Đề thi thử THPT QG môn Sinh học lần 2 năm 2018-201...
- Câu 1 : Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do 2 cặp gen phân li độc lập chi phối. Kiểu gen có cả 2 loại gen trội qui định quả tròn, chỉ mang một loại gen trội qui định quả bầu dục, kiểu gen đồng hợp lặn qui định quả dài. Cho cây quả bầu dục giao phấn với cây quả tròn, F1 phân li theo tỉ lệ 1 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai thỏa mãn kết quả trên?(1) AAbb × AaBb (2) Aabb × AaBb (3) aaBb × AaBB (4) AABb × aabb
A. 6
B. 5
C. 3
D. 7
- Câu 2 : Ở một loài hoa, xét ba cặp gen phân li độc lập, các gen này quy định các enzim khác nhau cùng tham gia vào một chuỗi phản ứng hoá sinh để tạo nên sắc tố ở cánh hoa theo sơ đồ sau:
A. 37/64
B. 9/64
C. 7/16
D. 9/16
- Câu 3 : Xét 4 gen cùng nằm trên một cặp NST thường, mỗi gen đều có 2 alen. Cho rằng trình tự các gen trong nhóm liên kết không thay đổi, số loại kiểu gen và giao tử tối đa có thể được sinh ra từ các gen trên đối với loài là
A. 136 kiểu gen và 8 loại giao tử
B. 136 kiểu gen và 16 loại giao tử
C. 3264 kiểu gen và 384 loại giao tử
D. 3264 kiểu gen và 16 loại giao tử
- Câu 4 : Một quần thể thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) có 20% số cây hoa trắng. Ở F3, số cây hoa trắng chiếm 25%. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?I. Tần số kiểu gen ở thế hệ P là 24/35 AA : 4/35 Aa : 7/35 aa.
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
- Câu 5 : Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm có các dạng là
A. lặp đoạn, mất đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn
B. thêm đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn
C. chuyển đoạn, lặp đoạn, thêm đoạn và mất đoạn
D. thay đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn
- Câu 6 : Một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền có 4% người mang nhóm máu O, 21% người có nhóm máu B còn lại là nhóm máu A và A B. Số người có nhóm máu AB trong quần thể là
A. 20%
B. 25%
C. 30%
D. 15%
- Câu 7 : Làm thế nào một gen đã được cắt rời có thể liên kết được với thể truyền là plasmit đã được mở vòng khi người ta trộn chúng lại với nhau để tạo ra phân tử ADN tái tổ hợp?
A. Nhờ enzim ligaza
B. Nhờ enzim restrictaza
C. Nhờ liên kết bổ sung của các nuclêôtit và nhờ enzim ligaza
D. Nhờ enzim ligaza và restrictaza
- Câu 8 : Vùng mã hoá của một gen ở sinh vật nhân thực có 51 đoạn exon và intron xen kẽ. Số đoạn exon và intron của gen đó lần lượt là
A. 25 ; 26
B. 27 ; 24
C. 24 ; 27
D. 26 ; 25
- Câu 9 : Một loài thực vật, tính trạng chiều cao thân do 2 cặp gen A, a và B, b phân li độc lập cùng quy định, trong đó, kiểu gen có cả 2 loại alen trội A và B quy định thân cao, các kiểu gen còn lại đều quy định thân thấp. Alen D quy định hoa vàng trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây dị hợp tử về 3 cặp gen (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 6 cây thân cao, hoa vàng : 6 cây thân thấp, hoa vàng : 3 cây thân cao, hoa trắng : 1 cây thân thấp, hoa trắng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Kiểu gen của cây P có thể là \(\frac{{Ad}}{{aD}}Bb\).
II. Trong các cây thân cao, hoa vàng F1 thì có 1/4 số cây dị hợp tử về 3 cặp gen.
III. F1 có tối đa 7 loại kiểu gen.
IV. F1 có 3 loại kiểu gen quy định cây thân thấp, hoa vàng.A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
- Câu 10 : Thể đồng hợp là
A. các cá thể khác nhau phát triển từ cùng 1 hợp tử
B. cá thể mang 2 alen trội thuộc 2 locus gen khác nhau
C. cá thể mang 2 alen khác nhau thuộc cùng 1 locus gen
D. cá thể mang 2 alen giống nhau thuộc tất cả các locus gen
- Câu 11 : Nhận xét nào dưới đây là không đúng khi nói về di truyền qua tế bào chất?
A. Lai thuận nghịch cho kết quả khác nhau
B. Tính trạng được biểu hiện đồng loạt ở thế hệ lai
C. Tính trạng chỉ được biểu hiện đồng loạt ở giới cái của thế hệ lai
D. Tính trạng được di truyền theo dòng mẹ
- Câu 12 : Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Giả sử có 1 thể đột biến của loài này chỉ bị đột biến mất đoạn nhỏ không chứa tâm động ở 1 NST thuộc cặp số 5. Cho biết không phát sinh đột biến mới, thể đột biến này giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về thể đột biến này?
I. Giao tử được tạo ra từ thể đột biến này có 12 NST.
II. Mức độ biểu hiện của tất cả các gen trên NST số 5 đều tăng lên.
III. Trong tổng số giao tử được tạo ra, có 50% số giao tử không mang NST đột biến.
IV. Tất cả các gen còn lại trên NST số 5 đều không có khả năng nhân đôi.A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
- Câu 13 : G.Menđen tìm ra qui luật phân li độc lập trên cơ sở nghiên cứu phép lai
A. một tính trạng
B. nhiều tính trạng
C. hai hoặc nhiều tính trạng
D. hai tính trạng
- Câu 14 : Trong một quần thể thực vật, trên nhiễm sắc thể số II, người ta phát hiện thấy xuất hiện các NST với trình tự gen phân bố như sau:
(1). ABCDEFGH. (2). AGCEFBDH (3). ABCGFEDH (4). AGCBFEDH
Các dạng đột biến đảo đoạn ở trên được hình thành theo trình tự:A. 1 → 3 → 4 → 2
B. 1 → 4 → 3 → 2
C. 1 → 2 → 3 → 4
D. 1 ← 3 ← 4 → 2
- Câu 15 : Gen A qui định hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa màu trắng. Quần thể ngẫu phối nào sau đây chắc chắn ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. Quần thể 4 : 75 % cây hoa màu đỏ : 25 % cây hoa màu trắng
B. Quần thể 1 : 100% cây hoa màu đỏ
C. Quần thể 2 : 50 % cây hoa màu đỏ : 50 % cây hoa màu trắ
D. Quần thể 3 : 100 % cây hoa màu trắng
- Câu 16 : Ưu thế lai
A. có thể được sử dụng để làm cơ sở tạo giống mới
B. biểu hiện ở F1 của lai khác loài, sau đó tăng dần qua các thế hệ
C. biểu hiện đồng đều qua các thế hệ lai liên tiếp
D. biểu hiện cao nhất ở F1 của lai khác dòng, sau đó giảm dần qua các thế hệ
- Câu 17 : Vùng khởi động (vùng P hay promotor) của Operon là
A. nơi ARN polymerase bám vào và khởi động quá trình phiên mã
B. vùng mã hóa cho prôtêin trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào
C. vùng gen mã hóa prôtêin ức chế
D. trình tự nuclêôtit đặc biệt, nơi liên kết của protein ức chế
- Câu 18 : Ở một loài thực vật, A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Cho các cây thân cao (P) tự thụ phấn, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình 9 cây thân cao : 1 cây thân thấp. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở thế hệ P, có 60% số cây thuần chủng.
II. Ở thế hệ F1, có 80% số cây thuần chủng.
III. Trong số các cây thân cao F1, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ 2/9.
IV. Lấy ngẫu nhiên hai cây thân cao ở F1, xác suất thu được hai cây thuần chủng là 49/81.A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
- Câu 19 : Hiện tượng di truyền làm hạn chế sự đa dạng của sinh vật là
A. phân li độc lập
B. tương tác gen
C. liên kết gen hoàn toàn
D. hoán vị gen
- Câu 20 : Để chuyển một gen của người vào tế bào vi khuẩn E. coli nhằm tạo ra nhiều sản phẩm của gen đó trong tế bào vi khuẩn, người ta có thể lấy mARN trưởng thành của gen người cần chuyển cho phiên mã ngược thành ADN rồi mới gắn ADN này vào plasmit và chuyển vào vi khuẩn. Người ta cần phải làm như vậy là vì gen bình thường của người
A. quá lớn không chui vào được tế bào vi khuẩn
B. sẽ không thể phiên mã được trong tế bào vi khuẩn
C. sẽ không thể dịch mã được trong tế bào vi khuẩn
D. là gen phân mảnh (có vùng mã hóa không liên tục)
- Câu 21 : Ở ngô, tính trạng chiều cao cây do ba cặp gen không alen, phân li độc lập tác động theo kiểu cộng gộp (A1a1, A2a2, A3a3). Mỗi alen trội khi có mặt trong kiểu gen làm cho cây cao thêm 10cm so với alen lặn, cây cao nhất có chiều cao 210cm. Phép lai giữa cây cao nhất với cây thấp nhất được F1. Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên được F2. Theo lí thuyết ở F2 loại cây có độ cao nào sau đây sẽ có tỉ lệ cao nhất?
A. 170cm
B. 150cm
C. 210cm
D. 180cm
- Câu 22 : Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Kiểu gen có thể có của thể một là
A. AaBbEe
B. AaBbDEe
C. AaBbDddEe
D. AaaBbDdEe
- Câu 23 : Pha sáng của quang hợp không có quá trình
A. quang phân li nước
B. tạo ATP, NADPH và ôxy
C. biến đổi trạng thái của diệp lục
D. khử CO2
- Câu 24 : Đặc điểm nào không giúp rễ cây tăng được tổng diện tích bề mặt hấp thụ nước và khoáng?
A. Rễ cây phân nhánh mạnh
B. Các tế bào lông hút có nhiều ti thể
C. Có số lượng lớn tế bào lông hút
D. Rễ cây có khả năng đâm sâu, lan rộng
- Câu 25 : Ở người, bệnh di truyền phân tử là
A. Ung thư máu
B. Tơcnơ
C. Đao
D. Bạch tạng
- Câu 26 : Những người bị suy tim thì nhịp tim của họ thường
A. bị rối loạn, lúc nhanh lúc chậm
B. như người bình thường
C. nhanh hơn so với người bình thường
D. chậm hơn so với người bình thường
- Câu 27 : Giao phối cận huyết và tự thụ phấn bắt buộc dẫn đến hiện tượng thoái hoá là do
A. các thể đồng hợp tăng, trong đó các gen lặn gây hại biểu hiện thành kiểu hình
B. các alen lặn gây hại bị gen trội lấn át trong kiểu gen dị hợp
C. xảy ra hiện tượng đột biến gen
D. tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau
- Câu 28 : Trong một quần thể thực vật, khi khảo sát 1000 cá thể, thì thấy có 280 cây hoa đỏ (kiểu gen AA), 640 cây hoa hồng (kiểu gen Aa), còn lại là cây hoa trắng (kiểu gen aa). Tần số tương đối của alen A và alen a là
A. A = 0,8 a = 0,2
B. A = 0,2 a = 0,8
C. A = 0,6 a = 0,4
D. A = 0,4 a = 0,6
- Câu 29 : Thông tin di truyền trên gen được biểu hiện thành tính trạng nhờ quá trình
A. phiên mã và dịch mã
B. nhân đôi ADN
C. nhân đôi ADN, phiên mã
D. phiên mã
- Câu 30 : Một quần thể thực vật giao phấn, sự tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ sẽ làm
A. thay đổi tần số alen nhưng không làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể
B. thay đổi tần số kiểu gen nhưng không làm thay đổi tần số alen của quần thể
C. tăng sự đa dạng di truyền của quần thể
D. tăng tần số kiểu gen dị hợp tử, giảm tần số kiểu gen đồng hợp tử
- Câu 31 : Xét gen A ở sinh vật nhân sơ. A bị đột biến thành gen a, gen a hơn A một liên kết hidro. Biết A và a có cùng kích thước, vùng mã hóa của chúng mã hóa cho một chuỗi polypeptide hoàn chỉnh có 298 axitamin. Có bao nhiêu ý sau đây đúng khi nói về A và a?
I- Số nuclêôtít tại vùng mã hóa của gen a là 1800.
II- A và a là hai gen alen, cùng quy định một tính trạng.
III- Đột biến hình thành a là đột biến mất một cặp nucleotide.
IV- Chuỗi polypeptide do a hai gen mã hóa luôn khác nhau về trình tự axitamin.A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
- Câu 32 : Một nam thanh niên bị mù màu có một em trai sinh đôi nhìn màu bình thường, có cùng nhóm máu. Cặp sinh đôi này là cùng trứng hay khác trứng, vì sao?
A. Khác trứng vì có 1 người bình thường và 1 người mù màu tức là họ khác kiểu gen
B. Cùng trứng vì cặp sinh đôi trên có cùng giới tính và nhóm máu tức là có cùng kiểu gen
C. Cùng trứng vì cặp sinh đôi trên có cùng nhóm máu tức là có cùng kiểu gen
D. Chưa thể khẳng định được là sinh đôi cùng trứng hay khác trứng vì chưa đủ dữ kiện
- Câu 33 : Ở mỗi loài, số nhóm gen liên kết thường bằng số nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể
A. lưỡng bội của loài đó (2n)
B. đơn bội của loài đó (n)
C. tứ bội của loài đó (4n)
D. tam bội của loài đó (3n)
- Câu 34 : Trong quá trình hình thành chuỗi pôlynuclêôtit, nhóm phôtphat của nuclêôtit sau sẽ gắn vào nuclêôtit liền trước ở vị trí
A. bất kì vị trí nào của đường
B. cacbon số 5' của đường
C. cacbon số 1' của đường
D. cacbon số 3' của đường
- Câu 35 : Phép lai nào sau đây không phải là lai gần?
A. Tự thụ phấn ở thực vật
B. Giao phối cận huyết ở động vật
C. Giữa các cá thể bất kì
D. Lai các con cùng bố mẹ
- Câu 36 : Gen đa hiệu là hiện tượng
A. một gen chi phối sự biểu hiện của hai hay nhiều tính trạng
B. hai hay nhiều gen khác locus tác động qua lại qui định kiểu hình mới khác hẳn với bố mẹ so với lúc đứng riêng
C. một gen có tác dụng kìm hãm sự biểu hiện của gen khác
D. hai hay nhiều gen không alen cùng qui định một tính trạng, trong đó mỗi gen có vai trò ngang nhau
- Câu 37 : Một nhóm tế bào sinh tinh ở thú giảm phân bình thường tạo ra 128 tinh trùng chứa NST giới tính Y. Số lượng tế bào sinh tinh nói trên là
A. 128
B. 64
C. 32
D. 16
- Câu 38 : Với 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường. Nếu không phân biệt vai trò của bố mẹ, trong quần thể sẽ có tối đa bao nhiêu kiểu giao phối khác nhau?
A. 6
B. 9
C. 1
D. 3
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen