Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí - Trường TH...
- Câu 1 : Lãnh thổ Việt Nam là khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm?
A. vùng đất,vùng biển, vùng núi
B. vùng đất liền, hải đảo, vùng trời
C. vùng đất, vùng biển, vùng trời
D. vùng đất, hải đảo, thềm lục địa
- Câu 2 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, đỉnh núi nào sau đây không thuộc vùng núi Đông Bắc?
A. Tây Côn Lĩnh
B. Kiều Liêu Ti
C. Pha Luông
D. Pu Tha Ca.
- Câu 3 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết địa danh nào sau không phải là Vườn quốc gia?
A. Cát Tiên
B. Bạch Mã
C. Cù Lao Chàm
D. Cúc Phương
- Câu 4 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cây công nghiệp chuyên môn hóa hàng đầu ở Đông Nam Bộ là?
A. Hồ tiêu
B. Điều
C. Cà phê.
D. Cao su
- Câu 5 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết tỉnh (thành phố) nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung?
A. Quảng Nam
B. Phú Yên
C. Bình Định
D. Đà Nẵng
- Câu 6 : Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 và 7 – hãy cho biết vịnh Xuân Đài thuộc tỉnh?
A. Phú Yên.
B. Sơn La
C. Thanh Hóa
D. Nghệ An
- Câu 7 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết trong các khu kinh tế ven biển sau đây, khu kinh tế ven biển nào không nằm ở vùng kinh tế trọng diểm miền Trung?
A. Chân Mây –Lăng Cô
B. Dung Quất
C. Chu Lai
D. Vân Đồn
- Câu 8 : Đặc trưng nổi bật của thời tiết miền Bắc nước ta vào nửa đầu mùa đông là?
A. lạnh và ẩm.
B. ẩm và có mưa phùn.
C. lạnh và khô
D. lạnh và có mưa phùn.
- Câu 9 : Thành phần kinh tế Nhà nước có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay là do?
A. chi phối hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế khác.
B. có số lượng doanh nghiệp thành lập mới hằng năm nhiều nhất trên cả nước.
C. chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
D. nắm các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt của quốc gia.
- Câu 10 : Khó khăn lớn nhất trong việc xây dựng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta là?
A. chất lượng nguồn lao động chưa cao
B. thiếu vốn
C. thiên tai hay xảy ra.
D. hậu quả của chiến tranh để lại.
- Câu 11 : So với các đồng bằng khác trong cả nước, đồng bằng sông Hồng có thế mạnh độc đáo về?
A. nuôi trồng thủy hải sản
B. sản xuất rau quả ôn đới vào vụ đông
C. sản xuất và trồng lúa cao sản.
D. chăn nuôi đại gia súc và gia cầm.
- Câu 12 : Cho biểu đồ: BIỂU ĐỒ CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC PHÂN THEO VÙNG GIAI ĐOẠN 2000 - 2014Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về cơ cấu sản lượng thủy sản khai thác phân theo vùng ở nước ta giai đoạn 2000 – 2014?
A. Tỉ trọng vùng Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng.
B. Tỉ trọng vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có xu hướng tăng.
C. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỉ trọng cao nhất.
D. Tỉ trọng các vùng còn lại của nước ta có xu hướng tăng.
- Câu 13 : Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là?
A. sinh vật biển
B. quặng bô xít
C. dầu mỏ và khí thiên nhiên
D. đất đỏ ba zan.
- Câu 14 : Cho bảng số liệu: Số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực của châu Á năm 2014?Mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt du khách quốc tế đến khu vực Đông Nam Á năm 2014 là?
A. 1013,3 USD.
B. 725,6 USD
C. 1216,7 USD
D. 1116,7 USD
- Câu 15 : Một trong những vấn đề mang tầm cỡ quốc tế đang được nhà nước ta rất quan tâm để phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng ở vùng biển, đảo là?
A. bảo vệ môi trường biển, đảo.
B. thăm dò và khai thác dầu khí trên thềm lục địa.
C. đẩy mạnh việc đánh bắt xa bờ bằng tàu lớn.
D. giải quyết vấn đề tranh chấp trên biển Đông.
- Câu 16 : Nhận định nào sau đây không đúng đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
A. Có thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng
B. Dân cư, nguồn lao động dồi dào, có trình độ cao.
C. Cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối tốt và đồng bộ.
D. Có TP.HCM là trung tâm phát triển rất năng động
- Câu 17 : Vai trò quan trọng nhất của sản xuất lương thực ở nước ta là?
A. trợ cấp cho các vùng chịu nhiều thiên tai.
B. đảm bảo lương thực cho người dân.
C. xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn.
D. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Câu 18 : Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển ngành khai thác thủy sản nước ta?
A. Công nghiệp chế biến
B. Cơ sở hạ tầng.
C. Thị trường.
D. Thiên tai.
- Câu 19 : Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp sẽ có tác động?
A. giảm bớt tình trạng độc canh
B. tạo điều kiện cho nông nghiệp hàng hoá phát triển.
C. giảm thiểu rủi ro trước biến động của thị trường.
D. tạo nguồn hàng tập trung cho xuất khẩu.
- Câu 20 : Tây Nguyên và Tây Bắc là những vùng có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ rất thấp, nguyên nhân cơ bản là do?
A. kết cấu hạ tầng yếu.
B. lắm thiên tai.
C. nghèo tài nguyên.
D. chưa mở cửa nền kinh tế.
- Câu 21 : Cà phê, cao su, hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Á do?
A. Truyền thống trồng cây công nghiệp từ lâu đời.
B. Có khí hậu nóng ẩm, đất badan màu mỡ
C. Thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn ổn định
D. Quỹ đất dành cho phát triển các cây công nghiệp này lớn
- Câu 22 : Một trong những hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là?
A. Phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi nguồn vốn lớn, công nghệ hiện đại
B. Ưu tiên phát triển các ngành truyền thống
C. Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.
D. Chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước.
- Câu 23 : Giao thông đường biển nước ta ngày càng phát triển chủ yếu là do?
A. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.
B. thu hút nhiều khách du lịch quốc tế.
C. tàu thuyền ngày càng tiện nghi hơn.
D. mở rộng buôn bán với các nước.
- Câu 24 : Khó khăn lớn nhất của Trung du và miền núi Bắc Bộ trong mối quan hệ kinh tế dọc biên giới với Trung Quốc là?
A. bị Trung Quốc chèn ép giá cả
B. hàng lậu khó kiểm soát.
C. dân cư thưa thớt
D. đường biên giới khúc khuỷu, khó giao lưu.
- Câu 25 : Vai trò của rừng phi lao ven biển của vùng Bắc Trung Bộ nước ta là?
A. ngăn chặn sự di chuyển của các cồn cát
B. giữ gìn nguồn gen
C. điều hòa dòng chảy của sông ngòi.
D. ngăn chăn sự xâm nhập mặn.
- Câu 26 : Điều kiện thuận lợi nhất cho đánh bắt thủy hải sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là?
A. ngoài khơi có nhiều đảo, quần đảo và các bãi cá có giá trị kinh tế cao.
B. thời tiết khá ổn định, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và bão
C. bờ biển dài, nhiều bãi cá, tôm và các hải sản khác.
D. ven biển có nhiều vũng, vịnh sâu, kín gió để xây dựng cảng cá.
- Câu 27 : Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long hàng năm có thể tiến thêm ra biển từ vài chục đến gần trăm mét là nhờ?
A. ven biển có nhiều đảo lớn, nhỏ.
B. thềm lục địa có đáy nông và có các cửa sông lớn.
C. ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá.
D. bở biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp
- Câu 28 : Các vùng kinh tế hợp thành miền tự nhiên Nam Trung Bộ và Nam Bộ là?
A. Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Nam Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng duyên hải miền Trung
C. Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.
D. Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Câu 29 : Ở Việt Nam, vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng là?
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Bắc Trung Bộ
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)