Đề thi HK1 môn Lịch sử lớp 10 THPT Sông Lô - Vĩnh...
- Câu 1 : Phát minh quan trọng bậc nhất, cải thiện căn bản đời sống người nguyên thuỷ là
A phát minh ra cung tên
B phát minh ra nhà cửa
C phát minh ra lao
D phát minh ra lửa.
- Câu 2 : “Họ sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau, gồm 5-7 gia đình. Mỗi gia đình có đôi vợ chồng và con nhỏ chiếm một góc lều hay góc hang”. Đó là tổ chức
A thị tộc
B bộ lạc
C bầy người nguyên thuỷ
D công xã nông thôn.
- Câu 3 : Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành từ khoảng thiên niên kỉ
A V –IV trước công nguyên
B IV-III trước công nguyên
C III-II trước công nguyên
D II-I trước công nguyên
- Câu 4 : Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự hình thành các thị quốc Địa Trung Hải là
A cư dân sống tập trung ở thành thị
B thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển
C địa hình đất đai chia cắt, không có điều kiện tập trung đông dân cư
D sự hình thành các trung tâm buôn bán nô lệ
- Câu 5 : Người đầu tiên khởi xướng tư tưởng Nho học ở Trung Quốc là
A Tuân Tử
B Mạnh Tử
C Lão Tử
D Khổng Tử.
- Câu 6 : Dưới thời nhà Đường, tôn giáo phát triển thịnh hành nhất là
A Phật giáo
B Nho giáo
C Hin đu
D Bà la môn.
- Câu 7 : Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc là
A quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng
B mở rộng quan hệ sang phương Tây
C thần phục các nước phương Tây
D gây chiến tranh xâm lược, thôn tính đất đai các nước xung quanh.
- Câu 8 : Nét đặc sắc nổi bật của thời kì Gúp-ta ở Ấn Độ là
A đạo Phật xuất hiện và được truyền bá trong cả nước
B sự hoà hợp giữa đạo Phật và đạo Hinđu
C sự định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ.
D sự thống nhất đất nước.
- Câu 9 : Vương triểu Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn có nét chung giống nhau là
A đều là những vương triều ngoại tộc
B đều thi hành chính sách áp bức dân tộc, phân biệt tôn giáo
C đều du nhập tôn giáo vào Ấn Độ
D đều khuyến khích hoà hợp văn hoá.
- Câu 10 : Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á hình thành vào thời gian
A từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII
B từ thế kỉ I đến thế kỉ X
C từ thế kỉ VII đến thế kỉ X
D từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII.
- Câu 11 : Thời cổ trung đại, nước nào sau đây đã có ảnh hưởng lớn nhất đến nền văn các nước Đông Nam Á?
A Ấn Độ
B Trung Quốc
C Ai Cập
D Hi Lạp
- Câu 12 : Công trình kiến trúc nổi tiếng của Lào hiện nay vẫn còn là
A chùa Vàng
B Thạt Luổng
C đền Bay-on
D đền tháp Bu-rô-bu-đua.
- Câu 13 : Nêu các thành tựu văn hóa Ấn Độ cổ trung đại? Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên ngoài như thế nào?
- Câu 14 : Lãnh địa phong kiến là gì? Nêu các đặc điểm của lãnh địa phong kiến Tây Âu thời trung đại?
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 29 Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 31 Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1 Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 2 Xã hội nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3 Các quốc gia cổ đại phương Đông
- - Trắc nghiệm Bài 4 Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma - Lịch sử 10
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 30 Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 6 Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 5 Trung Quốc thời phong kiến