- Quần xã sinh vật
- Câu 1 : Loài ưu thế và loài đặc trưng khác nhau như thế nào ?
- Câu 2 : Tập hợp các sinh vật nào dưới đây được coi là một quần xã ?
A Đồi cọ ở Vĩnh Phúc
B Những con hổ sống trong vườn bách thú.
C Đàn voi trong rừng.
D Tôm, cá trong hồ tây.
- Câu 3 : Sự cân bằng trong quần xã là nhờ
A số lượng cá thể ở mỗi quần thể luôn ổn định.
B sinh cảnh của quần xã luôn ổn định,
C hiện tượng khống chế sinh học.
D sự tác động qua lại giữa môi trường và quần xã.
- Câu 4 : Giữa các cá thể trong quần thể có mối quan hệ như thế nào ?
A Quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh.
B Quan hệ ức chế - cảm nhiễm,
C Quan hệ vật ăn thịt và con mồi.
D Quan hệ kí sinh - vật chủ.
- Câu 5 : Độ đa dạng của một quần xã được thể hiên ở
A số lượng cá thể nhiều.
B có thành phần loài phong phú
C mật độ cá thể của từng loài.
D có cả động vật và thực vật.
- Câu 6 : Những hiện tượng nào nêu dưới đây là biểu hiện của sự cân bằng sinh học trong quần xã?
A Gặp khí hậu thuận lợi, sâu sinh sản mạnh làm tăng số lượng sâu, chim ăn sâu cũng tăng số lượng theo; khi chim ăn sâu tăng số lượng lại làm số lượng sâu giảm xuống
B Cây rụng lá vào mùa đông.
C Nhiều loài chim và động vật di trú vào mùa đông giá lạnh.
D Cả A, B và C
- Câu 7 : Tập hợp sinh vật nào nêu dưới đây không là một quần xã sinh vật?
A Tập hợp các sinh vật sống trong nước Hồ Tây (Hà Nội).
B Tập hợp các sinh vật trong một vườn bách thú (Sở thú).
C Tập hợp các sinh vật trong rừng ngập mặn ở ven biển cần Giờ.
D Tập hợp các sinh vật sống trong dòng sông Hồng.
- Câu 8 : Mối quan hệ cạnh tranh là nguyên nhân dẫn đến:
A sự suy giảm đa dạng sinh học
B sự tiến hoá của sinh vật
C mất cân bằng sinh học trong quần xã
D sự suy giảm nguồn lợi khai thác của con người
- Câu 9 : Cua và hải quỳ biểu hiện hình thức cộng sinh ở đặc điếm nào?
A Cua giúp hải quỳ di chuyến khỏi nơi khô hạn, hải quỳ có tế bào gai tiết chất độc, giúp cua tự vệ.
B Hải quỳ giúp cua chỗ ở, cua cung cấp thức ăn thừa cho hải quỳ.
C Cua giúp hái quỳ chỗ ở, hải quỳ cung cấp thức ăn cho cua.
D Hải quỳ cung cấp động vật nhỏ cho cua, cua nhờ có càng bảo vệ hải quỳ.
- Câu 10 : Quan hệ hội sinh là trường hợp nào sau đây?
A Hai loài sống chung, đôi bên cùng có lợi, nhưng không nhất thiết phải xảy ra.
B Hai loài sống chung, đôi bên cùng có lợi và bắt buộc phải xảy ra
C Hai loài sống chung một bên có lợi, một bên có hại.
D Hai loài sống chung, trong đó chi có một loài có lợi, loài kia không có lợi cũng không có hại.
- Câu 11 : Biểu hiện quan hệ sinh thái nào sau đây là quan hệ hội sinh?
A Vi khuẩn sống trong nốt sần của cây họ đậu.
B Sáo ăn ve, bét dưới lớp lông của trâu, bò.
C Cá ép Sống bám vào cá mập, cá voi đế được mang đi kiếm mồi và hô hấp thuận lợi.
D Dây tơ hồng sống bám trên các cây chu và hút chất hữu cơ của cây chủ
- Câu 12 : Cho các mối quan hệ sinh thái giữa các loài như sau:1. Dương xỉ sống bám trên thân cây gỗ để lấy nước và ánh sáng, không gây hại cây gỗ.2. Nhờ hải quỳ cá trốn được kẻ thù và cá bảo vệ hải quỳ khỏi bị số cá khác đến ăn xúc tu.3. Trùng roi sống trong bụng mối chứa enzim xenlulaza, giúp mối phân giải xenlulôzơ thành đường glucôzơ, mối cung cấp dường cho trùng roi.4. Cò và nhạn bể làm chung tổ dể ở.5. Kền kền sử dụng thức ăn thừa của thú.6. Vi khuẩn Rhizobium nhờ có enzim nitrôgenaza cô định nitơ khí trời cho cây họ đậu. Ngược lại, cây họ dậu cung cấp chất hữu cơ cho vi khuẩn nốt sần.7. Sán, giun sống trong cơ quan tiêu hóa của lợn.Trường hợp nào là quan hệ cộng sinh?
A 3, 4, 6
B 3, 7
C 3, 6
D 4, 6.
- Câu 13 : Trong các quan hệ dưới đây quan hệ nào không thuộc quan hệ đối địch khác loài?1. Kí sinh vật chủ2. Sinh vật ăn sinh vật khác3. ức chế cảm nhiễm4. Cạnh tranh giữa cây trồng với cỏ dại5. Hội sinh giữa cá ép với đồi mồi6. Địa y.Phương án đúng là:
A 3, 5, 6
B 5, 6.
C 4, 5, 6
D 1, 2, 3.
- Câu 14 : Kí sinh là quan hệ có đặc điểm nào sau đây?
A Loài sinh vật này sống nhờ trên cơ thể loài khác, sử dụng chất hữu cơ của vật chủ
B Loài này sống nhờ trên cơ thể loài khác, sử dụng chất hữu cơ từ cơ thể sinh vật đó mà không là hại chúng.
C Giữa hai loài sử dụng thức ăn lẫn nhau.
D Loài này sống nhờ trên cơ thể loài khác nhưng lại thụ tinh hoặc cung cấp nguồn thức ăn cho loài đó.
- Câu 15 : Cây tầm gửi sống kí sinh trên thân cây chủ, đồng thời có khả năng quang hợp tổng hợp dược chất hữu cơ. Quan hệ sinh thái trên đây được gọi là:
A Hợp tác.
B Kí sinh hoàn toàn
C Hội sinh
D Bán kí sinh.
- Câu 16 : Điều nào sau đây sai khi nói đến quan hệ kí sinh?
A Sinh vật kí sinh không giết chết ngay sinh vật chủ mà chỉ làm yếu dần
B Một số trường hợp đặc biệt, vật kí sinh sống tự do mà không sống bám vào cơ thể vật chủ.
C Có hai trường hợp kí sinh gồm kí sinh hoàn toàn và bán kí sinh.
D Loài sống nhờ gọi là vật kí sinh, loài kia là sinh vật chủ.
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 63 Ôn tập phần sinh vật và môi trường
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 1 Menđen và Di truyền học
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 2 Lai một cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 3 Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 4 Lai hai cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 5 Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 7 Bài tập chương I
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 12 Cơ chế xác định giới tính
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 13 Di truyền liên kết
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 15 ADN