Đề kiểm tra 1 tiết Văn phần Thơ lớp 9 Học kì 2 !!
- Câu 1 : Đức tính cao đẹp của “người đồng mình” trong câu thơ: “Người đồng mình thô sơ da thịt – Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” mà người cha nói với con trong bài thơ “Nói với con” là:
A. Dễ thương, giàu tình cảm
B. Hồn nhiên, mạnh mẽ
C. Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh
D. Bản lĩnh, bền bỉ
- Câu 2 : Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” là:
A. So sánh và nhân hóa
B. Ẩn dụ và nhân hóa
C. Hoán dụ và so sánh
D. Hoán dụ và ẩn dụ
- Câu 3 : Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên là gì?
A. Cuộc sống đầy đủ của đứa con
B. Cuộc sống lam lũ nhưng thanh bình ở làng quê
C. Tấm lòng của người mẹ và ý nghĩa của những lời hát ru
D. Tình cảm và phẩm chất cao quý của người mẹ
- Câu 4 : Hình ảnh “Hàng cây đứng tuổi” trong bài thơ Sang thu có ý nghĩa biểu tượng nào?
A. Hình ảnh hàng cây già đi theo năm tháng
B. Hàng cây qua bao mùa thay lá
C. Con người từng trải đã đi qua nhiều giông bão của cuộc đời nay trở nên vững chãi, chín chắn.
- Câu 5 : Theo Y Phương, cội nguồi sinh dưỡng nuôi con lớn khôn là:
A. Tình yêu thương của cha mẹ
B. Dòng sữa mát trong của mẹ
C. Chiếc nôi quê hương êm đềm
D. Tình yêu thương của cha mẹ và quê hương
- Câu 6 : Các từ in đậm trong hai câu thơ: “Môt mùa xuân nho nhỏ/ Lặng lẽ dâng cho đời” thể hiện điều gì?
A. Sự nhỏ bé, mỏng manh
B. Sự khiêm nhường hiến dâng cho đời, cho quê hương, đất nước
C. Sự tận hiến cho cuộc đời
D. Mùa xuân giản dị, bình yên
- Câu 7 : Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh cây tre trong bài thơ Viếng lăng Bác là:
A. Hình ảnh con người Việt Nam kiên cường, bất khuất, bền bỉ
B. Phẩm chất trung – hiếu tiêu biểu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam
C. Cả a và b
- Câu 8 : Nội dung chính của bài thơ Mây và sóng là:
A. Ca ngợi tình cảm của đứa con dành cho mẹ
B. Ca ngợi công lao của người mẹ đối với con
C. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả, bất diệt
D. Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên
- Câu 9 : Dấu hiệu đầu tiên của mùa thu được Hữu Thỉnh cảm nhận trong bài Sang thu là:
A. Hương ổi
B. Sương qua ngõ
C. Tiếng sấm
D. Hàng cây đứng tuổi
- Câu 10 : Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải đã thể hiện thái độ dâng hiến cho đời như thế nào?
A. Sôi nổi, ồn ào
B. Tươi vui, náo nức
C. Lặng lẽ, khiêm nhường
D. Thành kính, nghiêm trang
- Câu 11 : Từ trời xanh trong câu: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Hoán dụ
D. Ẩn dụ
- Câu 12 : Phần II. Tự luận
Đọc câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
- Câu 13 : Cách xưng hô “con – Bác” của Viễn Phương trong bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện điều gì?
A. Sự gần gũi, thân thương
B. Sự thành kính, nghiêm trang
C. Sự ngưỡng mộ, biết ơn chân thành
D. Cả a, b, c
- Câu 14 : Lựa chọn từ thích hợp nhất để điền vào chỗ... trong nhận định sau: “Bài thơ con cò không chỉ đề cao tình mẫu tử thiêng liêng mà còn khẳng định ý nghĩa của...đối với cuộc đời mỗi con người”.
A. Lòng biết ơn
B. Sự thiếu thảo
C. Lời hát ru
D. Sự yêu thương
- Câu 15 : Câu thơ: “Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi” ngoài nghĩa tả thực còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Nhân hóa
D. Hoán dụ
- Câu 16 : Nội dung bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải là:
A. Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước
B. Tâm trạng tươi vui, rộn ràng của nhà thơ khi nhìn ngắm vẻ đẹp mùa xuân của thiên nhiên, đất nước
C. Tiếng lòng yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; đồng thời thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến, góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc
D. Nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng mùa xuân đất nước
- Câu 17 : Ý nghĩa nhan đề bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là:
A. Biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của cuộc đời mỗi con người
B. Sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cái tôi cá nhân với cái ta cộng đồng
C. Nguyện ước muốn làm một mùa xuân cống hiến những gì tươi đẹp nhất cho cuộc đời, cho đất nước một cách khiêm nhường và lặng lẽ.
D. Cả a, b, c
- Câu 18 : Bài thơ Con cò được rút ra từ tập thơ nào của nhà thơ Chế Lan Viên?
A. Ánh sáng và phù sa (1960)
B. Hoa ngày thường – chim báo bão (1967)
C. Hái theo mùa (1977)
D. Hoa trên đá (1984)
- Câu 19 : Nội dung chính của bài thơ Mây và sóng là gì?
A. Ca ngợi tình cảm của đứa con dành cho mẹ
B. Ca ngợi công lao của người mẹ đối với con
C. Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên
D. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt
- Câu 20 : Dòng nào dưới đây nêu đầy đủ tên các bài thơ có nội dung đề cập đến tình cảm của cha mẹ đối với con cái?
A. Con cò, Nói với con, Mây và sóng
B. Sang thu, con cò
C. Nói với con, Viếng lăng Bác
D. Mùa xuân nho nhỏ, Con cò, Nói với con
- Câu 21 : Câu thơ: “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Ẩn dụ
B. So sánh
C. Nhân hóa
D. Hoán dụ
- Câu 22 : Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, tác giả Viễn Phương đã viết hai câu thơ có sử dụng hình ảnh mặt trời.
- Câu 23 : Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
- Câu 24 : Trong bài thơ Nói với con, người cha nhắc nhở người con về những đức tính cao đẹp nào của “người đồng mình”. Nêu cảm nhận của em về 4 câu cuối bài thơ:
- Câu 25 : Chứng minh rằng: “Sang thu thể hiện cảm xúc tinh tế của Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu”.
- Câu 26 : Chép lại chính xác khổ thơ cuối bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh và nêu cảm nhận của em về đoạn thơ đó.
- - Đề thi giữa HKI môn Ngữ văn lớp 9 năm 2018 - Trường THCS Trực Đạo
- - Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2018-2019, Trường THCS Tân Phú
- - Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2018-2019, Trường THCS Tống Văn Trân
- - Đề thi HK1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017-2018, Trường THCS Trung Kiên
- - Đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2018-2019, Trường THCS Chu Văn An
- - Đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017-2018, Trường THCS Văn Đức
- - Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017-2018, Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
- - Đề thi thử vào lớp 10 năm 2020 môn Ngữ Văn - Phòng GD&ĐT Cẩm Giàng
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 9 năm 2020 - Phòng GD&ĐT thị xã Buôn Hồ
- - Đề thi thử vào lớp 10 năm 2020 môn Ngữ Văn - Sở GD&ĐT Khánh Hoà