Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Câu 1 : Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ tiếp giáp miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ở phía:
A Tây Nam
B Tây Bắc
C Đông Nam
D Đông Bắc
- Câu 2 : Ranh giới phân chia 2 miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với Tây Bắc và Bắc và Bắc Trung Bộ là
A Dãy Hoàng Liên Sơn
B Dãy Tam Điệp
C Sông Hồng
D Sông Cả
- Câu 3 : Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ kéo dài từ:
A Lai Châu đến Thừa thiên Huế
B Sơn La đến Thừa thiên Huế
C Lai Châu đến Quảng Bình
D Điện Biên đến Quảng Bình
- Câu 4 : Ranh giới ngăn cách miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là:
A Dãy Hoành Sơn
B Dãy Bạch Mã
C Cao nguyên Kon Tum
D Vùng núi Phong Nha – Kẻ Bàng
- Câu 5 : Dãy núi cao nhất miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:
A Hoàng Liên Sơn
B Pu Đen Đinh
C Pu Sam Sao
D Trường Sơn Bắc
- Câu 6 : Đồng bằng lớn nhất miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:
A Thanh Hóa
B Nghệ An
C Quảng Bình
D Thừa Thiên Huế
- Câu 7 : Hướng núi chính của các dãy núi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:
A Tây – Đông
B Tây Bắc – Đông Nam
C Vòng cung
D Tây Nam – Đông Bắc
- Câu 8 : Gió phơn khô nóng chủ yếu ảnh hưởng tới khu vực nào?
A Tây Bắc
B Bắc Trung Bộ
C Hoàng Liên Sơn
D Đồng bằng sông Hồng
- Câu 9 : Mùa mưa ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm nào?
A Có tổng lượng mưa lớn nhất cả nước
B Mùa mưa vào thời kì thu – đông
C Mùa mưa chậm dần từ Bắc vào Nam
D Mưa đều quanh năm, không phân chia mùa mưa – khô
- Câu 10 : Sông ngòi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có giá trị lớn nhất về:
A Thủy sản
B Thủy lợi
C Giao thông
D Thủy điện
- Câu 11 : Con sông có trữ năng thủy điện lớn nhất miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:
A Sông Đà
B Sông Mã
C Sông Chảy
D Sông Bến Hải
- Câu 12 : Loại khoáng sản không có ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:
A Đất hiếm
B Crôm
C Sắt
D Than bùn
- Câu 13 : Thiên tai nào không thường xuyên xuất hiện ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A Lũ quét
B Bão
C Xâm nhập mặn
D Gió tây khô nóng
- Câu 14 : Dãy núi nào có hướng khác với các dãy núi còn lại ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ:
A Hoàng Liên Sơn
B Pu Đen Đinh
C Trường Sơn Bắc
D Bạch Mã
- Câu 15 : Đặc điểm nào không chính xác với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A Có địa hình cao nhất nước ta
B Chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc
C Vùng duy nhất có đầy đủ các đai khí hậu, sinh vật theo độ cao
D Vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió tây khô nóng
- Câu 16 : Nguyên nhân khiến miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có mùa đông ngắn hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là do:
A Nằm xa trung tâm cao áp Xi-bia
B Có biển Đông rộng lớn nên độ lạnh giảm đi, khí hậu điều hòa hơn
C Dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa mùa đông
D Địa hình cao nên nhiệt độ giảm dần, nhiều vùng núi đóng băng
- Câu 17 : Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ không có cao nguyên nào?
A Tà Phình
B Mộc Châu
C Lâm Viên
D Sơn La
- Câu 18 : Căn cứ Atlat Địa lí Việt nam trang 8, cho biết đá quý có ở địa danh nào thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A Yên Châu
B Quỳnh Nhai
C Quỳ Châu
D Thạch khê
- Câu 19 : Loại rừng cần được trồng ở ven biển và đầu nguồn các con sông ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:
A Rừng đặc dụng
B Rừng phòng hộ
C Rừng sản xuất
D Rừng ngập mặn
- Câu 20 : Vùng xảy ra bão với tần suất lớn nhất nước ta là:
A Đồng bằng Bắc Bộ
B Bắc Trung Bộ
C Duyên hải Nam Trung Bộ
D Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 6 Thực hành Đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu Á
- - Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 8 năm 2017 - 2018
- - Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 27 Thực hành Đọc bản đồ Việt Nam
- - Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 30 Thực hành Đọc bản đồ địa hình Việt Nam
- - Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 35 Thực hành về khí hậu, thủy văn Việt Nam
- - Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 40 Thực hành Đọc lát cắt địa lý tự nhiên tổng hợp
- - Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 18 Thực hành Tìm hiểu Lào và Cam-phu-chia
- - Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 44 Thực hành Tìm hiểu địa phương
- - Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 21 Con người và môi trường địa lí
- - Đề thi HK1 môn Địa lý 8 năm học 2016-2017