- Nhiễm sẵc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- Câu 1 : Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ?
A Gen và ARN
B protein và rARN
C ADN và protein
D ADN và ARN
- Câu 2 : Trong cấu trúc nhiễm sắc thể của sinh vật nhân thực, đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 8 phân tử prôtêin histon được gọi là:
A sợi cơ bản
B nuclêôxôm.
C crômatit.
D sợi nhiễm sắc.
- Câu 3 : Trong tế bào nhân thực, thứ tự sắp xếp từ đơn vị cấu trúc cơ bản đến phức tạp của NST là:
A nuclêôxôm → crômatit → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản.
B nuclêôxôm → sợi cơ bản → crômatit → sợi nhiễm sắc.
C nuclêôxôm → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit.
D nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → crômatit.
- Câu 4 : Đơn vị cấu trúc nhỏ nhất của NST ở sinh vật nhân thực là:
A Nucleoxôm
B Nucleotit
C protein
D ADN
- Câu 5 : Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?(1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể.(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.(3) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.(4) Có thể làm gen trên nhiễm sắc thể hoạt động mạnh lên.
A 4
B 2
C 5
D 3
- Câu 6 : Trong các dạng đột biến sau, có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay đổi hình thái của NST?1. Mất đoạn. 2. Lặp đoạn NST. 3. Đột biến gen. 4. Đảo đoạn ngoài tâm động.5. Chuyển đoạn không tương hỗ.
A 4
B 3
C 2
D 1
- Câu 7 : Khi nói về đột biến lặp đoạn NST, phát biểu nào sau đây không đúng?
A Làm thay đổi số lượng gen xảy ra trong cùng một cặp NST
B Làm tăng số lượng gen trên NST
C Có thể xảy ra ở NST thường hoặc NST giới tính
D Làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác
- Câu 8 : Khi nói về đột biến chuyển đoạn NST, phát biểu nào sau đây không đúng?
A Đột biến chuyển đoạn NST làm thay đổi nhóm liên kết gen.
B Đột biến chuyển đoạn NST có thể làm giảm số lượng NST trong tế bào
C Đột biến chuyển đoạn NST có thể làm thay đổi mức độ biểu hiện của gen.
D Đột biến chuyển đoạn NST thường làm tăng sức sống cho sinh vật do các gen có lợi được chuyển về nằm trên cùng một NST nên chúng có cơ hội di truyền cùng nhau.
- Câu 9 : Ở người, mất đoạn NST số 22 gây ra
A Bệnh ung thư máu
B Bệnh thiếu máu
C Bệnh máu khó đông
D Bệnh Đao
- Câu 10 : Ở lúa mạch, sự gia tăng hoạt tính của enzim amilaza xảy ra do:
A Có một đột biến đảo doạn NST.
B Có một đột biến lặp đoạn NST.
C Có một đột biến chuyển đoạn NST.
D Có một đột biến mất đoạn NST.
- Câu 11 : Một tế bào sinh tinh của người tiến hành giảm phân tạo giao tử. Trong quá trình giảm phân xảy ra đột biến chuyển đoạn giữa NST số 13 và NST số 18. Trong các loại tinh trùng đột biến, tỉ lệ loại tinh trùng mang 1 NST đột biến chuyển đoạn là bao nhiêu?
A 1/4
B 1/3
C 2/3
D 1/2
- Câu 12 : Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?(1) Sự trao đổi chéo không cân giữa hai nhiễm sắc thể cùng cặp tương đồng dẫn đến hiện tượng lặp đoạn và mất đoạn nhiễm sắc thể.(2) Đột biến mất đoạn làm thay đổi hình thái của nhiễm sắc thể.(3) Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể cũng có thể dẫn đến ung thư.(4) Thường có lợi cho thể đột biến.
A 4
B 2
C 3
D 1
- Câu 13 : Sơ đồ sau đây minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc NST nào?(1): ABCD*EFGH →ABGFE*DCH (2): ABCD*EFGH → AD*EFGBCH
A (1) đảo đoạn chứa tâm động – (2) chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể
B (1) và (2) đều đảo đoạn chứa tâm động
C (1) chuyển đoạn không chứa tâm động (2) chuyển đoạn trong một NST
D (1) đảo đoạn chứa tâm động – (2) đảo đoạn không chứa tâm động
- Câu 14 : Ở một loài động vật người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên NST số III như sau:1. ABCDEFGHI 2. HEFBAGCDI 3. ABFEDCGHI 4. ABFEHGCDICho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại đều được phát sinh do 1 đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng sự phát sinh các nòi trên là:
A 1 → 3 → 2 → 4
B 1 → 3 → 4 → 2
C 1 → 4 → 2 → 3
D 1 → 2 → 4 → 3
- Câu 15 : Cà độc dược có 2n = 24. Có một thể đột biến trong đó cặp NST số 1 có 1 chiếc bị mất đoạn, một chiếc NST số 3 bị đảo 1 đoạn khi giảm phân nếu các NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra giao tử không mang NST đột biến có tỉ lệ ?
A 0,25
B 0.5
C 0.75
D 1
- Câu 16 : Một thể đột biến chuyển đoạn không tương hỗ giữa cặp NST số 1 và số 3, cặp NST số 5 bị mất một đoạn các cặp NST khác bình thường. Trong cơ quan sinh sản thấy 1200 tế bào bước vào vùng chín thực hiện giảm phân tạo tinh trùng. Số giao tử mang NST đột biến là
A 0,875
B 600
C 1050
D 4200
- Câu 17 : Ở ruồi giấm 2n = 8 có một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 1 có một chiếc bị mất đoạn, một chiếc của NST số 3 bị đảo 1 đoạn, ở NST số 4 bị lặp đoạn. Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra giao tử mang 2 NST bị đột biến chiếm tỷ lệ ?
A 0,375
B 0.5
C 0.75
D 1
- Câu 18 : Đoạn ADN quấn quanh các nucleoxôm và đoạn nối có khối lượng 12,162.105 đvC. Biết số nucleotit quấn quanh các nucleoxôm bằng 6,371 lần số nucleotit giữa các đoạn nối. biết khoảng cách giữa các nucleoxôm là như nhau. Số phân tử protein histon và số nucleotit giữa 2 nucleoxom kế tiếp lần lượt là:
A 96 và 50
B 107 và 50
C 107 và 550
D 170 và 50
- Câu 19 : Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về NST giới tính ở động vật ?(1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục(2) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính(3) Hợp tử mang cặp NST giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực(4) Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.
A 4
B 2
C 1
D 3
- Câu 20 : Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm ảnh hưởng đến số lượng vật chất di truyền là
A chuyển đoạn, lặp đoạn.
B mất đoạn, chuyển đoạn.
C đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể
D lặp đoạn, mất đoạn.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen