Đề thi thử THPTQG môn Địa lý năm 2017 - THPT Phạm...
- Câu 1 : Năm 1995 có hai sự kiện nào đáng nhớ trong việc giao lưu và mở rộng hợp tác kinh tế giữa nước ta với tổ chức kinh tế và quốc gia nào?
A ASEAN và APEC
B ASEAN và bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì
C APEC và bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì
D Cả 2 câu B và C đều đúng
- Câu 2 : Nền kinh tế nước ta trước thời kì Đổi mới có đặc điểm là:
A Lạm phát chưa tới mức hai con số
B Tuy nhập siêu nhưng không lớn
C Mang nặng tính chất tự túc, tự cấp; nông nghiệp là chủ yếu nhưng lạc hậu; công nghiệp nhỏ bé, phiến diện; dịch vụ chưa phát triển
D Tất cả các câu trên đều đúng
- Câu 3 : Cho biểu đồ sau đây:Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp phân theo ngành ở nước ta trong năm 2000 và 2008 (Đơn vị: %)Nhận xét nào sau đây chính xác:
A Tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước có xu hướng giảm tỉ trọng; tỉ trọng công nghiệp chế biến có xu hướng tăng tỉ trọng.
B Tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước có xu hướng tăng tỉ trọng; tỉ trọng công nghiệp chế biến có xu hướng giảm tỉ trọng.
C Tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác mỏ có xu hướng giảm tỉ trọng; tỉ trọng công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước có xu hướng tăng tỉ trọng
D Tất cả các ý trên đều sai
- Câu 4 : Hiện nay, diện tích rừng ngập mặn ở nước ta đang bị thu hẹp do đâu:
A Chặt phá rừng
B Do cháy rừng
C Chuyển đổi thành diện tích nuôi tôm, cá
D Tất cả các đáp án trên đều đúng
- Câu 5 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy cho biết đâu là những nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu ở nước ta:
A Hiệp Phước và Thủ Đức
B Uông Bí và Phả Lại
C Phú Mĩ I và Bà Rịa
D Hiệp Phước và Bà Rịa
- Câu 6 : Cho bảng số liệu sau đây:Hiện trạng sử dụng đất ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2002 (Đơn vị: nghìn ha) Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long là:
A Biểu đồ miền
B Biểu đồ cột
C Biểu đồ tròn
D Biểu đồ đường
- Câu 7 : Thế mạnh phát triển nông nghiệp của thiên nhiên khu vực đồi núi là:
A Trồng rừng và chế biến lâm sản
B Khai thác tài nguyên rừng và khoáng sản
C Tiềm năng lớn về thủy điện và phát triển du lịch sinh thái.
D Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn
- Câu 8 : Loại đất có giá trị nhất đối với việc phát triển cây lương thực ở Đồng bằng sông Hồng là:
A Đất ngập mặn
B Đất trong đê
C Đất ngoài đê
D Đất bồi ven sông
- Câu 9 : Trong 4600 km đường biên giới với các nước láng giềng, dài nhất là đường biên giới giữa Việt Nam với:
A Lào
B Campuchia
C Trung Quốc
D Thái Lan
- Câu 10 : Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là:
A Tất cả dải bờ biển của nước ta
B Dải bờ biển Nam Bộ
C Dải bờ biển Trung Bộ
D Dải bờ biển Bắc Bộ
- Câu 11 : Đường lối đổi mới nền kinh tế nước ta chính thức được bắt đầu từ năm 1986, nền kinh tế được phát triển theo xu thế:
A Dân chủ hóa đời sống kinh tế xã hội
B Tăng cường giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới
C Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo hướng xã hội chủ nghĩa
D Cả ba ý trên đều đúng
- Câu 12 : Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản nào của thiên nhiên nước ta :
A Mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
B Mang tính chất cận xích đạo gió mùa
C Mang tính chất ôn đới gió mùa
D Ý A và B đều đúng
- Câu 13 : Địa hình “bất đối xứng rõ rệt giữa sườn Đông và sườn Tây” là đặc điểm của vùng:
A Trường Sơn Nam
B Trường Sơn Bắc
C Tây Bắc
D Đông Bắc
- Câu 14 : Đường kinh tuyến 1050Đ đi qua gần giữa lãnh thổ nước ta khiến giờ khu vực nước ta sớm hơn giờ giờ GMT:
A 7 giờ
B 5 giờ
C 6 giờ
D 8 giờ
- Câu 15 : “Địa thế cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam”, là đặc điểm của vùng:
A Đông Bắc
B Tây Bắc
C Trường Sơn Nam
D Trường Sơn Bắc
- Câu 16 : Nhận định chưa chính xác về Biển Đông là:
A Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
B Nằm trong vùng Xích đạo gió mùa
C Biển Đông là một biển rộng
D Là biển tương đối kín
- Câu 17 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy cho biết đâu là các đô thị loại II của nước ta:
A Thanh Hóa, Biên Hòa, Đà Lạt
B Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ
C Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh
D TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng
- Câu 18 : Ven các đảo, nhất là tại hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài nguyên sinh vật quý giá là:
A Rạn san hô cùng đông đảo các loại sinh vật khác
B Trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm...
C Hàng nghìn sinh vật phù du và sinh vật đáy
D Tất cả các đáp án trên đều đúng
- Câu 19 : Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác của nước ta là:
A Cửu Long – Nam Côn Sơn
B Thổ Chu – Mã Lai và Nam Côn sơn
C Cửu Long và Thổ Chu – Mã Lai
D Sông Hồng – Trung Bộ
- Câu 20 : Đây là một trong những đặc điểm của địa hình đồi núi nước ta:
A Núi cao trên 2000 m chỉ chiếm 5%
B Chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
C Núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối
D Tất cả các đặc điểm trên đều đúng
- Câu 21 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy cho biết tỉnh nào có ngành thủy sản phát triển toàn diện cả khai thác lẫn nuôi trồng:
A An Giang
B Cà Mau
C Đồng Tháp
D Bà Rịa Vũng Tàu
- Câu 22 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy cho biết các tỉnh (thành phố) nào không giáp biển:
A Ninh Bình
B TP. Hồ Chí Minh
C Đà Nẵng
D Cần Thơ
- Câu 23 : Địa hình nhiều đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp có ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên của nước ta:
A Sự phân hoá cảnh quan thiên nhiên theo đai cao và theo địa phương
B Sự thay đổi cảnh quan từ rừng rậm nhiệt đới ẩm ướt tới rừng thưa
C Cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa và đất feralit chiếm ưu thế.
D Ý A và C đúng
- Câu 24 : Trở ngại lớn nhất của địa hình đồi núi đối với việc phát triển kinh tế - xã hội nước ta là:
A Có nhiều sơn nguyên, cao nguyên đá vôi
B Các cao nguyên xếp tầng 500 - 800 - 1000m
C Bề mặt bị chia cắt mạnh, nhiều hẻm vực, sườn dốc
D Hướng chính của các dãy núi là tây bắc - đông nam
- Câu 25 : Những khó khăn thử thách trong khi tiến hành Đổi mới:
A Về vốn đầu tư
B Nguồn nhân lực thiếu
C Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo nàn
D Ý A và C đúng
- Câu 26 : Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ rộng lớn nhất nước ta, với diện tích gần:
A 2,0 triệu ha
B 4,0 triệu ha
C 3,0 triệu ha
D 1,5 triệu ha
- Câu 27 : Phần đất liền của lãnh thổ nước ta được giới hạn theo hệ tọa độ địa lí, là:
A 23023’B - 8030’ B 102009’Đ -109024’Đ
B 23020’ - 8030’B 102009’Đ - 109024’Đ
C 23023’B - 8034’B 102009’Đ - 109024’Đ
D 23023’B - 8030’B 102009’Đ - 109020’Đ
- Câu 28 : Cho bảng số liệu sau: Tình hình phát triển dân số Việt Nam giai đoạn 1995 – 2010Nhận định đúng nhất là:
A Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm dần, từ năm 1995 – 2010 giảm 0.62%
B Số dân thành thị cũng tăng mạnh, từ năm 1995 – 2010 tăng 11.577,8 nghìn người (tăng gấp 1,78 lần).
C Dân số tăng nhanh, từ năm 1995 – 2010 tăng thêm 14.937 nghìn người; tăng trung bình 995,8 nghìn người/năm.
D Tất cả các ý trên đều đúng
- Câu 29 : Địa hình nước ta lại có tính phân bậc rõ rệt là do:
A Trong giai đoạn Tân Kiến Tạo vận động nâng lên hạ xuống diễn ra theo từng đợt
B Trong thời kì Tân kiến tạo cường độ nâng lên mạnh ở Tây Bắc và thấp dần về phía Đông Nam.
C Trong giai đoạn Cổ Kiến Tạo vận động nâng lên hạ xuống diễn ra theo từng đợt.
D Tất cả các đáp án trên đều đúng
- Câu 30 : Địa hình miền núi Đông Bắc được đặc trưng bởi:
A Các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam
B Các dãy núi chạy theo hướng Bắc – Nam
C Địa hình nghiêng dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam
D Các dãy núi chạy theo hướng vòng cung
- Câu 31 : Ở Đồng bằng Sông Cửu Long, đất phù sa ngọt phân bố chủ yếu ở:
A Đồng Tháp Mười
B Hà Tiên
C Cần Thơ
D Dọc sông Tiền, sông Hậu
- Câu 32 : Dựa vào bảng số liệu sau đây:Sự biến động diện tích và độ che phủ rừng ở nước ta, giai đoạn 1943 – 2007 Nhận định đúng nhất là:
A Diện tích rừng đã được phục hồi một phần, đã giữ được cân bằng sinh thái môi trường
B Diện tích rừng đã được phục hồi nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái.
C Tài nguyên rừng bị suy thoái nghiêm trọng, diện tích rừng và chất lượng rừng tiếp tục suy giảm
D Diện tích rừng trồng và rừng tự nhiên đều tăng, tài nguyên rừng đã được phục hồi
- Câu 33 : Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, biểu hiện trong GDP là:
A Tỉ trọng của khu vục nông – lâm – ngư nghiệp ở các giai đoạn phát triển đều ngang bằng với khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ.
B Tăng tỉ trọng của khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và giảm tỉ trọng của khu vực dịch vụ
C Từng bước tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỉ trọng của khu vực nông – lâm – ngư nghiệp
D Tất cả các ý trên đều đúng
- Câu 34 : Tại sao ven biển Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất muối?
A Nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, nhiều sông lớn
B Nơi có nhiệt độ trung bình, nhiều nắng, chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển
C Nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển
D Nơi có nhiệt độ trung bình, nhiều nắng, chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển
- Câu 35 : Cho bảng số liệu sau đây: Diện tích rừng bị cháy và chặt phá giai đoạn 2000 – 2008 (Đơn vị: ha)Biểu đồ nào thể hiện diện tích rừng bị cháy và bị chặt phá giai đoạn 2000 – 2008 qua bảng số liệu:
A Biểu đồ cột chồng
B Biểu đồ miền
C Biểu đồ cột ghép
D Biểu đồ đường
- Câu 36 : Việt Nam không có khí hậu khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi là do:
A Chịu ảnh hưởng của Frông
B Thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch và gió mùa Châu Á
C Nằm tiếp giáp với Biển Đông - nguồn dự trữ nhiệt và ẩm dồi dào
D Ý B và C là đúng
- Câu 37 : Đối với nước ta, xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới hiện nay có tác dụng:
A Tăng tiềm lực kinh tế của đất nước
B Hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN
C Tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam hòa nhập vào nền kinh tế thế giới
D Thúc đẩy việc buôn bán trên phạm vi toàn cầu
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)