Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 29 (có đáp án): Chính sá...
- Câu 1 : Những lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XX gồm
A. tư sản, nông dân và tiểu tư sản.
B. tư sản dân tộc, công nhân và địa chủ.
C. công nhân, tư sản và tiểu tư sản thành thị.
D. tiểu tư sản thành thị và công nhân.
- Câu 2 : Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897 - 1914) dẫn đến sự ra đời của giai cấp
A. nông dân.
B. công nhân.
C. tư sản.
D. tiểu tư sản.
- Câu 3 : Nông dân Việt Nam tham gia đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và thống trị (từ năm 1858) trước hết vì
A. địa vị chính trị.
B. độc lập dân tộc.
C. tinh thần cách mạng.
D. quyền lợi giai cấp.
- Câu 4 : Những năm đầu thế kỉ XX, đời sống kinh tế và xã hội Việt Nam có sự chuyển biến sâu sắc là do
A. tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
B. thực dân Pháp đã hoàn thành việc xâm lược và bình định nước Việt Nam.
C. tác động từ cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.
D. sự xuất hiện và xâm nhập của phương thức sản xuất phong kiến.
- Câu 5 : Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ gắn bó mật thiết nhất với lực lượng xã hội nào?
A. Thợ thủ công.
B. Tiểu thương.
C. Nông dân.
D. Tiểu tư sản.
- Câu 6 : Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), tư bản Pháp ở Việt Nam tập trung đầu tư vốn nhiều nhất vào lĩnh vực nào?
A. Nông nghiệp.
B. Giao thông vận tải.
C. Công nghiệp.
D. Thương nghiệp.
- Câu 7 : Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương khi
A. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã.
B. thế giới tư bản đang lâm vào khủng hoảng thừa.
C. cơ bản hoàn thành quá trình bình định Việt Nam.
D. cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.
- Câu 8 : Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, bao gồm các quốc gia
A. Lào, Miến Điện, Việt Nam.
B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
C. Cam-pu-chia, Mã Lai, Thái Lan.
D. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Miến Điện.
- Câu 9 : Nội dung nào không phản ánh đúng chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam trên lĩnh vực chính trị?
A. Chia Việt Nam thành ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau.
B. Pháp chi phối bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương.
C. Lập Liên bang Đông Dương, do viên Toàn quyền người Pháp đứng đầu.
D. Đứng đầu cơ quan hành chính cấp tỉnh là quan lại người Việt.
- Câu 10 : Thực dân Pháp đã thực hiện thủ đoạn gì để nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam?
A. Cấm hàng hóa các nước khác nhập vào Việt Nam.
B. Đánh thuế nhẹ hoặc miễn thuế với hàng hóa Pháp.
C. Giảm thuế đối với hàng hóa của nước ngoài (Trung Quốc, Nhật Bản,...).
D. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước Trung Quốc, Nhật Bản.
- Câu 11 : Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), xã hội Việt Nam bao gồm hai giai cấp cơ bản nào?
A. Địa chủ phong kiến và tiểu tư sản.
B. Địa chủ phong kiến và tư sản.
C. Địa chủ phong kiến và nông dân.
D. Công nhân và nông dân.
- Câu 12 : Mâu thuẫn cấp bách hàng đầu ở Việt Nam Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa
A. nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai
B. nông dân với địa chủ phong kiến.
C. giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.
D. tầng lớp tiểu tư sản với giai cấp vô sản.
- Câu 13 : Nội dung nào không phản ánh đúng những tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp tới nền kinh tế Việt Nam?
A. Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của Pháp và ngày càng lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
B. Kinh tế phát triển thiếu cân đối giữa các ngành kinh tế, giữa các vùng, miền trên cả nước.
C. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập, thay thế hoàn toàn cho quan hệ sản xuất phong kiến.
D. Xuất hiện một số đô thị (Hà Nội, Sài Gòn – Chợ Lớn,...) và khu công nghiệp hoạt động sầm uất.
- Câu 14 : Giai cấp nào trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX được đề cập đến trong đoạn trích sau: “Họ bị tước đoạt ruộng đất, phải gánh chịu rất nhiều thứ thuế và vô số các khoản phụ thu của các chức dịch trong làng”?
A. Công nhân.
B. Bình dân thành thị.
C. Tiểu tư sản.
D. Nông dân.
- Câu 15 : Điểm tiến bộ nhất của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với các phong trào đấu tranh trước đó là gi?
A. Do các sĩ phu tiến bộ lãnh đạo
B. Gắn việc giành độc lập dân tộc với cải biến xã hội
C. Chủ trương đoàn kết quốc tế
D. Xác định công - nông là động lực của cách mạng
- Câu 16 : Đầu thế kỉ XX, nhà tư sản nào ở Việt Nam được mệnh danh là “ông vua đường thủy”?
A. Bạch Thái Bưởi.
B. Nguyễn Hữu Hào.
C. Lê Phát Đạt.
D. Trần Hữu Định.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 1 Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
- - Trắc nghiệm Bài 2 Cách mạng tư sản Pháp (1789 -1794) - Lịch sử 8
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 3 Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 4 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 5 Công xã Pari 1871
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 6 Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 7 Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 8 Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX
- - Trắc nghiệm Bài 10 Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX - Lịch sử 8
- - Trắc nghiệm Bài 9 Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX - Lịch sử 8