R quy định hạt có màu là trội so với alen r quy định hạt không màu. Cho biết cây tam nhiễm tạo ra 2 loại giao tử n và n + 1 đều có khả năng sống và thụ tinh bình thường. Phép lai RRr x rr cho tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là
A 7 có màu : 1 không màu.
B 5 có màu : 3 không màu.
C 5 có màu : 1 không màu.
D 3 có màu : 1 không màu.
- Câu 30 : Phát biểu nào dưới đây không đúng về gen cấu trúc?
A Gen cấu trúc gồm ba vùng: vùng điều hoà, vùng mã hoá và vùng kết thúc.
B Vùng điều hoà nằm ở đầu 3’của mạch gốc, mang thông tin mã hoá cho phân tử prôtêin ức chế.
C Phần lớn các gen ở sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ các êxôn là các intrôn.
D Vùng kết thúc nằm ở đầu 5’của mạch gốc mang tín hiệu kêt thúc phiên mã.
- Câu 31 : Ở sinh vật nhân sơ, tARN vận chuyển axit amin foocmin mêtiônin có bộ ba đối mã là
A XUG.
B UAG.
C TAX.
D UAX.
- Câu 32 : Một loài sinh vật lưỡng bội có 2n = 14. Khi quan sát tế bào xôma một cá thể của loài trên người ta thấy có 13 NST, phân tích hoá học cho thấy hàm lượng ADN trong tế bào không đổi. Tế bào của cơ thể đó đã xảy ra hiện tượng
A Đột biến dị bội dạng 2n + 1.
B Dung hợp 2 NST với nhau.
C Một NST bị mất trong phân bào.
D Một NST bị các enzim phân huỷ.
- Câu 33 : Một quần thể ngẫu phối, xét một gen với 2 alen D và d. Số cá thể dị hợp của quần thể là lớn nhất khi tần số của alen A và alen a có giá trị lần lượt là
A 0,9 và 0,1.
B 0,99 và 0,01.
C 0,5 và 0,5.
D 0,01 và 0,99.
- Câu 34 : Chuỗi ADN xoắn kép dạng vòng được tìm thấy ở
A Chỉ có ở vi khuẩn
B Chỉ có trong ti thể và lạp thể
C Một số vi rút, tất cả vi khuẩn, ti thể và lạp thể
D Toàn bộ vi rút, tất cả vi khuẩn, ti thể và lạp thể
- Câu 35 : Một loài động vật có bộ NST 2n = 12. Locut gen trên cặp nhiễm sắc thể số 1 gồm 3 alen, locut gen trên cặp NST số 5 gồm 4 alen. Quá trình giao phối tự do có thể tạo ra trong quần thể của loài các dòng thuần chủng về hai locut gen nói trên với tỉ lệ là
A 10%.
B 20%.
C 16%.
D 12%.
- Câu 36 : Hiện nay, vẫn còn tồn tại các sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh những sinh vật có tổ chức cao là do
A Ngày càng phong phú, đa dạng là chiều hướng tiến hóa cơ bản nhất.
B Thích nghi ngày càng hợp lý là chiều hướng tiến hóa cơ bản nhất.
C Sự tác động tổng hợp của cả 3 chiều hướng tiến hóa.
D Tổ chức ngày càng cao là chiều hướng tiến hóa cơ bản nhất.
- Câu 37 : Theo quan điểm của Đacuyn, đối tượng tác động chủ yếu của CLTN là:
A Quần thể.
B Cá thể và loài.
C Loài.
D Cá thể.
- Câu 38 : Phát biểu nào dưới đây không đúng về quá trình phiên mã?
A Sinh vật nhân thực, đại đa số các phân tử mARN tạo ra đều có các itron xen kẽ các exon và phải qua quá trình cắt các itron, nối exon.
B Ở sinh vật nhân sơ, quá trình phiên mã diễn ra trong tế bào chất, phân tử mARN hình thành tới đâu liền có các ribôxôm bám vào dịch mã.
C Ở sinh vật nhân thực, quá trình phiên mã xảy ra trên mạch gốc của gen cấu trúc vào kì trung gian của quá trình phân bào.
D Ở một số virut, mã di truyền có thể phiên từ phân tử ARN sang phân tử ADN nhờ enzim phiên mã ngược, sau đó phân tử ADN trực tiếp tham gia dịch mã.
- Câu 39 : Trong tế bào 2n ở người chứa hàm lượng ADN bằng 6 x 10 9 cặp nuclêôtit. Tế bào ở pha G2 chu kỳ tế bào chứa số nuclêôtit là
A 6 x 109 cặp nuclêôtit
B (6 x 2) x 109 cặp nuclêôtit
C (6 x 2) x 109 nuclêôtit
D 6 x 109 nuclêôtit
- Câu 40 : Tần số alen của quần thể có thể bị thay đổi một cách nhanh nhất dưới tác động của nhân tố nào dưới đây ?
A Chọn lọc tự nhiên
B Giao phối không ngẫu nhiên
C Biến dị tổ hợp.
D Đột biến.
- Câu 41 : Một quần thể giao phối, xét một gen với 2 alen A và a, nếu gọi p và q lần lượt là tần số của các alen A và a thì tần số của alen A khi quần thể ở trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec là
A
B
C
D
- Câu 42 : Phương pháp lai không tạo ra ưu thế laỉ ở đời con lai là
A Lai kinh tế.
B Lai khác dòng kép.
C Lai thuận nghịch giữa các dòng thuần chủng.
D Lai các cá thể sinh ra từ một cặp bố mẹ.
- Câu 43 : Trong tạo giống cây trồng có năng suất cao, người ta không tạo ra các dạng cây đa bội của loài cây trồng nào dưới đây?
A Ngô.
B Rau muống.
C Dưa hấu.
D Dâu tằm.
- Câu 44 : Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, tần số hoán vị gen là 25%. Phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1 ở đời con là
A
B
C
D
- Câu 45 : Trong trường hợp gen trội là trội hoàn toàn, phép lai cho ưu thế lai thấp nhất ở F1 là
A aaBBDDEE x aabbddee.
B AabbDDEE x AABBDDee.
C aabbDDee x aabbddee.
D AAbbddEE x AABBDDEE.
- Câu 46 : Điều kiện nghiệm đúng cho định luật phân li độc lập của Menden là
A Các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau và phân li độc lập nhau trong quá trình giảm phân.
B Các tính trạng chỉ do 1 cặp gen quy định và tính trạng trội phải trội hoàn toàn
C Phải phân tích trên 1 lượng lớn cá thể và các cặp gen quy định cá cặp tính trạng tương phản phải nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
D Bố mẹ khác nhau bởi các cặp tính trạng tương phản
- Câu 47 : Ngày nay khoa học có thể căn cứ vào kết quả phân tích số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong phân tử ADN của các loài khác nhau, để từ đó đánh giá mức độ quan hệ họ hàng giữa chúng. Đây là bằng chứng nào?
A Giải phẫu học so sánh.
B Phôi sinh học so sánh.
C Sinh học phân tử.
D Tế bào học và sinh học phân tử.
- Câu 48 : Một đoạn mạch đơn của ADN có trình tự nuclêôtit sau:5’ ATAXAGTAGGAX 3’. Mạch bổ sung của đoạn mạch đơn nói trên là
A 5’ XAGGATGAXATA 3’.
B 5’ TATGTXATXXTG 3’.
C 5’ GTXXTAXTGTAT 3’.
D 5’ GTX.XTXTGTAT 3’.
- Câu 49 : Tiến hành các phép lai ở gà, người ta thu được các kết quả sau:Phép lai 1:Gà lông nâu lai với gà lông nâu, F1 có tỉ lệ 75% gà lông nâu : 25% gà lông trắng.Phép lai 2:Gà lông trắng lai với gà lông trắng, F1 có 45 con lông nâu trong tổng số 240 con lông trắng và nâu. Quy luật di truyền chi phối màu lông ở gà trong các phép lai trên là
A Quy luật phân li.
B Quy luật tương tác át chế.
C Quy luật tương tác cộng gộp.
D Quy luật tương tác bổ sung.
- Câu 50 : Cho các thông tin sau:1 Rối loạn phân bào giảm phân I ở bố.2 Rối loạn phân bào giảm phân I ở mẹ.3 Giảm phân ở bố bình thường.4 Giảm phân ở mẹ bình thường.5 Đột biến cấu trúc ở cặp NST giới tính.6 Thụ tinh diễn ra bình thường.Nguyên nhân và cơ chế của hội chứng Claifentơ ở người là
A 1, 4, 5.
B 2, 3, 4.
C 2, 3, 5.
D 1, 4, 6.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen