- Lí thuyết cơ chế di truyền cấp độ phân tử số 2
- Câu 1 : Sự biểu hiện điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ diễn ra chủ yếu ở cấp độ:
A Phiên mã
B Sau phiên mã
C Trước phiên mã
D Dịch mã
- Câu 2 : Ở sinh vật nhân thực, axit amin đầu tiên được đưa đến ribôxôm trong quá trình dịch mã là:
A Alanin
B Valin
C Formyl mêtiônin
D Mêtiônin
- Câu 3 : Ở sinh vật nhân sơ, axit amin đầu tiên được đưa đến ribôxôm trong quá trình dịch mã là:
A Alanin
B Valin
C Formyl mêtiônin
D Mêtiônin
- Câu 4 : Hoạt động của pôlixôm trong quá trình dịch mã có vai trò:
A Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra liên tục.
B Đảm bảo cho quá trình giải mã diễn ra nhanh chóng.
C Tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin cùng loại.
D Tăng hiệu suất tổng hợp các loại prôtêin cho tế bào.
- Câu 5 : Gen điều hòa có vai trò:
A Tổng hợp prôtêin ức chế có khả năng liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã.
B Tổng hợp prôtêin ức chế làm tín hiệu điều hòa hoạt động gen.
C Điều hòa hoạt động phiên mã và dịch mã của gen.
D Tổng hợp prôtêin ức chế có khả năng liên kết với
- Câu 6 : Phát biểu nào dưới đây là không đúng về quá trình dịch mã ?
A Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, ribôxôm tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá trình dịch mã tiếp theo.
B Ở tế bào nhân sơ, tARN mang axit amin mở đầu là focmin mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu dịch mã.
C Ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu dịch mã.
D Các chuỗi pôlipeptit sau dịch mã được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiếp tục hình thành các cấu trúc bậc cao hơn để trở thành prôtêin có hoạt tính sinh học.
- Câu 7 : Quá trình phiên mã không cần sử dụng đoạn mồi vì:
A Chỉ có một mạch của ADN được dùng làm khuôn.
B Enzim ARN polimeraza tự tạo được đầu 3-OH tự do.
C Nó là giai đoạn trung gian của quá trình tổng hợp prôtêin.
D Nó chỉ diễn ra theo từng gen, từng đoạn ADN.
- Câu 8 : Một gen ở sinh vật nhân sơ, vùng mã hóa có chiều dài 0,51μm, gen này điều khiển quá trình tổng hợp một phân tử prôtêin hoàn chỉnh có bao nhiêu aa?
A 499
B 498
C 500
D 998
- Câu 9 : Phân tử mARN tham gia giải mã ở tế bào chất của phần lớn gen ở sinh vật nhân thực:
A Có chiều dài dài hơn chiều dài của gen tương ứng.
B Có chiều bài bằng chiều dài của gen tương ứng.
C Có chiều dài ngắn hơn chiều dài của gen tương ứng.
D Có trình tự nuclêôtit giống với mạch khuôn của gen.
- Câu 10 : Hoạt động nào sau đây trong tế bào mở đầu cho quá trình giải mã tổng hợp prôtêin?
A Tổng hợp mARN
B Hoạt hoá axit amin
C Lắp đặt các axit amin vào ribôxôm
D Hình thành liên kết peptit giữa các axit amin
- Câu 11 : Chuẩn bị phiên mã cho gen cấu trúc trong opêron Lac, ARN-pôlimeraza bám vào
A Vùng khởi động.
B Vùng mã hoá.
C Vùng vận hành.
D Gen điều hoà.
- Câu 12 : Một phân tử tARN mang anti-côđon là UUU, phân tử tARN này mang axit amin tương ứng để vào ribôxôm tổng hợp chuỗi polipeptit là (biết bộ ba UUU mã hóa axit amin pheeninalanin; bộ ba AAA mã hóa axit amin lizin; bộ ba UUA mã hóa axit amin lơxin; bộ ba AUU mã hóa axit amin lzôlơxin).
A Lizin.
B Pheeninalanin.
C Lơxin.
D Izôlơxin.
- Câu 13 : Các bộ ba nào sau đây khi thay một bazơ nitric này bằng một bazơ nitric khác sẽ trở thành bộ ba kết thúc. Biết trình tự các nucloetit trong mạch mã gốc có trinh tự theo chiều 3' - 5'
A 1, 2, 4, 5, 6.
B 2, 4, 5, 6.
C 1, 2, 3, 4.
D 1, 2, 4
- Câu 14 : Trong quá trình dịch trong tế bào chất của sinh vật nhân thực không có sự tham gia của loài tARN mang bộ ba đối mã nào sau đây
A Mang bộ ba 5’AUG 3’
B Mang bộ ba 5’UAA3’
C Mang bộ ba 3’G AX 5’
D Mang bộ ba 3’AUX 5’
- Câu 15 : Khi nói về bộ ba mở đầu trên mARN hãy chọn kết luận đúng
A Trên mỗi phân tử mARN có nhiều bộ ba AUG nhưng chỉ có một bộ ba làm nhiệm vụ mở đầu
B Trên mỗi phân tử ARN có môt bộ ba mở đàu nằm ở đầu 3’ của mARN
C Trên mỗi phân tử mARN chỉ có duy nhất một bộ ba AUG
D Tất cả các mã AUG trên mARN đều là bộ ba mở đầu
- Câu 16 : Khi nói về quá trình dịch mã kết luận sau đây không đúng
A Liên kết bổ sung được hình thành trước liên kết peptit
B Trình tự các bộ ba trên mARN quy định trình tự axit amin trên chuỗi polipeptit
C Bộ ba kết thúc quy định hợp axit amin cuối cùng trên chuỗi peptit
D Chiều dịch chuyển của riboxom ở trên mARN là chiều 5’→3’
- Câu 17 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với quá trình dịch mã
A Ở trên môt phân tử các riboxom khác nhau tiến hành đọc mã từ các điểm khác nhau mỗi điểm đặc hiệu với một riboxom
B Quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung nguyên tắc bổ sung được thể hiện giữa các bộ ba mã hóa trên mARN và bộ ba đối mã trên tARN
C Các riboxom trượt theo từng bộ ba trên mARN theo chiều từ 5’ đến 3’ từ khi gặp bộ ba mở đầu cho tơi khi gặp bộ ba kết thúc
D Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được nhiều chuỗi polypeptide và có cấu trúc giống nhau .
- Câu 18 : Trong cơ chế điều hòa hoạt động của Operon Lac thì enzyme ARN polimeraza thường xuyên phiên mã ở loại gen nào sau đây
A Gen điều hòa
B Gen A
C Gen Y
D Gen Z
- Câu 19 : Điều hòa hoạt động gen chính là
A Điều hòa lượng sản phẩm do gen tạo ra
B Điều hòa lượng mARN
C Điều hòa lượng tARN
D Điều hòa lượng rARN
- Câu 20 : Quá trình tổng hợp chuỗi polypeptit diễn ra ở đâu
A Trong ty thể của sinh vật nhân thực
B Trong lục lạp của tế bào
C Trong tế bào chất của tế bào
D Trong nhân tế bào của cả sinh vật nhân sơ và nhân thực
- Câu 21 : Trong cấu trúc của Operon Lac, nếu đột biến làm mất một đọan phân tử ADN thì trường hợp nào sau đây sẽ làm cho tất cả các gen cấu trúc không tổng hợp được
A Mất vùng khởi động
B Mất vùng vận hành
C Mất gen điều hòa
D Mất một gen cấu trúc
- Câu 22 : Quá trình dịch mã của sinh vật nhân thực khác sinh vật nhân sơ ở điểm nào ?
A Sinh vật nhân sơ có nhiều riboxom cùng dịch mã một phân tử mARN còn sinh vật nhân thực thì có một phan tử dịch mã cho
B Bộ ba mã mang thông tin mã hóa axit amin mở đầu cho quá trình dịch mã khác nhau
C Axit amin được mã hóa bởi bộ ba AUG ở hai nhóm sinh vật khác nhau
D Quá trình dịch mã của sinh vật nhân thực diễn ra trong tế bào chất còn sinh vật nhân sơ diễn ra ở vùng nhân
- Câu 23 : Trong tổng hợp prôtêin, năng lượng ATP thực hiện chức năng nào sau đây?
A Tham gia hoạt hoá axit amin
B Giúp hình thành liên kết peptit giữa các axit amin
C Cả A và B đúng
D Cả A, B đều sai
- Câu 24 : Một gen nhân đôi 3 lần, mỗi gen con tạo ra phiên mã 2 lần và trên mỗi bản mã sao có 10 ribôxôm trượt không lặp lại. Số phân tử prôtêin bậc 1 được tổng hợp là:
A 120
B 140
C 160
D 80
- Câu 25 : Phân tử prôtêin gồm 1 chuỗi pôlipeptit có chứa các loại axit amin như sau: 100 alanin, 80 xistêin, 70 triptôphan, 48 lơxin. Chiều dài của gen dã điều khiển tổng hợp phân tử prôtêin nói trên là bao nhiêu . Biết gen đó là gen không phân mảnh
A 3060 ăngstron
B 3570 ăngstron
C 4080 ăngstron
D 4590 ăngstron
- Câu 26 : Sự kiểm soát gen ở sinh vật nhân thực đa bào phức tạp hơn so với nhân sơ là do:
A Các tế bào nhân thực lớn hơn.
B Sinh vật nhân sơ sống giới hạn trong môi trường ổn định.
C Các nhiễm sắc thể nhân thực có ít nuclêôtit hơn, do vậy mỗi trình tự nuclêôtit phải đảm nhiệm nhiều chức năng.
D Trong cơ thể sinh vật nhân thực đa bào, các tế bào khác nhau được biệt hóa về các chức năng khác nhau.
- Câu 27 : Các bộ ba nào sau đây khi thay một bazơ nitric này bằng một bazơ nitric khác sẽ trở thành bộ ba kết thúc. Biết trình tự các nucloetit trong mạch mã gốc có trinh tự theo chiều 3' - 5' 1- ATG. 2- AXG. 3- AAG. 4- TTT. 5- TTG. 6- TXX.Đó là các bộ ba:
A 1, 2, 4, 5, 6.
B 2, 4, 5, 6.
C 1, 2, 3, 4.
D 1, 2, 4
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen