Đề thi HK 2 môn Sinh lớp 12 trường THPT Ngô Gia Tự...
- Câu 1 : Xét mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây:(1) Cây Tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.(2) Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.(3) Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.(4) Trùng roi sống trong ruột mối.Trong các ví dụ mối quan hệ trên, có bao nhiêu mối quan hệ KHÔNG gây hại cho các loài tham gia?
A 2
B 3
C 0
D 1
- Câu 2 : Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật?
A một đàn chuột nhà.
B sinh vật trong hồ tự nhiên .
C sinh vật trong khu rừng.
D VSV trong một xác chết thối trong rừng.
- Câu 3 : Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái(1) Thực vật nổi(2) Động vật nổi(3) Giun(4) Cỏ(5) Cá ăn thịtCác nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái là:
A (1) và (4)
B (2) và (5)
C (3) và (4)
D (2) và (3)
- Câu 4 : Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm:
A đang sinh sản.
B trước sinh sản và đang sinh sản.
C đang sinh sản và sau sinh sản
D trước sinh sản.
- Câu 5 : Khi nói về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?(1) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi nguồn sống khan hiếm.(2) Quan hệ cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể.(3) Quan hệ cạnh tranh giúp cho số lượng cá thể trong quần thể được đuy trì ở mức độ phù hợp.(4) Quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể trở lên đối kháng nhau.
A 3
B 2
C 4
D 1
- Câu 6 : Quan hệ đối kháng giữa hai loài gồm :(1) Cạnh tranh (2) Kí sinh (3) Ức chế - cảm nhiễm (4) sinh vật ăn sinh vậtHãy sắp xếp theo trật tự quan hệ loài càng bị hại nhiều càng xếp về sau. Trật tự đúng là :
A 1, 3, 2, 4.
B 1, 2, 3, 4
C 2, 1, 4, 3
D 2, 3, 1, 4
- Câu 7 : Giả sử một hệ sinh thái đồng ruộng, cào cào sử dụng thực vật làm thức ăn; cào cào là thức ăn của cá rô; cá quả sử dụng cá rô làm thức ăn. Cá quả tích lũy được 1620 kcal, tương đương với 9% năng lượng tích lũy ở bậc dinh dưỡng liên kề với nó. Cá rô tích lũy được năng lượng tương đương với 10% năng lượng ở cào cào. Thực vật tích lũy được 1500000 kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 với bậc dinh dưỡng cấp 1 là
A 12%.
B 9%.
C 14%.
D 10%.
- Câu 8 : Các cá thể trong quần thể có quan hệ sinh thái nào sau đây?(1) Quan hệ hỗ trợ. (2) Quan hệ cạnh tranh khác loài. (3) Quan hệ đối địch. (4) Quan hệ cạnh tranh cùng loài. (5) Quan hệ ăn thịt con mồi.Phương án đúng:
A 1,4
B 1,2,3,4,5
C 1,3,4
D 1,2,3,4
- Câu 9 : Cho chuỗi thức ăn: Ngô → sâu → ếch → rắn → đại bàng. Loài Rắn thuộc sinh vật tiêu thụ cấp mấy?
A 3
B 1
C 2
D 4
- Câu 10 : Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được thực hiện qua:
A quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật trong chuỗi thức ăn
B quan hệ dinh dưỡng và nơi ở của các sinh vật trong quần xã
C quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật cùng loài và khác loài
D quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã
- Câu 11 : Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể?
A Mật độ cá thể.
B Đa dạng loài.
C Tỉ lệ đực, cái.
D Tỉ lệ các nhóm tuổi.
- Câu 12 : Trong 3 hồ cá tự nhiên, xét 3 quần thể của cùng một loài, số lượng cá thể của mỗi nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau:Hãy chọn kết luận đúng:
A Quần thể số 2 có kích thước đang tăng lên.
B Quần thể số 3 được khai thác ở mức độ phù hợp.
C Quần thể số 1 có kích thước bé nhất.
D Quần thể số 3 đang có sự tăng trưởng số lượng cá thể.
- Câu 13 : Cho chuỗi thức ăn sau: Cây lúa → Sâu đục thân → ......(1)....... → Vi sinh vật (1) ở đây có thể là:
A Ong mắt đỏ
B Rệp cây
C Trùng roi
D Bọ rùa
- Câu 14 : Đặc điểm của các mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là
A các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại.
B tất cả các loài đều bị hại.
C không có loài nào có lợi.
D ít nhất có một loài bị hại.
- Câu 15 : Cho các đặc điểm sau:(1) Thường gặp khi môi trường có điều kiện sống không đồng đều.(2) Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.(3) Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng có trong môi trường.(4) Các cá thể quần tụ với nhau để hỗ trợ nhau.Đặc điểm của kiểu phân bố nhóm là:
A (1) , (2) và (3).
B (1) và (4).
C (2) và (3) và (4).
D (1) và (3).
- Câu 16 : Cho các tập hợp các cá thể sinh vật sau:(1) Cá trắm cỏ trong ao. (2) Những con bướm cùng sống trong một cánh đồng cỏ. (3) Bèo trên mặt ao. (4) Các cây ven hồ.(5) Chuột chũi trong vườn Quốc gia (6) Ốc bươu vàng ở ruộng lúa.(7) Chim hải âu cùng làm tổ ở một vách núi.Có bao nhiêu tập hợp sinh vật trên được coi là quần thể ?
A 3
B 4
C 5
D 6
- Câu 17 : Loài vượn người hình thành vào kỉ nào?
A đệ tứ
B tam điệp
C đệ tam
D jura
- Câu 18 : Cho các nhóm sinh vật sau:(1) Những con chuột sống cùng ruộng lúa(2) Những con cá rô phi sống cùng một ao.(3) Những con chim sống cùng một khu vườn.(4) Những con mối cùng sống ở gốc cây mụ(5) Những con hổ cùng loài sống trong một vườn bách thú.(6) Bèo nổi trên mặt hồ Eakar.(7) Các cây mọc quanh bờ hồ Eakar.Có bao nhiêu nhóm sinh vật không phải quần thể là:
A 5
B 3
C 4
D 6
- Câu 19 : Giả sử có 5 môi trường sau đây:(1) Môi trường có nhiệt độ dao động từ 21 đến 32ođộ ẩm từ 75 đến 95%.(2) Môi trường có nhiệt độ dao động từ 22 đến 30ođộ ẩm từ 85 đến 95%.(3) Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25 đến 30ođộ ẩm từ 85 đến 92%.(4) Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12 đến 30ođộ ẩm từ 90 đến 100%.(5) Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12 đến 35ođộ ẩm từ 70 đến 100%.Có một loài sinh vật có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 20 đến 32oC, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 74% đến 96%. Loài này có thể sống được ở bao nhiêu môi trường trong số 5 loại môi trường nói trên?
A 2
B 4
C 1
D 3
- Câu 20 : Ý kiến không đúng khi cho rằng năng lượng chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái bị mất đi trung bình tới 90% do:
A một phần do sinh vật thải ra dưới dạng trao đổi chất, chất bài tiết.
B một phần bị tiêu hao dưới dạng hô hấp của sinh vật.
C một phần không được sinh vật sử dụng.
D phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường.
- Câu 21 : Ý nghĩa của hoá thạch là
A bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
B xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất.
C bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
D xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ.
- Câu 22 : Vì sao rùa tai đỏ cũng như ốc bươu vàng đã nhập vào Việt Nam lại có thể gây nên những tác hại to lớn trong nông nghiệp?
A Khi rùa tai đỏ, ốc bươu vàng mới xâm nhập vào Việt Nam chúng có rất nhiều thiên địch (loài ăn thịt chúng) cũng như gặp phải sự cạnh tranh của các loài khác.
B Chúng không cạnh tranh và không loại trừ nhiều loài bản địa có ổ sinh thái trùng với chúng hoặc chúng tiêu diệt các loài là thức ăn của các loài bản địa.
C Rùa tai đỏ, ốc bươu vàng là những loài có tốc độ sinh sản cao, giới hạn sinh thái rộng (ăn được nhiều loài khác) hơn các loài bản địa nên chúng trở thành những loài ưu thế.
D Số lượng của chúng nhiều, nguồn sống của môi trường rất dồi dào nên chúng có tốc độ tăng trưởng rất nhanh.
- Câu 23 : Trong chuỗi thức ăn: cỏ → cá → vịt → trứng vịt → người. Thì một loài động vật bất kỳ có thể được xem là
A sinh vật phân huỷ.
B bậc dinh dưỡng.
C sinh vật tiêu thụ.
D sinh vật dị dưỡng.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen