30 bài tập Cảm ứng ở động vật mức độ dễ
- Câu 1 : Cảm ứng ở động vật là ?
A Phản ứng lại các kích thích của một số tác nhân môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
B Phản ứng lại các kích thích của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
C Phản ứng lại các kích thích định hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
D Phản ứng lại các kích thích vô định hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
- Câu 2 : Hình thức cảm ứng đơn giản nhất ở động vật là
A Di chuyển cơ thể hướng tới hoặc tránh xa kích thích
B Co rúm toàn thân
C Phản ứng định khu
D Phản ứng bằng cơ chế phản xạ
- Câu 3 : Hệ thần kinh tiến hóa nhất ở động vật không xương sống là
A Hệ thần kinh dạng lưới
B Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
C Hệ thần kinh dạng ống
D Dạng hệ thần kinh chuỗi
- Câu 4 : Kích thích tại 1 điểm được trả lời bằng một đáp ứng cục bộ, không đặc trưng cho nhóm động vật
A Đã hình thành ống thần kinh
B Có 2 chuỗi hạch chạy dọc cơ thể
C Đã có phản ứng định khu
D Có bộ não chưa phân hóa.
- Câu 5 : Hệ thần kinh dạng lưới được thấy ở
A Ruột khoang
B Giun tròn
C Thân mềm
D Chân khớp
- Câu 6 : Đặc điểm cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới:
A Phản ứng nhanh và chính xác
B Phản ứng chậm nhưng chính xác
C Gây phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng
D Phản ứng nhanh, định khu nhưng chưa chính xác
- Câu 7 : Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào ?
A Cơ, tuyến → thụ quan hoặc cơ quan thụ cảm → Hệ thần kinh
B Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → cơ, tuyến → hệ thần kinh
C Hệ thần kinh → thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → cơ, tuyến
D Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → hệ thần kinh → cơ tuyến.
- Câu 8 : Thân mềm và chân khớp có hạch thần kinh phát triển là
A Hạch ngực
B Hạch não
C Hạch bụng
D Hạch lưng
- Câu 9 : Tốc độ cảm ứng của động vật so với cảm ứng ở thực vật như thế nào ?
A Diễn ra chậm hơn nhiều
B Diễn ra nhanh hơn
C Diễn ra ngang bằng
D Diễn ra chậm hơn một chút
- Câu 10 : Phản xạ của động vật có hệ thần kinh dạng lưới khi bị kích thích là
A Di chuyển đi chỗ khác
B Duỗi thẳng cơ thể
C Co toàn bộ cơ thể
D Co phần cơ thể bị kích thích
- Câu 11 : Hình thức cảm ứng của hệ động vật có hệ thần kinh được gọi chung là
A Tập tính
B Vận động cảm ứng
C Đáp ứng kích thích
D Phản xạ
- Câu 12 : Các động vật có hệ thần kinh ống không có đặc điểm
A Trả lời kích thích theo nguyên tắc phản xạ
B Có bộ não phân hóa rõ rệt
C Có đối xứng tỏa tròn
D Có trung ương thần kinh được bảo vệ trong khung xương bền vững
- Câu 13 : Nhóm động vật có hệ thần kinh giống với hệ thần kinh của gián là
A Rắn, rết, cánh cam, châu chấu, thủy tức
B Châu chấu , ruồi, muỗi, ong
C Tôm, gà, giun đốt, chuồn chuồn
D Chim sẻ, đỉa, giun đốt
- Câu 14 : Ở động vật đơn bào hiện tượng cảm ứng không thể hiện dưới dạng:
A Chuyển trạng thái co rút của chất nguyên sinh
B Phản xạ
C Hướng động
D Chuyển động toàn bộ cơ thể
- Câu 15 : Ý nào không đúng với cảm ứng ở động vật đơn bào ?
A Tiêu tốn năng lượng
B Co rút chất nguyên sinh
C Chuyển động cả cơ thể
D Thông qua phản xạ
- Câu 16 : Ý nào không đúng đối với phản xạ ?
A Phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh
B Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng
C Phản xạ thực hiện nhờ cung phản xạ
D Phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng
- Câu 17 : Trong quá trình tiến hóa của động vật có xương sống, phần não ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển hoạt động sống của cơ thể là
A Hành não
B Tủy sống
C Bán cầu đại não
D Tiểu não
- Câu 18 : Mô tả nào dưới đây về hệ thần kinh dạng ống là không đúng:
A Cùng với sự tiến hóa, số lượng tế bào thần kinh ngày càng ít đi nhưng kích thước lớn dần
B Cùng với sự tiến hóa, sự liên kết và phối hợp hoạt động của các tế bào thần kinh ngày càng phức tạp.
C Bán cầu đại não ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong điều khiển các hoạt động sống của cơ thể.
D Đầu trước của ống phát triển mạnh thành não bộ, phần sau hình thành tủy sống.
- Câu 19 : Loài nào dưới đây có hệ thần kinh khác những loài còn lại
A Gà
B Người
C Thằn lằn
D Châu chấu
- Câu 20 : Hệ thần kinh dạng ống có các thành phần nào:
A (1),(2),(4)
B (1),(3)
C (1),(2),(3),(4)
D (1),(3),(4)
- Câu 21 : Bộ phận thần kinh trung ương bao gồm:
A (2),(1)
B (2),(3)
C (1),(3)
D (2),(4)
- Câu 22 : Bộ phận thần kinh ngoại biên bao gồm:
A (2),(1)
B (2),(3)
C (1),(3)
D (2),(4)
- Câu 23 : Hệ thần kinh vận động điều khiển hoạt động của:
A Cơ tim
B Cơ vân
C Cơ trơn
D Các tuyến
- Câu 24 : Cơ quan nào dưới đây không được điều khiển bởi hệ thần kinh sinh dưỡng
A Cơ quan sinh sản
B Ruột non
C Bắp tay
D Dạ dày
- Câu 25 : Ở hệ thần kinh dạng ống, hệ thần kinh nào điều khiển và điều hòa hoạt động của các nội quan:
A Hệ thần kinh vận động
B Hệ thần kinh đối giao cảm
C Hệ thần kinh giao cảm
D Hệ thần kinh dinh dưỡng.
- Câu 26 : Khi huyết áp hạ hay nồng độ CO2 tăng, xung thần kinh sẽ
A Truyền theo dây thần kinh đối giao cảm tới tim
B Truyền theo dây thần kinh giao cảm tới tim
C Truyền theo dây thần kinh giao cảm và đối giao cảm
D Tim tự đập nhanh hơn
- Câu 27 : Đặc điểm nào dưới đây không đúng với phản xạ đầu gối ?
A Là phản xạ có điều kiện
B Là phản xạ có tính di truyền
C Là phản xạ không điều kiện
D Cả B,C đều đúng.
- Câu 28 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với phản xạ không điều kiện ?
A Thường do tủy sống điều khiển
B Di truyền được, đặc trưng cho loài
C Có số lượng không hạn chế
D Mang tính bẩm sinh và bền vững
- Câu 29 : Não bộ của hệ thần kinh dạng ống gồm có
A Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành – cầu não
B Bán cầu đại não, não trung gian, củ não sinh tư
C Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành não
D Bán cầu đại não, não trung gian, cuống não, tiểu não và trụ não
- Câu 30 : Điều nào sau đây không đúng với sự tiến hóa của hệ thần kinh ?
A Tiến hóa theo dạng lưới → chuỗi hạch → dạng ống
B Tiến hóa theo hướng tiết kiệm năng lượng trong phản xạ
C Tiến hóa theo hướng phản ứng chính xác và thích ứng trược kich thích của môi trường
D Tiến hóa theo hướng tăng lượng phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 1 Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 2 Vận chuyển các chất trong cây
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 41 Sinh sản vô tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 42 Sinh sản hữu tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 43 Thực hành Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 45 Sinh sản hữu tính ở động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 46 Cơ chế điều hòa sinh sản
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 47 Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 48 Ôn tập chương II, III, IV
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 3 Thoát hơi nước