Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS...
- Câu 1 : Chọn câu đúng về đặc điểm cấu tạo các chất.
A. Các chất cấu tạo từ các phân tử, phân tử là hạt nhỏ nhất không thể phân chia được.
B. Ở thể rắn, lực liên kết giữa các phân tử, nguyên tử nhỏ hơn ở thể lỏng
C. Số phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất rất lớn vì kích thước của các hạt này rất nhỏ.
D. Vì thể tích bảo toàn nên khi trộn hai chất lỏng với nhau, thể tích của hỗn hợp sẽ bằng tổng thể tích của hai chất lỏng.
- Câu 2 : Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật trở nên chậm dần thì đại lượng nào dưới đây của vật không thay đổi?
A. Khối lượng và trọng lượng.
B. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng
C. Thể tích và nhiệt độ.
D. Nhiệt năng.
- Câu 3 : Nung nóng một cục sắt rồi thả vào một chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng:
A. Từ nhiệt năng sang cơ năng.
B. Từ cơ năng sang nhiệt năng.
C. Từ cơ năng sang cơ năng.
D. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.
- Câu 4 : Chọn câu sai về độ dẫn nhiệt của các chất.
A. Chất rắn dẫn nhiệt tốt.
B. Chất lỏng dẫn nhiệt kém.
C. Chất khí dẫn nhiệt còn kém hơn chất lỏng.
D. Chân không dẫn nhiệt tốt nhất.
- Câu 5 : Trong các tình huống sau đây, tình huống nào cốc sẽ bị nứt ?
A. Rót nước sôi đột ngột vào cốc thủy tinh có thành dày.
B. Rót nước sôi từ từ vào cốc thủy tinh có thành mỏng.
C. Rót nước sôi đột ngột vào cốc thủy tinh có thành dày trong đó đã đổ sẵn một thìa bằng bạc (hoặc nhôm).
D. Rót nước sôi đột ngột vào một cốc bằng nhôm.
- Câu 6 : Chất nào dưới đây có thể truyền nhiệt bằng đối lưu?
A. Chỉ chất khí.
B. Chỉ chất khí và chất lỏng.
C. Chỉ chất lỏng.
D. Cả chất khí, chất lỏng, chất rắn.
- Câu 7 : Chọn câu đúng. Gió được tạo thành là do:
A. Dòng đối lưu giữa các lớp không khí nóng và lạnh trên mặt đất.
B. Sự chênh lệch áp suất giữa các lớp không khí nóng và lạnh trên mặt đất.
C. Sự bức xạ nhiệt giữa các lớp không khí nóng và lạnh trên mặt đất.
D. Cả A, B,C đều đúng.
- Câu 8 : Chọn câu nhận xét đúng nhất. Cánh máy bay thường được quét ánh bạc để :
A. Giảm ma sát với không khí.
B. Giảm sự dẫn nhiệt.
C. Liên lạc thuận lợi hơn với các đài rađa.
D. ít hấp thụ bức xạ nhiệt của Mặt Trời.
- Câu 9 : Bức xạ nhiệt không phải là hình thức truyền nhiệt nào dưới đây?
A. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới nguời đứng gần bếp.
C. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng tới vỏ bóng đèn.
D. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng tới đầu không bị nung nóng của thanh đồng.
- Câu 10 : Cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn nào dưới đây là đúng?
A. Đồng, không khí, nước.
B. Đồng, nước, không khí.
C. Không khí, đồng, nước.
D. Không khí, nước, đồng.
- Câu 11 : Một cần cẩu có thể nâng một vật nặng 1500N lên độ cao 2m trong thời gian 55s . Công suất của cần cẩu sản ra là.
A. 600W
B. 300W
C. 750W
D. 1500W
- Câu 12 : Tính công suất P của một người đi bộ trong 1 giờ đi được 9000 bước, và mỗi bước cần một công là 40J.
A. 100(W)
B. 200(W)
C. 300(W)
D. 400(W)
- Câu 13 : Tìm hiệu suất của máy cơ khi hoạt động với công suất P=1600W thì nâng được một vật nặng 70kg lên độ cao 10m trong 36s.
A. 12%
B. 15%
C. 22%
D. 32%
- Câu 14 : Người A dùng ròng rọc động để nâng một vật lên cao 6m với lực kéo là 100N. Hỏi người công nhân đó phải thực hiện một công bằng bao nhiêu?
A. 600J
B. 300J
C. 1200J
D. 2400J
- Câu 15 : Một lực kéo F=500N tác dụng vào một vật làm vật di chuyển quãng đường 20m. Công thực hiện là:
A. 5000J
B. 100kJ
C. 10000J
D. 500J
- Câu 16 : Một máy kéo gia công trong thời gian 11 phút thực hiện một công là 30000J. Công suất của máy kéo đó là:
A. 500W
B. 1800000W
C. 30000W
D. 500kW
- Câu 17 : Khi đun một ấm nước bằng ấm điện nhiệt, độ của nước tăng nhanh chủ yếu là do:
A. Sự dẫn nhiệt.
B. Sự đối lưu.
C. Bức xạ nhiệt.
D. Bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt.
- Câu 18 : Khả năng hấp thụ nhiệt tốt của một vật sẽ phải phụ thuộc vào yếu tố nào của vật đó?
A. Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu.
B. Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu.
C. Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu.
D. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu.
- Câu 19 : Một con ngựa kéo xe đi được 120m với lực kéo là 200N trong thời gian 60s. Tính công suất làm việc của con ngựa?
A. 100(W)
B. 200(W)
C. 300(W)
D. 400(W)
- Câu 20 : Để đưa vật khối lượng m=300kg lên sàn xe tải có độ cao 1,25m thì dùng tấm ván nghiêng dài 5m. Biết lực ma sát của tấm ván có độ lớn là 100N. Lực kéo vật là bao nhiêu?
A. 550N
B. 650N
C. 750N
D. 850N
- Câu 21 : Trường hợp nào có tồn tại công cơ học?
A. Cậu bé đang ngồi học bài.
B. Cô bé đang chơi đàn pianô.
C. Nước ép lên thành bình chứa.
D. Con bò đang kéo xe.
- Câu 22 : Câu nào đúng khi nói về tính chất của các máy cơ đơn giản?
A. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.
B. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lợi bấy nhiêu lần về đường đi.
C. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lợi bấy nhiêu lần về công.
D. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về công.
- Câu 23 : Trong các vật cho sau đây, vật nào không có thế năng?
A. Viên đạn đang bay.
B. Hòn bi đang lăn trên mặt đất.
C. Lò xo để tự nhiên ở độ cao nhất định.
D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất.
- Câu 24 : Hãy cho biết đơn vị của công suất là gì?
A. Oát.
B. Niu ton.
C. Jun.
D. km/h.
- Câu 25 : Nếu nhúng vật rắn trong nước chịu tác dụng của những lực nào?
A. Lực đẩy Ác-si-mét.
B. Trọng lực và lực đẩy Ác-si-mét.
C. Trọng lực.
D. Không lực nào.
- Câu 26 : Sự dẫn nhiệt chỉ xảy ra giữa hai vật rắn khi nào?
A. Hai vật có nhiệt năng khác nhau.
B. Hai vật có nhiệt năng khác nhau, tiếp xúc nhau.
C. Hai vật có nhiệt độ khác nhau.
D. Hai vật có nhiệt độ khác nhau, không tiếp xúc nhau.
- Câu 27 : Ngăn đá của tủ lạnh được thiết kê thường đặt ở phía trên ngăn đựng thức ăn, để tận dụng sự truyền nhiệt bằng:
A. Dẫn nhiệt.
B. Bức xạ nhiệt.
C. Đối lưu.
D. Bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt.
- Câu 28 : Trường hợp ở câu nào sau đây vừa có động năng vừa có thế năng?
A. Một ô tô đang leo dốc.
B. Ô tô đang chạy trên đường nằm ngang.
C. Nước được ngăn trên đập cao.
D. Hòn đá nằm yên bên đường.
- Câu 29 : Hãy chọn câu trả lời đúng. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt nếu để lâu ngày vẫn bị xẹp?
A. Vì khi mới thổi không khí từ miệng vào quả bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại .
B. Vì cao su là chấn đàn hồi nên sau khi bị thổi nó tự động co lại.
C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.
D. Vì giữa các phân tử làm vỏ quả bóng có khoảng cách, nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.
- Câu 30 : Khi đứng gần một lò lửa, ta sẽ cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến ta bằng cách nào?
A. Sự dẫn nhiệt của không khí.
B. Sự đối lưu.
C. Sự bức xạ nhiệt.
D. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt.
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 22 Dẫn nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 12 Sự nổi
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 13 Công cơ học
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 25 Phương trình cân bằng nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 26 Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 28 Động cơ nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 27 Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 19 Các chất được cấu tạo như thế nào?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 20 Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 21 Nhiệt năng