Đề thi thử THPT QG môn Sinh Sở GD&ĐT Thanh Hóa -...
- Câu 1 : Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?I. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.II. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.III. Để phát sinh đột biến gen (đột biến điểm), ít nhất gen phải trải qua hai lần nhân đôi.IV. Đột biến gen là nguồn nguyên sơ cấp cho tiến hóa và chọn giống.
A 4
B 3
C 2
D 1
- Câu 2 : Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên Trái Đất, thực vật có mạch dẫn và động vật đầu tiên chuyển lên sống trên cạn vào giai đoạn nào?
A Đại Cổ sinh
B Đại Tân sinh.
C Đại Nguyên sinh.
D Đại Trung sinh
- Câu 3 : Khi các gen không alen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể thì
A chúng phân li cùng nhau trong giảm phân tạo giao tử.
B chúng phân li độc lập, tổ hợp tự do trong giảm phân tạo giao tử.
C luôn xảy ra hoán vị gen trong giảm phân tạo giao tử.
D dễ phát sinh đột biến dưới tác động của tác nhân đột biến.
- Câu 4 : Nuclêôtit nào sau đây không tham gia cấu tạo nên ADN?
A Ađênin.
B Xitôzin.
C Guanin.
D Uraxin.
- Câu 5 : Động vật nào sau đây có quá trình tiêu hóa sinh học (nhờ vi sinh vật cộng sinh) diễn ra trong cơ quan tiêu hóa?
A Hổ
B Lợn
C Thỏ.
D Mèo.
- Câu 6 : Loại hoocmôn thực vật nào sau đây được ứng dụng để kích thích cành giâm ra rễ?
A Auxin
B Êtilen
C Axit abxixic
D Xitôkinin.
- Câu 7 : Theo quan niệm hiện đại, loại biến dị nào sau đây là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa?
A Biến dị tổ hợp
B Thường biến.
C Đột biến NST.
D Đột biến gen
- Câu 8 : Một quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen dị hợp tử Aa là 0,4. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử trong quần thể sẽ là
A 0,1
B 0,05
C 0,15
D 0,2
- Câu 9 : Trong các điều kiện sau đây, điều kiện nào là tiên quyết đảm bảo cho quần thể giao phối cân bằng Hacđi – Vanbec?
A Quần thể phải có kích thước đủ lớn, đảm bảo ngẫu phối.
B Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống và khả năng sinh sản ngang nhau.
C Nếu xảy ra đột biến thì tần số đột biến thuận phải bằng tần số đột biến nghịch
D Quần thể phải được cách li với các quần thể khác (không có sự di gen – nhập gen).
- Câu 10 : Vì sao phụ nữ uống thuốc hoặc tiêm thuốc tránh thai có chứa hoocmôn progesteron và estrogen có thể tránh được mang thai?
A Do các hoocmôn có khả năng ngăn cản không cho tinh trùng gặp trứng.
B Do các hoocmôn này có khả năng tiêu diệt hết tinh trùng.
C Do nồng độ các hoocmôn này trong máu cao đã tác động trực tiếp lên buồng trứng làm cho trứng không chín và không rụng.
D Do các hoocmôn này tác động ức chế tuyến yên, làm giảm tiết FSH và LH dẫn đến trứng không chín và không rụng.
- Câu 11 : Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số người bị mắc một bệnh di truyền đơn gen là 4%. Phả hệ dưới đây cho thấy một số thành viên (màu đen) bị một bệnh này. Kiểu hình của người có đánh dấu (?) là chưa biết.Có bao nhiêu kết luận dưới đây đúng?I. Cá thể III9 chắc chắn không mang alen gây bệnhII. Có tối đa 2 cá thể có thể không mang alen gây bệnh.III. Xác suất để cá thể II3 có kiểu gen dị hợp tử là 50%.IV. Xác suất cá thể con III (?) bị bệnh là 16,7%.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 12 : Ở lần điều tra thứ nhất, người ta thấy kích thước quần thể của chuồn chuồn ở một đầm nước là khoảng 50.000 cá thể. Tỷ lệ giới tính là 1: 1. Mỗi cá thể cái đẻ khoảng 400 trứng. Lần điều tra thứ 2 cho thấy kích thước quần thể của thế hệ tiếp theo là 50.000 và tỷ lệ giới tính vẫn là 1:1. Tỷ lệ sống sót trung bình của trứng tới giai đoạn trưởng thành là bao nhiêu?
A 0,2%
B 0,25%
C 0,5%.
D 5%
- Câu 13 : Ở một loài thực vật, biết rằng mỗi cặp gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Trong các phép lai giữa các cơ thể tứ bội sau đây có bao nhiêu phép lai cho đời con (F1) có 12 kiểu gen và 4 kiểu hình?I. AAaaBbbb × aaaaBBbb II. AAaaBBbb × AaaaBbbbIII. AaaaBBBb × AaaaBbbb. V. AaaaBBbb × AaaaBbbb.
A 1
B 3
C 2
D 4
- Câu 14 : Biết rằng quá trình giảm phân tạo giao tử diễn ra bình thường, trao đổi chéo xảy ra ở cả bố và mẹ. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây có thể cho đời con có ít loại kiểu gen nhất?
A \(\frac{{Ab}}{{ab}}{X^D}{X^d} \times \frac{{Ab}}{{ab}}{X^d}Y\)
B \(\frac{{AB}}{{ab}}Dd \times \frac{{Ab}}{{ab}}dd\)
C \(\frac{{AB}}{{ab}}Dd \times \frac{{AB}}{{ab}}dd\)
D \(\frac{{AB}}{{ab}}Dd \times \frac{{AB}}{{ab}}Dd\)
- Câu 15 : Ở một loài động vật, xét 400 tế bào sinh tinh có kiểu gen thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. Kết thúc quá trình giảm phân của các tế bào này đã tạo các loại giao tử theo tỉ lệ 3: 3:1: 1. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, số lượng tế bào sinh tinh giảm phân có xảy ra hoán vị gen là.
A 100
B 400
C 200
D 300.
- Câu 16 : Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể thực vật qua 3 thế hệ liên tiếp, người ta thu được kết quả sau.Có bao nhiêu kết luận dưới đây là đúng?I. Đột biến là nhân tố gây ra sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.II. Các yếu tố ngẫu nhiên đã gây nên sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.III. Tự thụ phấn là nhân tố làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.IV. Thế hệ ban đầu (P) không cân bằng di truyền.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 17 : Ở một loài động vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, trong quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Xét phép lai (P) ♀\(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d} \times \) ♂\(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}Y\) thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình lặn về 3 tính trạng trên là 4%. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?I. Ở F1, các cá thể có kiểu hình trội về hai trong ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ 30%.II. Trong tổng số cá thể cái F1, các cá thể có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 17%.III. Ở giới đực F1, có tối đa 15 kiểu gen quy định kiểu hình có ba tính trạng trội.IV. Ở giới cái F1, có tối đa 12 kiểu gen dị hợp.
A 4
B 1
C 2
D 3
- Câu 18 : Giả sử một hệ sinh thái đồng ruộng, cào cào sử dụng thực vật làm thức ăn; cào cào là thức ăn của cá rô; cá quả sử dụng cá rô làm thức ăn. Cá quả tích lũy được 1620 kcal, tương đương với 9% năng lượng tích lũy ở bậc dinh dưỡng liền kề với nó. Cá rô tích lũy được năng lượng tương đương với 10% năng lượng ở cào cào. Thực vật tích lũy được 1.500.000 kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 với bậc dinh dưỡng cấp 1 là.
A 12%
B 14%
C 10%
D 9%
- Câu 19 : Hai quần thể A và B khác loài sống trong cùng khu vực và có các nhu cầu sống giống nhau. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về sự cạnh tranh giữa các loài?I. Nếu hai quần thể A và B cùng bậc phân loại, thì loài nào có tiềm năng sinh học cao hơn loài đó sẽ chiến thắng, tăng số lượng cá thể; loài kia giảm dần số lượng, có thể bị diệt vong.II. Nếu hai quần thể A và B khác nhau về bậc phân loại, thì loài nào có bậc tiến hóa cao hơn sẽ là loài chiến thắng, tăng số lượng cá thể.III. Hai quần thể vẫn có thể tồn tại song song nếu chúng có khả năng phân li ổ sinh thái về thức ăn, cách khai khác thức ăn, nơi ở...IV. Cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là một động lực quan trong của quá trình tiến hóa.
A 3
B 1
C 4
D 2
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen