Đề thi HK1 môn Sinh học 12 năm 2020 - Trường THPT...
- Câu 1 : Quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn ADN được gọi là quá trình gì?
A. quá trình tự nhân đôi
B. quá trình phiên mã
C. quá trình dịch mã
D. quá trình tái bản
- Câu 2 : Ở sinh vật nhân thực, quá trình tổng hợp prôtêin xảy ra ở đâu?
A. màng nhân
B. nhân con
C. tế bào chất
D. màng sinh chất
- Câu 3 : Trong cơ chế điều hòa hoạt động của Opêron Lac ở E.coli, prôtêin ức chế do thành phần nào tổng hợp nên?
A. Gen điều hòa
B. Gen cấu trúc
C. Vùng vận hành
D. Vùng khởi động
- Câu 4 : Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính bằng bao nhiêu?
A. 700 nm
B. 300 nm
C. 11 nm
D. 30 nm
- Câu 5 : Thể bốn kép có bộ NST dạng nào dưới đây?
A. 2n + 2 + 2
B. 2n + 2
C. 2n + 4
D. 2n + 4 + 4
- Câu 6 : Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử (2n), nếu tất cả các NST không phân li thì sẽ tạo thành thể nào dưới đây?
A. thể lục bội
B. thể tứ bội
C. thể lưỡng bội
D. thể tam bội
- Câu 7 : Cà chua có bao nhiêu nhóm gen liên kết?
A. 14
B. 8
C. 10
D. 12
- Câu 8 : Kiểu hình được tạo thành do sự tương tác giữa các yếu tố nào?
A. chế độ tưới tiêu và thời tiết
B. kiểu gen và môi trường
C. kiểu gen và điều kiện chăm sóc
D. khí hậu và điều kiện chăm sóc
- Câu 9 : Thể đột biến nào dưới đây có 22 NST trong mỗi tế bào sinh dưỡng?
A. Thể tứ nhiễm kép ở cải củ
B. Thể không nhiễm ở cà chua
C. Thể tam nhiễm kép ở ngô
D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
- Câu 10 : Cho phép lai: AaBbCCDd x AaBBCcDd. Biết các gen trội lặn hoàn toàn, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, hỏi tỉ lệ cá thể mang 4 tính trạng trội ở đời sau là bao nhiêu?
A. 9/16
B. 7/8
C. 5/9
D. 7/12
- Câu 11 : Ở một loài xét một cặp alen A, a trội lặn hoàn toàn. Một quần thể của loài sau giao phối ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu gen aa là 16%. Quần thể tiến hành tự thụ phấn bắt buộc qua 2 thế hệ. Hỏi ở thế hệ F2 sau tự thụ phấn, trong số những cá thể mang kiểu hình trội, số cá thể mang alen a chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 6/33
B. 8/35
C. 5/24
D. 3/29
- Câu 12 : Phương pháp tạo giống nào dưới đây chỉ liên quan đến một loài sinh vật?
A. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
B. Gây đột biến gen
C. Lai xa kèm đa bội hóa
D. Dung hợp tê bào trần
- Câu 13 : Khi nói về quá trình tự phối, điều nào sau đây là đúng?
A. Giúp tạo ra ưu thế lai có giá trị kinh tế cao
B. Làm giảm nhanh tần số kiểu gen đồng hợp
C. Không làm thay đổi tần số các alen qua các thế hệ
D. Giữ ổn định tần số kiểu gen dị hợp qua các thế hệ
- Câu 14 : Chất nào dưới đây thường được dùng để gây đột biến đa bội ở thực vật?
A. 5-brôm uraxin
B. Êtyl mêtal sunphônat
C. Cônsixin
D. Axit acrylic
- Câu 15 : Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở ba nhiễm sắc thể thuộc ba cặp tương đồng số 1, số 2 và số 3. Biết quá trình giảm phân không xảy ra trao đổi chéo. Hỏi theo lý thuyết tỉ lệ loại giao tử không mang nhiễm sắc thể đột biến trong tổng số giao tử là bao nhiêu?
