Đề thi thử THPTQG 2017 môn Địa lý - Sở GDĐT Vĩnh P...
- Câu 1 : Thành tựu của nước ta trong công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực là
A tỉ lệ nghèo phân hóa rõ rệt giữa các vùng.
B cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nhưng không ổn định.
D thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
- Câu 2 : Rừng thưa nhiệt đới khô nhiều nhất ở vùng nào của nước ta?
A Trung du miền núi Bắc Bộ.
B Tây Nguyên.
C Đông Nam Bộ.
D Bắc Trung Bộ.
- Câu 3 : Nguyên nhân nào tạo nên những ngày nắng nóng trong mùa đông ở miền Bắc nước ta?
A Gió mùa mùa đông lạnh khô.
B Gió Lào.
C Gió Tín phong.
D Gió mùa mùa đông lạnh ẩm.
- Câu 4 : Dựa vào biểu đồ đường - Lưu lượng nước trung bình sông Hồng, sông Đà Rằng, sông Mê Công trong Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, nhận xét nào sau đây là đúng?
A Lưu lượng nước trung bình sông Mê Công lớn nhất.
B Lưu lượng nước trung bình sông Hồng lớn nhất.
C Lưu lượng nước trung bình sông Đà Rằng ở mức trung bình.
D Lưu lượng nước trung bình sông Hồng nhỏ nhất.
- Câu 5 : Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta là nơi có
A hướng núi và thung lũng nổi bật là vòng cung.
B địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế.
C đồng bằng châu thổ mở rộng.
D đầy đủ 3 đai khí hậu ở miền núi.
- Câu 6 : Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất đai của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta là do
A thiếu nước nghiêm trọng về mùa khô.
B hạn hán, bão, lũ
C bão, lũ, trượt lở đất.
D thời tiết không ổn định.
- Câu 7 : Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi đặc điểm nào của vị trí địa lí?
A Nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc.
B Tiếp giáp với Biển Đông.
C Tiếp giáp cả biển và đất liền.
D Gần trung tâm Đông Nam Á.
- Câu 8 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết vùng nào sau đây tập trung nhiều dầu khí nhất nước ta?
A Thềm lục địa phía Bắc.
B Thềm lục địa phía Nam.
C Đồng bằng sông Hồng.
D Đồng bằng sông Cửu Long
- Câu 9 : Ven biển nước ta, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, ít sông đổ ra biển thuận lợi nhất cho nghề
A khai thác, nuôi trồng thủy hải sản.
B khai thác dầu khí.
C làm muối.
D giao thông vận tải biển.
- Câu 10 : Mùa mưa vào thu đông là đặc điểm của vùng nào ở nước ta?
A Tây Nguyên.
B Đông Trường Sơn.
C Miền Nam.
D Miền Bắc.
- Câu 11 : Dựa vào bảng số liệu:Nhiệt độ trung bình và biên độ nhiệt năm của ba địa điểm ở nước ta.Nhận xét nào sau đây không đúng?
A Hà Nội có nhiệt độ trung bình thấp nhất, biên độ nhiệt năm cao nhất.
B Huế có nhiệt độ trung bình và biên độ nhiệt năm trung bình.
C Hà Nội có nhiệt độ trung bình và biên độ nhiệt năm cao nhất.
D TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ trung bình cao nhất, biên độ nhiệt năm thấp nhất.
- Câu 12 : Dựa vào bảng số liệu:Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của hai địa điểm ở nước ta.Nhận xét nào sau đây là đúng?
A Hà Nội có lượng mưa cao hơn, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm thấp hơn.
B Hà Nội có lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm thấp hơn.
C TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm cao hơn.
D Hà Nội có lượng mưa và lượng bốc hơi thấp hơn, cân bằng ẩm cao hơn
- Câu 13 : Việt Nam có đường biên giới trên đất liền và cả trên biển với các nước nào?
A Trung Quốc và Lào.
B Trung Quốc và Campuchia.
C Trung Quốc, Lào và Campuchia.
D Lào và Campuchia.
- Câu 14 : Gió mùa Đông Bắc tác động mạnh nhất đến vùng nào ở nước ta?
A Đông Bắc.
B Tây Bắc.
C Bắc Trung Bộ.
D Tây Nguyên.
- Câu 15 : Chế độ nước sông ở nước ta theo mùa là do nguyên nhân nào sau đây?
A Khí hậu có sự phân mùa.
B Địa hình có độ dốc nhỏ, mưa nhiều.
C Nhận lượng nước từ ngoài lãnh thổ lớn.
D Địa hình có độ dốc lớn, mưa nhiều.
- Câu 16 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng ngập mặn?
A Cho năng suất sinh học cao.
B Diện tích đã bị thu hẹp nhiều.
C Có nhiều loài cây gỗ quý.
D Phân bố ở ven biển.
