Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguy...
- Câu 1 : Âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ là:
A Đại Việt là quốc gia nhỏ bé, có thể đánh chiếm một cách dễ dàng
B Đại Việt là một phần trong kế hoạch “gọng kìm” của Mông Cổ nhằm tiêu diệt nhà Tống và xâm lược các nước Đông Nam Á khác.
C Nhà Trần cướp ngôi nhà Lý, lại không chịu thần phục, cống nạp và nhận sắc phong của Mông Cổ
D Ba sứ giả của quân Mông Cổ đến đưa thư đe dọa và dụ nhà Trần đầu hàng đều bị vua Trần trói và tống vào nhà giam
- Câu 2 : Trước khi có âm mưu xâm lược nước ta, quân Mông Cổ đã
A xâm lược và thống trị nhiều nước ở châu Á
B xâm lược và thống trị nhiều nước ở châu Âu
C xâm lược và thống trị nhiều nước ở châu Á, châu Âu
D xâm lược và thống trị nhiều nước ở châu Phi
- Câu 3 : Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ nhất, nhân dân Thăng Long được lệnh của triều đình đã thực hiện
A Vườn không nhà trống.
B Tiến đánh quyết liệt kẻ thù.
C Tấn công đồn lương của địch.
D Chặn đánh quân địch ở kinh thành.
- Câu 4 : Trong đợt phản công quân Nguyên lần 2 (từ tháng 5 - 1285), quân dân nhà Trần đã giành thắng lợi lớn ở
A Đông Bộ Đầu và Tây Kết
B Tây Kết, Hàm Tử và Chi Lăng - Xương Giang
C Tây Kết, Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương và Thăng Long (Hà Nội)
D Vân Đồn (Quảng Ninh), Thiên Trường (Nam Định)
- Câu 5 : Trận thắng quyết định của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần thứ nhất, buộc chúng phải rút khỏi kinh thành Thăng Long là:
A Như nguyệt
B Chương Dương
C Đông Bộ Đầu
D Bạch Đằng
- Câu 6 : Hội nghị Diên Hồng do triều Trần tổ chức đã triệu tập những thành phần nào để bàn kế hoạch đánh giặc?
A Các quan lại có uy tín
B Các vương hầu, quý tộc
C Đại biểu cho mọi tầng lớp nhân dân
D Các bậc phụ lão có uy tín
- Câu 7 : “Đầu thần chưa rơi xuống, xin bệ hạ đừng lo”. Đó là câu nói của ai?
A Trần Quốc Tuấn.
B Trần Bình Trọng.
C Trần Quốc Toản.
D Trần Thủ Độ.
- Câu 8 : Khi quân Mông Cổ tiến vào Thăng Long, vua Trần cho quân về:
A Thiên Mạc (Duy Tiên - Hà Nam).
B Quy Hoá (Yên Bái - Lào Cai).
C Đông Bộ Đầu (Bến sông Hồng, phố Hàng Than - Hà Nội).
D Bình Than (Chí Linh, Hải Dương).
- Câu 9 : Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ hai, nhà Trần đã không chuẩn bị gì về mặt quân sự trước âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Nguyên?
A Cho lui quân về Vạn Kiếp (Chí Linh – Hải Dương)
B Tổ chức tập trận và duyệt binh, chia quân đóng giữ nơi hiểm yếu.
C Cử Trần Quốc Tuấn phụ trách chỉ huy kháng chiến.
D Triệu tập Hội nghị Bình Than.
- Câu 10 : Đâu không phải hoạt động chuẩn bị của nhà Trần trong lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông – Nguyên?
A Ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí.
B Thành lập các đội dân binh.
C Ngày đêm luyện tập võ nghệ.
D Họp hội nghị Bình Than.
- Câu 11 : Tại sao khi thực hiện xâm lượ Việt Nam lần thứ hai, quân Nguyên lại đánh Cham-pa trước khi đánh Đại Việt?
A Làm bàn đạp tấn công vào phía Nam Đại Việt.
B Không muốn hứng chịu thất bại ngay từ đầu.
C Làm cầu nối xâm lược các nước phía Bắc Trung Quốc.
D Đánh bại ý chí của quân dân nhà Trần.
- Câu 12 : Hội nghị Diên Hồng có tác dụng như thế nào đến việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến của nhà Trần chống quân Mông – Nguyên xâm lược lần thứ hai?
A Đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù.
B Chuẩn bị về vũ khí sẵn sàng đánh giặc
C Đề cao uy tín của các bậc tiền bối
D Động viên toàn dân tham gia đánh giặc.
- Câu 13 : Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ hai không có điểm nổi bật nào sau đây
A Đoàn kết lực lượng toàn dân đánh giặc.
B Tiến hành kế sách “Vườn không nhà trống”.
C Thực hiện kế sách “tiên phát chế nhân”.
D Tiến hành phản công giặc khi thời cơ đến.
- Câu 14 : Nguyên nhân quyết định đến sự thắng lợi của các cuộc kháng chiến thời Lý - Trần là
A Do vũ khí của ta hiện đại hơn địch.
B Quân lính của ta đông hơn địch.
C Nhân dân ta đoàn kết, yêu nước, chiến đấu dũng cảm, có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo, có người chỉ huy giỏi.
D Nhân dân ta quen với địa hình và khí hậu của mình.
- Câu 15 : Trần Quốc Tuấn không có đóng góp gì đối với lịch sử dân tộc ta?
A Ông là một nhà lý luận quân sự tài ba của dân tộc ta
B Ông là tác giả của hai bộ binh thư nổi tiếng “Binh thư yếu lược”, “Vạn kiếp tông bí truyền thư” và là tác giả của “Hịch tướng sĩ”.
C Ông là Tổng chỉ huy quân đội, là người có công lao to lớn trong ba lần kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên.
D Ông là người đầu tiên mở ra thời kì độc lập tự chủ của dân tộc ta.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 1 Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 2 Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 3 Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 4 Trung Quốc thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 5 Ấn Độ thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 6 Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 7 Những nét chung về xã hội phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 8 Nước ta buổi đầu độc lập
- - Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm học 2016-2017
- - Trắc nghiệm Bài 9 Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê - Lịch sử 7