30 bài tập Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhi...
- Câu 1 : Ở Đồng bằng sông Cửu Long, tỉ lệ diện tích đất phù sa ngọt so với tổng diện tích đất tự nhiên của vùng là:
A 41%
B 19%
C 30%
D 10%
- Câu 2 : Đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở:
A Đồng Tháp Mười
B Ven biển Đông và ven vịnh Thái Lan
C Kiên Giang
D Tứ giác Long Xuyên
- Câu 3 : Phát biểu nào sau đây không đúng với tài nguyên đất của Đồng bằng sông Cửu Long?
A Đất phèn và đất mặn có diện tích lớn hơn đất phù sa ngọt.
B Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng hoặc đất quá chật, khó thoát nước
C Đất bị xâm thực, xói mòn và bạc màu chiếm diện tích rộng.
D Đất phù sa ngọt phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu.
- Câu 4 : Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm
A Phần đất nằm giữa sông Tiền, sông Hậu và dải đất ven biển.
B Phần đất dọc sông Tiền, sông Hậu và phần đất giáp Đông Nam Bộ.
C Phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền, sông Hậu và phần đất nằm ngoài phạm vi tác động đó.
D Phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền, sông Hậu và đồng bằng Cà Mau.
- Câu 5 : Biểu hiện nào sau đây không đúng với tính chất cận xích đạo của Đồng bằng sông Cửu Long?
A Chế độ nhiệt cao, ổn định, nhiệt độ trung bình năm 25 – 270C
B Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2200 – 2700 giờ.
C Biên độ nhiệt độ trung bình năm cao.
D Lượng mưa hằng năm lớn (1300 – 2000 mm), từ tháng V đến tháng X.
- Câu 6 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là
A An Giang
B Trà Vinh
C Long An.
D Bến Tre
- Câu 7 : Các tỉnh /thành phố của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là
A Long An, Tiền Giang.
B Vĩnh Long, Trà Vinh.
C Cần Thơ, Hậu Giang.
D An Giang, Kiên Giang.
- Câu 8 : Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm nổi bật về điều kiện kinh tế - xã hội của vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long?
A Trình độ thâm canh đang được nâng lên.
B Công nghiệp chế biến còn yếu.
C Có nhiều đô thị lớn.
D Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi.
- Câu 9 : Khó khăn lớn nhất vào mùa khô của Đồng bằng sông Cửu Long là
A mực nước sông thấp, thủy triều ảnh hưởng mạnh.
B nguy cơ cháy rừng cao, đất nhiễm mặn hoặc phèn.
C đất nhiễm mặn hoặc phèn, mực nước ngầm hạ thấp.
D thiếu nước ngọt trầm trọng, xâm nhập mặn lấn sâu.
- Câu 10 : Đồng bằng sông Cửu Long đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn không phải do?
A Được phù sa bồi đắp hàng năm.
B Có mùa khô kéo dài và sâu sắc.
C Nhiều cửa sông, nước triều lấn sâu vào đồng bằng.
D Địa hình thấp, nhiều ô trũng.
- Câu 11 : Sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hoá ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng mạnh là
A lợn
B gia cầm
C thuỷ sản nước ngọt
D dừa
- Câu 12 : Vùng Đồng bằng sông Cửu Long chuyên về nuôi vịt, trồng lúa, trồng cây ăn quả, điều đó cho thấy
A các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.
B cơ cấu vật nuôi, cây trồng có nhiều thay đổi quan trọng.
C việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
D tính mùa vụ được khai thác tốt hơn.
- Câu 13 : “2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn” là đặc điểm của
A đồng bằng Nghệ An.
B đồng bằng sông Hồng.
C đồng bằng sông Cửu Long.
D đồng bằng Thanh Hóa
- Câu 14 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc tỉnh
A Đồng Tháp.
B Cần Thơ.
C An Giang.
D Cà Mau
- Câu 15 : Trở ngại lớn nhất trong sử dụng và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long là:
A Độ cao địa hình thấp nên thường xuyên bị xâm nhập mặn
B Đất thiếu dinh dưỡng, quá mịn, khó thoát nước
C Phần lớn diện tích là đất phèn mặn, mùa khô sâu sắc
D Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt hạn chế cơ giới hóa
- Câu 16 : Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long vào mùa khô là?
A xâm nhập mặn và phèn
B thiếu nước ngọt
C thủy triều tác động mạnh
D cháy rừng
- Câu 17 : Loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A Đất phù sa ngọt.
B Đất phèn.
C Đất mặn.
D Đất xám.
- Câu 18 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, Khoáng sản đá vôi tập trung chủ yếu ở
A Kiên Giang
B An Giang.
C Sóc Trăng.
D Tiền Giang
- Câu 19 : Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn diễn ra thường xuyên hằng năm ở đồng bằng sông Cửu Long là
A phá rừng ngập mặn để nuôi tôm.
B vùng có nhiều cửa sông đổ ra biển.
C mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
D do sự canh tác không hợp lí của người dân.
- Câu 20 : Thảm thực vật chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long là?
A Rừng ngập mặn và rừng tràm
B Rừng tràm, rừng thưa.
C Rừng trên núi đá vôi.
D Rừng ngập mặn, xavan.
- Câu 21 : Ở tứ Giác Long Xuyên, biện pháp hàng đầu để làm thay đổi đất phèn bị ngập nước là:
A Bón vôi, ém phèn.
B Phát triển rừng tràm trên đất phèn.
C Sử dụng nước ngọt của sông Hậu.
D Sử dụng nước ngọt của sông Tiền.
- Câu 22 : Thế mạnh tự nhiên hàng đầu đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A tài nguyên khí hậu phong phú.
B tài nguyên đất đa dạng, khá màu mỡ.
C khí hậu cận xích đạo, ít thiên tai.
D mạng lưới sông ngòi chằng chịt.
- Câu 23 : Sản phẩm nông nghiệp có mức độ tập trung sản xuất rất cao và có xu hướng tăng mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long là:
A mía
B gia cầm.
C lợn.
D thủy sản nước ngọt.
- Câu 24 : Vai trò chủ yếu của rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A đảm bảo cân bằng sinh thái, phòng chống thiên tai.
B giúp phát triển mô hình kinh tế nông, lâm kết hợp.
C cung cấp nguồn lâm sản có nhiều giá trị kinh tế.
D tạo thêm diện tích, môi trường nuôi trồng thủy sản.
- Câu 25 : Giải pháp nào không đúng trong vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
A Đẩy mạnh xây dựng hệ thống thủy lợi rộng khắp vùng.
B Tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn.
C Giải quyết tốt vấn đề nước ngọt trong mùa khô.
D Đẩy mạnh khai thác đất rừng, đất hoang hóa
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)