- Câu 17 : Trở ngại lớn trong sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta là
A bão, lũ lụt, trượt lở đất, hạn hán.
B xói mòn, rửa trôi đất, lũ lụt, thiếu nước nghiêm trọng.
C nhịp điệu mùa của khí hậu, dòng chảy sông ngòi và thời tiết không ổn định.
D động đất, lũ quét, lũ ống, hạn hán.
- Câu 18 : Vùng biển mà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên là vùng
A tiếp giáp lãnh hải.
B vùng đặc quyền kinh tế.
C lãnh hải.
D thềm lục địa.
- Câu 19 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) ở nước ta?
A Biên độ nhiệt lớn.
B Có 2 mùa mưa và khô rõ rệt.
C Không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C.
D Biên độ nhiệt nhỏ.
- Câu 20 : Nguyên nhân nào làm cho thiên nhiên nước ta có sự phân hóa Bắc - Nam?
A Do nước ta nằm trong khu vực Đông Nam Á.
B Do lãnh thổ nước ta hẹp ngang theo chiều kinh độ.
C Do lãnh thổ nước ta kéo dài theo nhiều vĩ độ.
D Do nước ta tiếp giáp biển.
- Câu 21 : Nguyên nhân nào làm cho độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc xuống thấp hơn ở miền Nam nước ta?
A Miền Nam có nhiệt độ trung bình năm lớn hơn miền Bắc.
B Miền Nam có lượng mưa trung bình năm lớn hơn miền Bắc.
C Miền Bắc có nhiệt độ trung bình năm lớn hơn miền Nam.
D Miền Bắc có lượng mưa trung bình năm lớn hơn miền Nam.
- Câu 22 : Dựa vào bảng số liệu:Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của hai địa điểm ở nước ta.Biểu đồ nào thể hiện rõ nhất việc so sánh giữa lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm?
A Đường biểu diễn.
B Kết hợp.
C Cột ghép giữa Hà Nội với TP. Hồ Chí Minh.
D Cột ghép giữa 03 yếu tố.
- Câu 23 : Nguyên nhân nào làm cho thiên nhiên Việt Nam khác hẳn với thiên nhiên các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á, Bắc Phi?
A Do nước ta tiếp giáp Trung Quốc, Lào và Campuchia.
B Do Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.
C Do nước ta nằm gần Xích Đạo.
D Do Việt Nam có bờ biển dài, khúc khuỷu.
- Câu 24 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây ở nước ta không tiếp giáp Lào?
A Gia Lai.
B Điện Biên.
C Hà Tĩnh.
D Quảng Nam.
- Câu 25 : Địa hình dưới 1000m ở nước ta chiếm bao nhiêu diện tích lãnh thổ cả nước?
A 80%.
B 85%.
C 75%.
D 90%.
- Câu 26 : Giới hạn đai ôn đới gió mùa trên núi ở nước ta có độ cao là bao nhiêu?
A Ở miền Bắc từ 600 - 700m đến 1600 - 1700m, miền Nam từ 900 - 1000m đến 1600 - 1700m.
B Dưới 600 - 700m ở miền Bắc, dưới 900 - 1000m ở miền Nam.
C Từ 1600 - 1700m đến 2600m.
D Từ 2600m trở lên.
- Câu 27 : Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới vào tháng, năm nào?
A 7/1997.
B 7/2007.
C 1/2007.
D 1/1997.
- Câu 28 : Nước ta có thuận lợi để giao lưu, phát triển kinh tế với các nước do
A nằm trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.
B nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế cùng với các tuyến đường bộ và đường sắt xuyên Á.
C nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.
D sự phân hóa về tự nhiên.
- Câu 29 : Biểu đồ tròn - Tỉ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông trong Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 thể hiện nội dung nào sau đây?
A Sự thay đổi tỉ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông.
B Sự chuyển dịch cơ cấu tỉ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông.
C Tốc độ tăng trưởng tỉ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông.
D Cơ cấu tỉ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông.
- Câu 30 : Địa hình núi theo hướng vòng cung ở nước ta thể hiện rõ ở vùng núi nào?
A Đông Bắc và Trường Sơn Nam.
B Đông Bắc và Tây Bắc.
C Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
D Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
- Câu 31 : Gió thổi quanh năm ở nước ta là
A gió mùa Đông Bắc.
B gió Tín phong.
C gió mùa Tây Nam.
D gió mùa Đông Nam.
- Câu 32 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng nào sau đây chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió Tây khô nóng ở nước ta?
A Duyên hải Nam Trung Bộ.
B Bắc Trung Bộ.
C Tây Nguyên.
D Trung du miền núi Bắc Bộ.
- Câu 33 : Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển và bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô là đặc điểm địa hình của vùng nào sau đây ở nước ta?
A Đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ.
B Đồng bằng Sông Cửu Long.
C Đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ.
D Đồng bằng sông Hồng.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)