Đề ôn tập Chương 2 môn Lịch sử 10 năm 2021 Trường...
- Câu 1 : Đại Cồ Việt/ Đại Việt bắt đầu đặt quan hệ với Champa để củng cố các vùng biên giới của đất nước từ triều đại nào?
A. Triều Trần – Trần Thái Tông.
B. Triều Tiền Lê – Lê Đại Hành.
C. Triều Đinh – Đinh Tiên Hoàng.
D. Triều Lý – Lý Thái Tổ.
- Câu 2 : Biểu hiện nào sau đây không minh chứng cho sự hoàn thiện của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê?
A. Bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh và tăng cường tính tập quyền.
B. Giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo và tuyển chọn quan lại chủ yếu.
C. Xây dựng nhà nước quân chủ sơ khai, tổ chức quân đội chính quy.
D. Luật pháp hoàn chỉnh bảo vệ bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến.
- Câu 3 : Mục đích quan trọng, xuyên suốt của các nhà nước phong kiến Việt Nam khi tổ chức bộ máy nhà nước là
A. Hỗ trợ, hoàn chỉnh bộ máy nhà nước ở các địa phương.
B. Tập trung quyền lực cao độ vào nhà vua chính quyền trung ương.
C. Thúc đẩy hoàn thiện chính sách đối nội và đối ngoại.
D. Đưa giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo quan lại chính của nhà nước.
- Câu 4 : Sử dụng các cụm từ cho sẵn dưới đây để hoàn chỉnh những thông tin nói về bộ máy nhà nước thời Lý – Trần“Từ thời Lý, chín quyền trung ương từng bước được tổ chức hoàn chỉnh. Đứng đầu đất nước ta là …….(1)…..nắm mọi quyền hành về chính trị, luật pháp và quân sự. Giúp việc cho vua là …….(2)…….. và …….(3)……Bên dưới là các cơ quan trung ương như sành, viện, đại. Ngoài ra, còn có các chức quan chuyên trông nom sản xuất nông nghiệp và hệ thống đê điều.
A. 1) vua, 2) tể tướng, 3) các đại thần, 4) lộ, trấn, 5) phủ, huyện, châu, 6) xã quan.
B. 1) vua, 2) các đại thần, 3) tể tướng, 4) lộ, trấn, 5) phủ, huyện, châu, 6) xã quan.
C. 1) vua, 2) tể tướng, 3) các đại thần, 4) phủ, huyện, châu, 5) lộ, trấn, 6) xã quan.
D. 1) vua, 2) tể tướng, 3) xã quan, 4) lộ, trấn, 5) phủ, huyện, châu, 6) các đại thần.
- Câu 5 : Nhận xét nào sau đây không chính xác khi nói về đặc điểm tình hình thủ công nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến XV?
A. Thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp dân gian đều phát triển.
B. Trở thành ngành sản xuất chính, tách rời khởi nông nghiệp.
C. Có tác động tích cực đến sự phát triển của thương nghiệp.
D. Xuất hiện nhiều ngành mới bên cạnh các nghề cổ truyền.
- Câu 6 : Nguyên nhân nào quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV?
A. Đất nước độc lập, thống nhất và sự phát triển của nông nghiệp.
B. Nhà nước đã có nhiều chính sách để phát triển các làng nghề.
C. Nhân dân đã tiếp thu thêm nhiều nghề mới từ bên ngoài.
D. Nhu cầu trong nước ngày càng tăng.
- Câu 7 : Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm chung của các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV?
A. Đều chống lại sự xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc.
B. Đều kết thúc bằng một trận quyết chiến chiến lược, đập tan ý đồ xâm lược của kẻ thù.
C. Đều là các cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập của dân tộc.
D. Nhân đạo, hòa hiếu đối với kẻ xâm lược bại trận là một trong những nét nổi bật.
- Câu 8 : Cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần có điểm gì khác so với cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý về nghệ thuật quân sự?
A. Thực hiện chiến lược “tiên phát chế nhân”.
B. Sử dụng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.
C. Thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.
D. Thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”.
- Câu 9 : Cuộc kháng chiến của nhân dân ta thời Lý – Trần có điểm gì khác biệt với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Là cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc.
B. Là cuộc khởi nghĩa giành độc lập dân tộc.
C. Là cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc.
D. Là cuộc khởi nghĩa bảo vệ độc lập dân tộc.
- Câu 10 : Một trong những đặc điểm quan trọng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo là
A. Tư tưởng nhân nghĩa được đề cao và mở rộng ở giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa.
B. Căn cứ kháng chiến rộng lớn, kéo dài suốt 4 tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An.
C. Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
D. Từ một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc phát triển và mở rộng ra ba nước Đông Dương.
- Câu 11 : Tại sao Phật giáo thời Lê sơ lại không phát triển như thời Lý – Trần?
A. Nho giáo được du nhập từ lâu, ăn sâu trong tâm thức người Việt.
B. Yêu cầu hoàn thiện bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế.
C. Nhân dân nhận thấy tư tưởng Phật giáo có nhiều điểm hạn chế.
D. Chính sách cấm đoán, giết hại những người theo Phật giáo của nhà nước.
- Câu 12 : Thành tựu kĩ thuật nào sau đây không phải của nhà Hồ?
A. chế tạo súng thần cơ.
B. chiến thuyền có lầu.
C. thành nhà Hồ.
D. chế tạo súng theo mẫu của Pháp.
- Câu 13 : Biểu hiện nào sau đây không minh chứng cho sự phát triển của ngoại thương Đại Việt từ thế kỉ X đến XV?
A. Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi.
B. Nhiều bến cảng được xây dựng để buôn bán với nước ngoài.
C. Hình thành các địa điểm buôn bán với đủ thứ lụa là, giấy bút.
D. Thuyền bè nhiều nước đến họp chợ và mở chợ ngay trên thuyền.
- Câu 14 : Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của thương nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến XV?
A. Sự phát triển của nông nghiệp.
B. Sự phát triển của thủ công nghiệp.
C. Sự thống nhất về tiền tệ, đo lường.
D. Sự phổ biến của hệ thống tàu thuyền hiện đại.
- Câu 15 : Chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Đại Việt từ thế kỉ XI đến XV mang lại tác dụng gì?
A. Giữ gìn quan hệ hòa hiếu với các nước nhất là Trung Quốc.
B. Giữ gìn quan hệ hòa hiếu với các nước nhất là Trung Quốc.
C. Tác động tích cực đến hoạt động đối nội.
D. Tăng cường vị thế của Việt Nam trong khu vực.
- Câu 16 : Nội dung nào sau đây không phải ý nghĩa của cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông?
A. Góp phần kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.
B. Nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức cao độ và hoàn thiện.
C. Ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa.
D. Thúc đẩy quá trình khai hoang và mở rộng lãnh thổ.
- Câu 17 : Giáo dục nho giáo từ thế kỉ XI đến XV có gì hạn chế?
A. Không khuyến khích việc học hành thi cử.
B. Không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế.
C. Nội dung chủ yếu là kinh sử.
D. Chỉ con em quan lại, địa chủ mới được đi học.
- Câu 18 : Ý nào không minh chứng cho luận điểm đạo Phật luôn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng dưới thời Lý – Trần?
A. Nhà sư được triều đình tôn trọng, có lúc cùng tham gia bàn việc nước.
B. Khắp nơi trong cả nước, đâu đâu cũng có chùa chiền được xây dựng.
C. Nhà nước cấm các tôn giáo khác hoạt động, trừ đạo Phật.
D. Vua quan góp tiền để xây dựng chùa đúc chuông, tô tượng
- Câu 19 : Thơ văn Đại Việt trong các thế kỉ XI đến XV có đặc điểm gì nổi bật?
A. Thể hiện lòng yêu nước, ca ngợi anh hùng dân tộc.
B. Phát triển thịnh đạt thể loại truyện ngắn chữ Nôm.
C. Văn học viết bằng chữ quốc ngữ dần hình thành.
D. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn học phương Tây.
- Câu 20 : Hành động nào của nghĩa quân Lam Sơn thể hiện tinh thần nhân đạo của nhân dân ta đối với giặc Minh xâm lược?
A. Giảng hòa với quân Minh.
B. Kí hiệp ước cắt đất cho quân Minh.
C. Cấp ngựa, thuyền cho quân Minh rút về nước.
D. Chủ động thiết lập quan hệ ngoại giao với nhà Minh.
- Câu 21 : Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăn thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thay ta bọc trong da ngựa cũng nguyện xin làm” (theo Thơ văn Lý – Trần).Lời hịch trên của Trần Hưng Đạo không có ý nghĩa gì?
A. Động viên tinh thần chiến đấu của quân sĩ.
B. Thể hiện lòng yêu nước tha thiết của tướng sĩ.
C. Căm thù quân giặc và quyết tâm xả thân vì nước.
D. Quyết tâm đánh bại quân Mông - Nguyên, giành độc lập.
- Câu 22 : Cuộc kháng chiến hay khởi nghĩa nào đã mở đầu cho truyền thống kết thúc cuộc chiến tranh một cách mềm dẻo (giảng hòa) để giữ vững hòa hiếu với nước láng giềng của dân tộc ta?
A. Chống Tống thời Tiền Lê.
B. Chống Tống thời Lý.
C. Chống Mông – Nguyên thời Trần.
D. Khởi nghĩa Lam Sơn chống Minh.
- Câu 23 : Biểu hiện nào thể hiện sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV?
A. Sự ra đời của đô thị Thăng Long.
B. Hệ thống chợ làng, chợ huyện phát triển.
C. Sự phong phú của các mặt hàng mỹ nghệ.
D. Sự hình thành các làng nghề thủ công truyền thống.
- Câu 24 : Ý nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện để nền kinh tế nước ta phát triển vượt bậc trong các thế kỉ X – XV?
A. Đất nước độc lập, thống nhất.
B. Lãnh thổ trải rộng từ Bắc vào Nam.
C. Nhà nước quan tâm, chăm lo phát triển sản xuất.
D. Nhân dân ra sức khai phá mở rộng ruộng đồng, phát triển sản xuất.
- Câu 25 : Nhân tố quan trọng nào giúp diện tích ruộng đất từ thế kỉ X đến XV ngày càng được mở rộng?
A. Tiền đề của công cuộc khai hoang từ thời Bắc thuộc.
B. Chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp của nhà nước.
C. Quá trình buôn bán ruộng đất diễn ra mạnh mẽ.
D. Sự quy hoạch hợp lí của phù nông và địa chủ giàu có.
- Câu 26 : Hoạt động đối ngoại nào sau đây không được các nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XI – XV thực hiện?
A. Thực hiện cống nạp với các triều đại phương Bắc, nhưng vẫn giữ vững tư thế của một quốc gia độc lập, tự chủ.
B. Thần phục các triều đại phương Bắc và các nước láng giềng.
C. Giữ mối quan hệ hòa hiếu, thân thiện với các nước láng giềng.
D. Khi bị xâm lược hoặc bị xâm phạm biên giới thì sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
- Câu 27 : Nội dung nào sau đây không phản ánh chính xác hoạt động đối nội của nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XI – XV?
A. Coi trọng đến việc bảo vệ an ninh đất nước.
B. Thực hiện chính sách đoàn kết với các dân tộc.
C. Cho phép các tù trưởng miền núi lập thành vùng tự trị.
D. Chăm lo đến đời sống nhân dân.
- Câu 28 : Việc quyết định cho dựng bia Tiến sĩ dưới thời Lê không mang lại tác dụng gì?
A. Ghi danh những người tài giỏi đỗ đạt.
B. Khuyến khích hoạt động học tập.
C. Cổ vũ nhân dân tham gia thi cử.
D. Góp phần phát triển văn học.
- Câu 29 : Văn học Đại Việt ở giai đoạn đầu mang đặc điểm gì nổi bật?
A. mang nặng tư tưởng Nho giáo.
B. mang nặng tư tưởng Phật giáo.
C. chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ phương Tây.
D. diễn ra quá trình hiện đại hóa văn học.
- Câu 30 : Bộ sử nào được coi là bộ sử chính thống đầu tiên của nhà nước biên soạn?
A. Lam sơn thực lục.
B. Đại Việt sử kí toàn thư.
C. Đại Nam thực lục.
D. Đại Việt sử kí.
- Câu 31 : Vua Lê Hiến Tông (1497 – 1504) đã viết: “Hiền tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh. Khoa mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có”. Câu nói này thể hiện điều gì?
A. Chính sách coi trọng nhân tài và đào tạo quan lại qua khoa cử của nhà Lê.
B. Chính sách coi trọng nhân tài và loại bỏ hoàn toàn hình thức tiến cử.
C. Kết hợp hình thức tuyển chọn quan lại qua khoa cử và bảo cử.
D. Nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân tài đối với đất nước.
- Câu 32 : Điểm hạn chế của ngoại thương nước ta thời Lê là
A. Nhà nước không chủ trương mở rộng giao lưu với thương nhân nước ngoài.
B. Thuyền bè nước ngoài không được cập bến bất cứ một cảng biển nào.
C. Phả hỏng hầu hết các đô thị buôn bán từng được coi là thịnh trị trước đây.
D. Hạn chế xây dựng các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa.
- Câu 33 : Ý nào không phản ánh chính xác nguyên nhân giặc Mông – Nguyên ba lần thất bại trong việc xâm lược nước ta?
A. Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc cao cả.
B. Vua tôi nhà Trần có chính sách tích cực đúng đắn, sáng tạo; tài thao lược của các vị tướng nhà Trần, đứng đầu là Trần Quốc Tuấn.
C. Lực lượng quân giặc hạn chế lại chủ quan trong quá trình tiến hành xâm lược.
D. Tinh thần đoàn kết và ý chí quyết chiến đấu chống quân xâm lược của quân dân nhà Trần.
- Câu 34 : “Nam quốc sơn hà Nam đế cưTiệt nhiên định phận tạo thiên thư
A. Đòn đánh tinh thần cho địch hoảng sợ.
B. Tự hào về chiến thắng của quân dân Đại Việt.
C. Cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.
D. Khẳng định chủ quyền của dân tộc ta.
- Câu 35 : “Tướng võ, quan hầu đều biết chữThợ thuyền, thư lại cũng hay thơ”
A. Sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật.
B. Trình độ dân trí của người dân được nâng cao.
C. Sự phát triển của văn thơ thế kỉ XIV.
D. Sự hoàn thiện của giáo dục Đại Việt.
- Câu 36 : Nghệ thuật sân khấu dân tộc từ thế kỉ X đến XV phát triển với nhiều hình thức đó là
A. chèo, tuồng, tháp chùa.
B. chèo, tuồng, tháp chùa.
C. điêu khắc, sân khấu, âm nhạc.
D. chèo, tuồng, múa rối.
- Câu 37 : Nhân tố nào làm tiền đề quan trọng cho sự phát triển của thương nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến XV?
A. Chính sách tích cực của các nhà nước phong kiến.
B. Sự hoàn thiện của các phường, hội và chợ làng.
C. Sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp.
D. Các đô thị lớn đang phát triển ngày càng hưng thịnh.
- Câu 38 : Các nghề thủ công cổ truyền trong nhân dân ở Đại Việt từ thế kỉ X đến XV bao gồm
A. đúc tiền, rèn đúc vũ khí, đóng thuyền chiến, đúc đồng.
B. đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, ươm tơ dệt lụa.
C. đúc đồng rèn, sắt, ươm tơ dệt lụa, đóng thuyền chiến.
D. rèn đúc vũ khí, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, xây dựng cung điện.
- Câu 39 : Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê thắng lợi xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
A. Sự lãnh đạo tài tình của Lê Hoàn và quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta.
B. Sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt và ý chí bảo vệ nền độc lập của nhân dân ta.
C. Sự lãnh đạo của Trần Quang Khải và tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
D. Sự lãnh đạo của Đinh Bộ Lĩnh và tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 29 Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 31 Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1 Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 2 Xã hội nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3 Các quốc gia cổ đại phương Đông
- - Trắc nghiệm Bài 4 Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma - Lịch sử 10
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 30 Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 6 Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 5 Trung Quốc thời phong kiến