A. 1/4
B. 1/8
C. 1/2
D. 1/16
- Câu 16 : Ở một loài thực vật, kiểu gen dạng A-B-, A-bb và aabb quy định kiểu hình thân cao, kiểu gen dạng aaB- quy định kiểu hình thân thấp. Khi cho lai cây thân cao với cây thân thấp, đời con thu được kiểu hình 5 thân cao : 3 thân thấp. Hãy xác định kiểu gen ở P.
A. AaBb x aaBB
B. AaBb x aaBb
C. AaBb x Aabb
D. AABb x aaBb
- Câu 17 : Phép lai: AB/ab x AB/ab cho đời sau có tối đa bao nhiêu kiểu gen?
A. 10
B. 9
C. 8
D. 12
- Câu 18 : Ở một loài thực vật, chiều cao thân do hai cặp gen A, a và B, b quy định, trong đó, kiểu gen có chứa cả hai alen trội quy định thân cao, các kiểu gen còn lại quy định thân thấp. Tính trạng màu hoa do cặp gen D, d quy định, trong đó alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Khi cho cơ thể dị hợp tử về ba cặp gen đang xét tự thụ phấn, người ta thu được đời con có kiểu hình thân cao, hoa trắng chiếm tỉ lệ 15,75%. Biết rằng diễn biến quá trình phát sinh giao tử đực và cái là như nhau, kiểu gen của P có thể là:
A. Ad/aD Bb
B. Ab/aB Dd
C. AD/ad Bb
D. AB/ab Dd
- Câu 19 : Trong kĩ thuật dung hợp tế bào trần, bước đầu tiên cần thực hiện là gì?
A. Tạo dòng thuần
B. Loại bỏ thành xenlulôzơ của tế bào
C. Loại bỏ nhân của hai tế bào
D. Dung hợp màng sinh chất của hai tế bào
- Câu 20 : Khi nuôi cấy hạt phấn của cây mang kiểu gen AaBbDdCC, người ta có thể tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần khác nhau?
A. 6
B. 2
C. 4
D. 8
- Câu 21 : Ở người, có 3 alen quy định nhóm máu là IA, IB và IO trong đó IA, IB trội hoàn toàn so với IA, IB và IO tương đương nhau. Một gia đình có hai anh em song sinh cùng trứng. Vợ của người em có nhóm máu B, con của hai người có nhóm máu O; vợ của người anh có nhóm máu B, con của hai người có nhóm máu A. Hãy xác định kiểu gen của cặp song sinh nêu trên.
A. IAIO
B. IAIB
C. IBIO
D. IOIO
- Câu 22 : Vì sao người mắc hội chứng Đao (mang 3 NST số 21) lại có khả năng sống sót cao hơn so với các thể ba liên quan đến các NST thường khác ở người?
A. Vì NST số 21 không mang gen quy định các tính trạng
B. Vì NST số 21 có số lượng gen ít hơn so với các NST khác
C. Vì NST số 21 có khả năng tự sửa chữa cao sau đột biến
D. Vì trên NST số 21 gồm các gen quy định các tính trạng không liên quan đến sức sống
- Câu 23 : Hội chứng Claiphentơ (nam giới mang NST giới tính dạng XXY) không phát sinh theo cơ chế nào dưới đây?
A. Ở bố, giảm phân diễn ra bình thường; ở mẹ, NST giới tính không phân li trong giảm phân 2
B. Ở bố, giảm phân diễn ra bình thường; ở mẹ, NST giới tính không phân li trong giảm phân 1
C. Ở bố, NST giới tính không phân ly trong giảm phân 2; ở mẹ, quá trình giảm phân diễn ra bình thường
D. Ở bố, NST giới tính không phân li trong giảm phân 1, ở mẹ, giảm phân diễn ra bình thường
- Câu 24 : Ở người, bệnh nào dưới đây liên quan đến NST giới tính?
A. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
B. Bệnh loạn dưỡng cơ Đuxen
C. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
D. Bệnh bạch tạng
- Câu 25 : Quần thể nào dưới đây có tần số alen A, a khác với các quần thể còn lại?
A. 0,15AA : 0,4Aa : 0,45aa
B. 0,1AA : 0,7Aa : 0,2aa
C. 0,45AA : 0,55aa
D. 0,3AA : 0,3Aa : 0,4aa
- Câu 26 : Trong khoa học hình sự, người ta thường sử dụng phương pháp nào dưới đây để tìm kiếm tội phạm trong các vụ án?
A. Liệu pháp gen
B. Sử dụng chỉ số ADN
C. Nghiên cứu tế bào học
D. Nghiên cứu phả hệ
- Câu 27 : Cho các hoạt động sau:1. Sử dụng các loài thiên địch trên đồng ruộng
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
- Câu 28 : Ai là người đầu tiên đưa ra khái niệm “Biến dị cá thể?
A. Moocgan
B. Menđen
C. Lamac
D. Đacuyn
- Câu 29 : Bộ NST dạng nào dưới đây có thể minh họa cho thể lệch bội?
A. 3n
B. 4n
C. 2n + 1
D. n
- Câu 30 : Học thuyết tiến hóa của Lamac có hạn chế nào dưới đây?
A. Cho rằng trong quá trình tiến hóa, sinh vật chủ động biến đổi về hình thái để thích nghi với môi trường
B. Cho rằng các biến dị thường biến có thể di truyền được cho thế hệ sau
C. Cho rằng trong lịch sử sinh giới, không có loài sinh vật nào bị đào thải mà chỉ biến đổi từ loài này sang loài khác
D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
- Câu 31 : Nội dung của tiến hóa lớn là gì?
A. quá trình biến đổi thành phần kiểu gen trong nội bộ loài
B. quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh giới
C. quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài
D. quá trình hình thành loài mới
- Câu 32 : Ở một loài thực vật, alen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định quả dài; alen B quy định quả chua trội hoàn toàn so với alen b quy định quả ngọt. Hai cặp alen này cùng nằm trên một cặp NST và liên kết gen hoàn toàn. Hỏi nếu không xét đến sự hoán đổi vị trí của bố mẹ thì có bao nhiêu phép lai có thể cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 : 2 : 1?
A. 6
B. 8
C. 4
D. 10
- Câu 33 : Cho các nhân tố tiến hóa sau:1. Giao phối không ngẫu nhiên
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
- Câu 34 : Trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi, chọn lọc tự nhiên có vai trò gì?
A. Loại bỏ những cá thể mang các đặc điểm kém thích nghi
B. Làm tăng sức sống và khả năng sinh sản của những cá thể thích nghi
C. Tạo ra những kiểu hình thích nghi với môi trường
D. Sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi đã có sẵn trong quần thể
- Câu 35 : Điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi-Vanbec không bao gồm nội dung nào sau đây?
A. Quần thể có số cá thể đủ lớn và diễn ra quá trình ngẫu phối/giao phấn ngẫu nhiên
B. Các loại giao tử, hợp tử có sức sống ngang nhau
C. Không có sự tác động của các nhân tố tiến hóa (di nhập gen, đột biến gen, chọn lọc tự nhiên…)
D. Tính trạng trội phải trội hoàn toàn
- Câu 36 : Ở một loài động vật, alen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen a quy định lông trắng. Hỏi phép lai nào dưới đây có thể sinh ra con có kiểu hình khác bố mẹ?
A. AA x Aa
B. Aa x Aa
C. aa x aa
D. AA x AA
- Câu 37 : Không xét đến trường hợp đột biến, người mẹ mang nhóm máu AB không thể sinh ra con mang nhóm máu nào sau đây?
A. O
B. AB
C. A
D. B
- Câu 38 : Sinh giới có tất cả bao nhiêu bộ ba mã hóa axit amin?
A. 63
B. 61
C. 64
D. 60
- Câu 39 : Loại axit nuclêic nào tham gia cấu tạo nên ribôxôm?
A. rARN
B. tARN
C. mARN
D. ADN
- Câu 40 : Đơn vị tiến hóa cơ sở phải thỏa mãn điều kiện nào sau đây?
A. Tồn tại thực trong tự nhiên
B. Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ
C. Có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian
D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen