- Mối quan hệ giữa kiểu gen và kiểu hình
- Câu 1 : Di truyền học hiện đại phân loại biến dị thành 2 loại:
A Biến dị thường biến và biến dị đột biến.
B Biến dị di truyền và biến dị không di truyền.
C Biến dị thường biến và biến dị tổ hợp.
D Biến dị tổ hợp và đột biến.
- Câu 2 : Biến dị di truyền là những biến dị liên quan tới:
A Đột biến gen.
B Đột biến nhiễm sắc thể.
C Biến dị tổ hợp.
D Tất cả đều đúng.
- Câu 3 : Nguyên nhân tạo ra thường biến là:
A Tác động trực tiếp của môi trường.
B Sự thay đổi cấu trúc của gen.
C Sự thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể.
D Sự thay đổi số lượng của nhiễm sắc thể.
- Câu 4 : Có thể tìm thấy thường biến:
A Chỉ ở động vật.
B Chỉ ở thực vật.
C Chỉ ở con người.
D Ở mọi sinh vật.
- Câu 5 : Lấy hạt của cây hoa Liên hình (Pimula sinensis) màu đỏ có kiểu gen AA đem trồng trong điều kiện 35oC thu được toàn bộ hoa màu trắng, vì:
A Gen A đột biến thành gen a.
B Tính trạng màu trắng của hoa Liên hình do gen A qui định.
C Tính trạng màu sắc của hoa Liên hình do nhiệt độ môi trường qui định.
D Tính trạng màu trắng của hoa Liên hình do tương tác kiểu gen AA với nhiệt độ cao (35oC).
- Câu 6 : Nội dung nào dưới đây là không đúng về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình:
A Kiểu hình của một cơ thể không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
B Bố mẹ không truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen.
C Khả năng phản úng của cơ thể trước môi trường do ngoại cảnh quyết định.
D Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
- Câu 7 : Điều nào dưới đây là không đúng:
A Trong 1 kiểu gen, mỗi gen có mức phản ứng riêng.
B Tính trạng số lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng.
C Kiểu gen quy định mức phản ứng, môi trường quy định kiểu hình cụ thể trong giới hạn cho phép của mức phản ứng.
D Kiểu gen quy định giới hạn năng suất của 1 giống vật nuôi hay cây trồng.
- Câu 8 : Giống vật nuôi ,cây trồng ,vi sinh vật là những quần thể do ...........(N-con người tạo ra ,P-phát sinh ngẫu nhiên ),có các đặc điểm di truyền vô cùng.........(Đ- đa dạng và phong phú ,O-nhất định ) ,chất lượng tốt năng suất cao và ổn định .Có các phản ứng .............(K-khác nhau ,G-giống nhau )đối với điều kiện khí hậu ,sinh thái,dinh dưỡng và kĩ thuật nhất định.
A N,Đ,G.
B N,Đ,K.
C N,O,G.
D N,O,K.
- Câu 9 : Bố mẹ truyền cho con:
A Kiểu gen và kiểu hình.
B Kiểu hình.
C Tính trạng đã hình thành sẵn.
D Kiểu gen.
- Câu 10 : Để phân biệt một biến dị là thường biến hay đột biến, người ta căn cứ vào:
A Kiểu gen của cá thể.
B Kiểu hình của cá thể.
C Khả năng phản ứng của cá thể đó trước những biến đổi của môi trường.
D Biến dị đó di truyền hay không di truyền.
- Câu 11 : Quan hệ nào dưới đây là không đúng:
A Kiểu gen quy định giới hạn năng suất của vật nuôi và cây trồng.
B Kỹ thuật sản xuất quy định năng suất cụ thể của 1 giống trong giới hạn của mức phản ứng.
C Kỹ thuật sản xuất quy định giới hạn năng suất của vật nuôi và cây trồng.
D Muốn vượt giới hạn năng suất của giống cũ phải tạo giống mới.
- Câu 12 : Phát biểu nào dưới đây về thường biến là không đúng:
A Phát sinh do kết quả của hiện tượng biến dị tổ hợp phát sinh qua quá trình giao phối.
B Biến đổi đồng loạt, theo một hướng xác định của một nhóm cá thể.
C Tương ứng với điều kiện môi trường nên có ý nghĩa thích nghi.
D Không di truyền do không liên quan tới những biến đổi trong kiểu gen.
- Câu 13 : Trong sản xuất, kiểu gen quy định:
A Sự biến đổi trên kiểu hình của một giống vật nuôi hoặc cây trồng.
B Các tính trạng không chịu sự chi phối của kỹ thuật sản xuất. C.
C Năng xuất của một giống vật nuôi hoặc cây trồng.
D Giới hạn năng suất của một giống vật nuôi hoặc cây trồng
- Câu 14 : Hiện tượng nào sau đây không phải là biểu hiện của đột biến?
A Một bé trai có ngón tay trỏ dài hơn ngón tay giữa, tai thấp, hàm bé
B Một cành hoa giấy màu trắng xuất hiện trên cây hoa giấy màu đỏ
C Sản lượng sữa của một giống bò thay đổi giữa các kì vắt sữa theo chế độ dinh dưỡng
D Lợn con mới sinh ra có vành tai bị xẻ thùy, chân bị dị dạng
- Câu 15 : Biến đổi nào sau đây không phải của thường biến:
A Cây rau mác khi sống ở các môi trường khác nhau thì có sự biến đổi về hình dạng lá khác nhau.
B Mèo xù lông khi gặp trời lạnh.
C Số lượng hồng cầu trong máu ngừoi tăng khi di chuyển lên vùng cao.
D Bọ que có hình dạng giống như chiếc que.
- Câu 16 : Thời điểm đột biến gen hiệu quả nhất trong quá trình phân bào là
A Kì trung gian lúc nhiễm sắc thể chưa nhân đôi
B Kì giữa lúc nhiếm sắc thể cuộn xoắn cực đai
C Kì sau lúc nhiễm sắc thể phân li
D Kì cuối lúc nhiễm sắc thế phân chia tế bào chất và nhân
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen