Đề thi thử đặc sắc THPT Quốc gia chinh phục điểm 9...
- Câu 1 : Tế bào lông hút hút nước chủ động bằng cách
A tạo ra áp suất thẩm thấu lớn nhờ quá trình hô hấp.
B vận chuyển nước qua màng tế bào nhờ bơm ATPaza.
C vận chuyển theo con đường ẩm bào.
D làm cho thành tế bào mỏng và không thấm cutin.
- Câu 2 : Phát biểu không đúng khi nói về động lực của dòng mạch gỗ là
A lực hút do sự thoát hơi nước ở lá.
B chênh lệch áp suất giữa cơ quan cho và cơ quan nhận.
C lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch.
D lực đẩy của rễ.
- Câu 3 : Ý nào dưới đây không đúng với vai trò thoát hơi nước ở lá?
A Tạo động lực phía trên để kéo nước, ion khoáng và các chất tan từ rễ lên đến lá.
B Làm mở khí khổng cho CO2 khuếch tán vào lá để cung cấp cho quá trình quang hợp.
C Làm hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng, đảm bảo cho các quá trình sinh lí xảy ra bình thường.
D Làm cho khí khổng mở và khí O2 sẽ thoát ra không khí.
- Câu 4 : Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nitơ của thực vật?I. Biến nitơ phân tử (N2) sẵn có trong khí quyển ở dạng trơ thành dạng nitơ khoáng NH3 (cây dễ dàng hấp thụ).II. Xảy ra trong điều kiện bình thường ở hầu khắp mọi nơi trên Trái Đất.III. Lượng nitơ bị mất hàng năm do cây lấy đi luôn được bù đắp lại đảm bảo nguồn cấp dinh dưỡng nitơ bình thường cho cây.IV. Nhờ có enzim nitrôgenaza, vi sinh vật cố định nitơ có khả năng liên kết nitơ phân tử với hiđrô thành NH3.V. Cây hấp thụ trực tiếp nitơ vô cơ hoặc nitơ hữu cơ trong xác sinh vật.
A 5
B 2
C 3
D 4
- Câu 5 : Ở thực vật, bào quan thực hiện chức năng hô hấp hiếu khí chính là
A mạng lưới nội chất.
B không bào
C lục lạp.
D ti thể.
- Câu 6 : Những động vật ăn thực vật có dạ dày 4 ngăn là
A ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.
B ngựa, thỏ, chuột.
C ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.
D trâu, bò, cừu, dê.
- Câu 7 : Có một trình tự mARN [5’- AUG GGG UGX UXG UUU - 3’] mã hoá cho một đoạn pôlipeptit gồm 5 axit amin. Dạng đột biến nào sau đây dẫn đến việc chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh được tổng hợp từ trình tự ARN do gen đột biến tổng hợp chỉ còn lại 2 axit amin?
A Thay thế nuclêôtit thứ 9 tính từ đầu 3’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng Ađênin.
B Thay thế nuclêôtit thứ 11 tính từ đầu 5’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng Timin.
C Thay thế nuclêôtit thứ 5 tính từ đầu 5’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng Timin.
D Thay thế nuclêôtit thứ 9 tính từ đầu 3’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng Timin.
- Câu 8 : Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình hình thành quần thể thích nghi?
A Môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các đặc điểm thích nghi của quần thể.
B Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể cũng như tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích luỹ các alen tham gia quy định các đặc điểm thích nghi.
C Tốc độ hình thành quần thể thích nghi phụ thuộc vào: quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài; tốc độ sinh sản của loài và áp lực của CLTN.
D Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối vì trong môi trường này thì nó có thể là thích nghi nhưng trong môi trường khác lại có thể không thích nghi.
- Câu 9 : Xét các mối quan hỗ trợ giữa các sinh vật trong quần xã, có bao nhiêu mối quan hệ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài khác.
A 3
B 2
C 1
D 4
- Câu 10 : Khi nói về mức phản ứng, điều nào sau đây không đúng?
A Mức phản ứng do kiểu gen quy định, không phụ thuộc môi trường.
B Mức phản ứng là tập hợp các kiếu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.
C Ở loài sinh sản vô tính, cá thể con có mức phản ứng khác với cá thể mẹ.
D Trong một giống thuần chủng, các cá thể đều có mức phản ứng giống nhau.
- Câu 11 : Nhân tố tiến hoá có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng xác định là:(1) Đột biến. (2) Di - nhập gen. (3) Giao phối không ngẫu nhiên.(4) Chọn lọc tự nhiên. (5) Các yếu tố ngẫu nhiên.Phương án đúng là:
A (3), (4).
B (4).
C (2), (4).
D (1), (3), (4), (5).
- Câu 12 : Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về sự tác động của chọn lọc tự nhiên?(1) Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn gây chết ra khỏi quần thể.(2) Chọn lọc tự nhiên không tác động lên từng alen riêng lẻ ở các loài sinh vật lưỡng bội.(3) Chọn lọc tự nhiên tác động chủ yếu lên hai cấp độ cá thể và quần thể.(4) Chọn lọc tự nhiên không diễn ra khi điều kiện sống ổn định liên tục qua nhiều thế hệ.(5) Chọn lọc tự nhiên không tác động trực tiếp lên kiểu gen.
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 13 : Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cá thể thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng. Cho các cách giải thích sau đây:(1) Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm tăng tần số alen có hại.(2) Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng tần số alen đột biến có hại.(3) Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen cũng như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể.(4) Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di - nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.Có bao nhiêu cách giải thích chưa hợp lí.
A 3
B 2
C 1
D 4
- Câu 14 : Cho các nhân tố sau:(1) Chọn lọc tự nhiên. (2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên.(4) Các yếu tố ngẫu nhiên. (5) Đột biến. (6) Di - nhập gen.Có bao nhiêu nhân tố tiến hóa có thể làm tăng sự đa dạng di truyền trong quần thể giao phối?
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 15 : Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau:(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.(2) Là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho quá trình tiến hóa.(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.(4) Tạo ra alen mới, làm phong phú vốn gen của quần thể.(5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.Có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của đột biến gen?
A 1
B 4
C 2
D 3
- Câu 16 : Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?(1) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.(2) Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh.(3) Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên và đưa tất cả các loài vào chăm sóc.(4) Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng làm nương rẫy.(5) Tăng cường xây dựng các đập thuỷ điện, khai thác cát làm sạch lòng sông nhằm khai thông dòng chảy. (6) Sử dụng biện pháp hoá học trong nông nghiệp nhằm loại trừ côn trùng gây hại mùa màng. (7) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn nhằm lấn biển, mở rộng đất liền, xây các bến cảng. (9) Tăng cường sử dụng chất tẩy rửa hoá học làm sạch mầm bệnh trong đất và nước.(10) Nước thải công nghiệp, y tế phải xử lí theo quy định môi trường trước khi thải ra cộng đồng.
A 6
B 4
C 3
D 5
- Câu 17 : Hình bên dưới thể hiện cấu trúc của một số loại nuclêôtit cấu tạo nên ADN và ARN. Hình nào trong số các hình trên là không phù hợp?
A (1)
B (2)
C (3)
D (4)
- Câu 18 : Trong các dạng đột biến gen sau có bao nhiêu dạng đột biến chắc chắn làm thay đổi trình tự axit amin trong prôtêin hoàn chỉnh?(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit thứ 2 của một bộ 3 nằm gần bộ 3 mở đầu.(2) Mất một nuclêôtit trong một intron ở giữa gen.(3) Thay thế 1 cặp nuclêôtit nằm gần bộ 3 kết thúc của trình tự mã hóa.(4) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit trong bộ 3 mã hóa cho Tirôzin.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 19 : Trong quần thể người có một số bệnh, tật và hội chứng di truyền như sau:(1) Bệnh ung thư máu. (2) Bệnh hồng cầu hình liềm. (3) Bệnh bạch tạng.(4) Hội chứng Claiphentơ. (5) Tật dính ngón tay số 2 và 3. (6) Bệnh máu khó đông.(7) Hội chứng Tớcnơ. (8) Hội chứng Đao. (9) Bệnh mù màu.Những thể đột biến lệch bội trong các bệnh, tật và hội chứng trên là:
A (2), (3), (9)
B (4), (7), (8).
C (1), (4), (8).
D (4), (5), (6).
- Câu 20 : Cho các phép lai (P) giữa các cây tứ bội sau đây:(I) AAaaBBbb x AAAABBBb (II) AaaaBBBB x AaaaBBbb(III) AaaaBBbb x AAAaBbbb (IV) AAaaBbbb x AAaaBBbbBiết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Nếu một cặp gen qui định một cặp tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn thì có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về kết quả ở đời F1 của các phép lai trên?(1) Có 2 phép lai cho có 12 kiểu gen.(2) Có 3 phép lai cho có 2 kiểu hình.(3) Có 3 phép lai không xuất hiện kiểu hình lặn về cả hai tính trạng.(4) Phép lai 4 cho số loại kiểu gen và số loại kiểu hình nhiều nhất trong các phép lai.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 21 : Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là 0,36BB : 0,48Bb : 0,16bb. Khi trong quần thể này, các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn hẳn so với các cá thể có kiểu gen đồng hợp thì xu hướng biến đổi tần số các alen là
A alen trội có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
B tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng không thay đổi.
C tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng bằng nhau.
- Câu 22 : Ở một loài thực vật, hai cặp gen Aa, Bb liên kết không hoàn trên cặp nhiễm sắc thể thường. Khi lai hai cơ thể dị hợp hai cặp gen trên, các cá thể thu được ở thế hệ F1 có kiểu gen \(\frac{{ab}}{{ab}}\)chiếm 6%. Cho biết cả hai giới đều xảy ra hoán vị gen với tần số bằng nhau. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A Tính theo lí thuyết, 1000 tế bào sinh dục chín tham gia giảm phân tạo giao tử thì sẽ có 200 tế bào xảy ra hiện tượng hoán vị.
B Tính theo lí thuyết, 2000 tế bào sinh dục chín tham gia giảm phân tạo giao tử thì sẽ có 200 tế bào không xảy ra hiện tượng hoán vị.
C Tính theo lí thuyết, 1000 tế bào sinh dục chín tham gia giảm phân tạo giao tử thì sẽ có 200 tế bào không xảy ra hiện tượng hoán vị.
D Tính theo lí thuyết, 2000 tế bào sinh dục chín tham gia giảm phân tạo giao tử thì sẽ có 400 tế bào xảy ra hiện tượng hoán vị.
- Câu 23 : Xét 4 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDd. Bốn tế bào này thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử, trong đó có 1 tế bào không phân ly cặp NST mang cặp gen Aa ở lần giảm phân I, lần giảm phân II xảy ra bình thường, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lý thuyết, trong số các trường hợp phát sinh tỉ lệ giao tử sau đây, trường hợp nào không thể xảy ra?
A 1:1:1:1
B 1:1:1:1:1:1:1:1.
C 3:3:1:1
D 2:2:1:1:1:1.
- Câu 24 : Ở ruồi giấm, người ta thực hiện phép lai (P):\(\frac{{Ab}}{{aB}}{X^{\rm{D}}}{{\rm{X}}^{\rm{d}}} \times \frac{{AB}}{{ab}}{X^{\rm{d}}}Y\) thu được F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể không mang alen lặn của các gen trên chiếm tỉ lệ 2,5%. Biết rằng không phát sinh đột biến, sức sống các cá thể như nhau. Theo lý thuyết, ở F1 số cá thể mang ít nhất 2 alen trội của các gen trên chiếm tỉ lệ:
A 50%
B 77%
C 60%
D 75%
- Câu 25 : Ở một loài thú, alen A qui định lông đen là trội hoàn toàn so với alen a qui định lông trắng nằm trên vùng tương đồng của cặp nhiễm sắc thể XY. Tiến hành phép lai giữa con cái lông trắng với con đực lông đen thuần chủng được F1. Cho F1 tạp giao thu được F2 có cả các cá thể lông đen và lông trắng. Nếu cho các con đực ở F2 giao phối con cái lông trắng ở thế hệ bố mẹ thì đời lai sẽ thu được tỉ lệ
A 1 con đực lông đen: 1 con đực lông trắng: 2 con cái lông đen.
B 1 con cái lông đen: 1 con cái lông trắng: 2 con đực lông trắng.
C 1 con đực lông đen: 1 con đực lông trắng: 2 con cái lông trắng.
D 1 con cái lông đen: 1 con cái lông trắng: 2 con đực lông đen.
- Câu 26 : Ở một loài thực vật tự thụ phấn bắt buộc, tính trạng hình dạng quả được quy định bởi một cặp gen gồm có 3 alen tương quan trội lặn hoàn toàn theo thứ tự: A1>A2>A3; trong đó A1 quy định quả tròn, A2 quy định quả bầu, A3 quy định quả dài. Trong quần thể loài này, người ta lấy ngẫu nhiên 2 cây quả tròn cho tự thụ phấn thu được đời F1. Giả sử không có đột biến xảy ra, sức sống các cá thể là như nhau. Theo lý thuyết, trong số các trường hợp phát sinh tỉ lệ kiểu hình sau đây, có bao nhiêu trường hợp có thể xảy ra ở đời F1?(1) 100% cây quả tròn. (2) 75% cây quả tròn : 25% cây quả bầu.(3) 75% cây quả tròn : 25% cây quả dài. (4) 87,5% cây quả tròn : 12,5% cây quả bầu.(5) 50% cây quả tròn : 50% cây quả bầu. (6) 87,5% cây quả tròn : 12,5% cây quả dài.(7) 50% cây quả tròn : 25% cây quả bầu : 25% cây quả dài.(8) 75% cây quả tròn : 12,5% cây quả bầu : 12,5% cây quả dài.
A 7
B 6
C 4
D 5
- Câu 27 : Xét một bệnh di truyền đơn gen ở người do gen lặn gây nên. Một người phụ nữ bình thường có cậu (em trai của mẹ) mắc bệnh lấy chồng bình thường nhưng có mẹ chồng và chị chồng mắc bệnh. Những người khác trong gia đình không ai bị bệnh này, nhưng bố đẻ của cô ta đến từ một quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh là 1/10. Cặp vợ chồng trên sinh được con gái đầu lòng không mắc bệnh này. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình. Dựa vào các thông tin trên hãy cho biết trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?(1) Xác suất để người con gái của cặp vợ chồng trên mang alen gây bệnh là 16/29.(2) Xác suất sinh con thứ hai của vợ chồng trên là trai không bị bệnh là 29/64.(3) Người con gái của cặp vợ chồng trên lấy một người chồng không bị bệnh nhưng mang alen gây bệnh. Xác suất để cặp vợ chồng cô con gái này sinh được một người con trai không bị bệnh là 15/58(4) Xác suất để bố đẻ của người vợ mang alen gây bệnh là 2/11.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 28 : Trong quần xã sinh vật, mối quan hệ nào sau đây không phải là quan hệ đối kháng?
A Ức chế - cảm nhiễm.
B Kí sinh
C Cạnh tranh.
D Hội sinh.
- Câu 29 : Khi nói về di truyền quần thể, nhận xét nào sau đây không chính xác?
A Quần thể đạt tới trạng thái cân bằng khi không có sự tác động của các nhân tố tiến hóa và quá trình giao phối hoàn toàn ngẫu nhiên.
B Xét về mặt di truyền, mỗi quần thể thường có một vốn gen đặc trưng thể hiện thông qua tần số alen và thành phần kiểu gen.
C Đặc điểm di truyền nổi bật của quần thể ngẫu phối là sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
D Hiện tượng giao phối cận huyết góp phần tạo nên sự cân bằng di truyền trong quần thể nên không có ý nghĩa đối với tiến hóa.
- Câu 30 : Quần xã nào sau đây có lưới thức ăn phức tạp nhất và có độ ổn định cao nhất?
A Đồng rêu.
B Rừng mưa nhiệt đới.
C Rừng rụng lá ôn đới.
D Rừng lá kim.
- Câu 31 : Phân tích trình tự nuclêôtit của cùng một loại gen ở các loài có thể cho ta biết
A mối quan hệ họ hàng giữa các loài đó.
B đặc điểm địa chất, khí hậu ở nơi sinh sống của các loài đó.
C khu vực phân bố địa lí của các loài đó trên Trái Đất.
D loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau trong quá trình tiến hóa.
- Câu 32 : Hiện tượng tự tỉa thưa không có đặc điểm nào sau đây?
A Xảy ra khi mật độ quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường.
B Là kết quả của sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
C Làm giảm kích thước quần thể, phù hợp với sức chứa của môi trường.
D Là hiện tượng phổ biến ở thực vật, ít gặp ở động vật.
- Câu 33 : Phát biểu nào sau đây về bệnh, tật di truyền làđúng?
A Các bệnh, tật di truyền đều có khả năng di truyền từ bố mẹ sang con cái.
B Các bệnh, tật di truyền có thể biểu hiện sớm hoặc muộn trong quá trình phát triển cá thể.
C Phần lớn các loại bệnh, tật di truyền được phát sinh trong quá trình phát triển cá thể.
D Phần lớn các bệnh, tật di truyền có khả năng chữa trị được nếu được phát hiện sớm.
- Câu 34 : Phát triển bền vững nghĩa là
A trong khai thác nguồn lợi sinh vật phải duy trì được sự đa dạng sinh học, không phá vỡ cân bằng sinh thái.
B thoả mãn nhu cầu hiện tại nhưng không ảnh đến sự thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.
C tái sử dụng, tái chế và tiết kiệm tài nguyên không tái tạo.
D lợi tức thu được tối đa, nhưng giảm thiểu những hậu quả sinh thái và ô nhiễm môi trường.
- Câu 35 : Có bao phân tử sau đây được cấu tạo từ bốn loại đơn phân?(1) ADN. (2) tARN. (3) Prôtêin. (4) rARN. (5) mARN.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 36 : Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, trong quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và trao đổi chéo. Trong các phép lai sau, có bao nhiêu phép lai đời con cho tỉ lệ phân li kiểu hình chung là 3 : 1? (1) AaBb × aaBB. (2) AABb × aaBb. (3) XAXa x XAY.(4) . (5) .Số phương án đúng là:
A 2
B 4
C 5
D 3
- Câu 37 : Khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường cách li tập tính và cách li sinh thái, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là đúng?(1) Hình thành loài bằng con đường cách li tập tính chỉ gặp ở động vật mà không gặp ở thực vật.(2) Hình thành loài bằng con đường sinh thái gặp chỉ gặp ở thực vật mà không gặp ở động vật.(3) Hình thành loài bằng con đường cách li tập tính và cách li sinh thái không có sự tham gia của đột biến và chọn lọc tự nhiên.(4) Hình thành loài bằng con đường cách li tập tính và cách li sinh thái cần có sự tham gia của cách li địa lý và cách li trước hợp tử.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 38 : Cho các sự kiện sau về mô hình hoạt động của opêron Lac vi khuẩn E.coli:(1) Gen điều hoà chỉ huy tổng hợp một loại prôtêin ức chế.(2) Prôtêin ức chế gắn vào vùng vận hành của opêron.(3) Vùng vận hành được giải phóng, các gen cấu trúc hoạt động tổng hợp mARN.(4) Các gen cấu trúc không được phiên mã và dịch mã.(5) Chất cảm ứng kết hợp với prôtêin ức chế, làm vô hiệu hoá chất ức chế.(6) mARN được dịch mã tạo ra các enzim phân giải lactôzơ.Khi môi trường có lactôzơ thì trình tự diễn ra của các sự kiện là:
A (1)=>(2)=>(4)=>6)
B (1)=>(2)=>(3)=>6).
C (1)=>(2)=>(3)=>(5)
D (1)=>(5)=>(3)=>(6).
- Câu 39 : Dưới đây là một số đặc điểm của đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể: (1) Xảy ra ở cấp độ phân tử và thường có tính thuận nghịch. (2) Đa số là có hại và thường được biểu hiện ngay thành kiểu hình. (3) Xảy ra một cách ngẫu nhiên. (4) Đa số đột biến ở trạng thái lặn nên khó phát hiện. Có bao nhiêu điểm khác biệt giữa đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể?
A 1
B 3
C 2
D 4
- Câu 40 : Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng với phép lai được tiến hành giữa 2 cơ thể bố mẹ mang 2 cặp gen nằm trên cùng một NST thường và mỗi cặp gen qui định một cặp tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn?(1) Tỷ lệ 1:2:1 chứng tỏ có hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn ở hai giới.(2) Nếu tần số hoán vị gen nhỏ hơn 50% thì không thể xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 9 : 3 : 3 : 1.(3) Hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn chỉ làm xuất hiện tối đa là 3 kiểu hình khác nhau.(4) Hiện tượng hoán vị gen chỉ xảy ra ở những cơ thể mang kiểu gen dị hợp từ 2 cặp gen.(5) Phép lai thuận có thể có thể cho tỉ lệ kiểu hình khác phép lai nghịch.
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 41 : Cho các phát biểu sau đây về quá trình sinh tổng hợp protein:(1)Luôn diễn ra trong tế bào chất ở cả sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.(2)Tiểu phần bé tiếp xúc trước tiểu phần lớn trong quá trình dịch mã.(3)Trên cùng một mARN có thể có nhiều riboxom cùng hoạt động.(4)Mỗi loại riboxom chỉ hoạt động trên những loại mARN nhất định.(5) Các chuỗi polipeptit đang được tổng hợp trên cùng một mARN ở cùng một thời điểm có số lượng, thành phần axit amin khác nhau.Số phát biểu đúng là:
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 42 : Trong chu trình Nitơ, có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng?(1) Thực vật hấp thu Nitơ chủ yếu dưới dạng nitrat và muối amôn để tạo ra các hợp chất hữu cơ chứa gốc amin.(2) Vi khuẩn nốt sần sống cộng sinh với cây họ đậu và đa số các vi khuẩn sống tự do trong đất có khả năng cố định Nitơ.(3) Nitrat được hình thành bằng con đường vật lý (điện và quang hóa), hóa học và sinh học, trong đó con đường hóa học là quan trọng nhất.(4) Nấm và vi khuẩn phân hủy các hợp chất chứa Nitơ để giải phóng muối amôn trong đất.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 43 : Một đoạn mạch gốc của gen cấu trúc có trật tự nuclêôtit như sau:5’TAX – AAG – GAG – AAT – GTT– XXA – ATG – XGG – GXG – GXX – GAA – XAT3’Nếu xảy ra một đột biến liên quan đến một cặp nuclêôtit làm cho số axit amin của chuỗi pôlipeptit trong phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp chỉ còn lại 5 axit amin. Có bao nhiêu trường hợp đột biến sau đây cóthể xảy ra?(1)Mất một cặp nuclêôtit X-G ở vị trí thứ 16 tính từ đầu 5’.(2)Thay thế một cặp nuclêôtit X- G ở vị trí thứ 16 tính từ đầu 5’ bằng một cặp nuclêôtit T-A.(3) Thay thế một cặp nuclêôtit X- G ở vị trí thứ 17 tính từ đầu 5’ bằng một cặp nuclêôtit T-A .(4)Thay thế một cặp nuclêôtit G-X ở vị trí thứ 21 tính từ đầu 5’ bằng một cặp nuclêôtit X-G.Số trường hợp là:
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 44 : Quần thể giao phối nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
A 0,36Aa : 0,48AA : 0,16aa.
B 0,5AA : 0,5aa.
C 0,42Aa : 0,49AA : 0,09aa.
D 0,75Aa : 0,25aa.
- Câu 45 : Giả sử một gen đang nhân đôi trong môi trường có 1 phân tử 5- Brôm Uraxin (5-BU) thì sau 5 lần nhân đôi thì số lượng gen đột biến bị đột biến thay thế A-T bằng GX và số gen bình thường lần lượt là bao nhiêu? Biết rằng 5-BU chỉ có một lần thay đổi cấu trúc trong suốt quá trình nhân đôi của gen nói trên.
A 3 và 28.
B 7 và 24.
C 15 và 16.
D 1 và 30.
- Câu 46 : Ở thỏ tính trạng màu sắc lông do quy luật tương tác át chế gây ra (A-B- và A-bb: Lông trắng; aaB- lông đen; aabb: lông xám), tính trạng kích thước lông do một cặp gen quy định (D; lông dài, d: lông ngắn). Cho thỏ F1 có kiểu hình lông trắng, dài có kiểu gen dị hợp tử về tất cả các cặp gen giao phối với thỏ có kiểu hình lông trắng, ngắn được thế hệ lai F2 phân li theo tỉ lệ như sau: 15 lông trắng, dài : 15 lông trắng, ngắn : 4 lông đen, ngắn : 4 lông xám, dài : 1 lông đen, dài : 1 lông xám, ngắn. Cho biết gen quy định trính trạng nằm trên NST thường và cặp A,a nằm trên cặp NST thường số 1, cặp B,b và D,d cùng nằm trên 1 cặp NST thường số 2. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?(1) Thỏ F1 có kiểu gen của P là . (2) Ở F2 có tối đa 27 loại kiểu gen.(3) Tần số hoán vị là 30%. (4) Tỉ lệ của các cá thể lông trắng, ngắn thuần chủng ở F2 là 2,5%.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 47 : Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số như nhau. Cho cơ thể mang 3 cặp gen dị hợp thuộc 2 cặp NST thường khác nhau tự thụ phấn, trong tổng số cá thể thu được ở F1, số cá thể có kiểu hình trội về một trong ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ 15,5625%. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về mặt lý thuyết? (1) Tần số hoán vị gen là 20%.(2) Số cá thể F1 có kiểu gen giống bố mẹ chiếm tỉ lệ 12,25%.(3) Số cá thể F1mang kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 7,25%.(4) Số cá thể F1 có kiểu hình trội về ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ 46,6875%.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 48 : Trong quần thể của một loài động vật lưỡng bội, xét một lôcut có 4 alen, trong đó có 3 alen là đồng trội (A1, A2, A3) đều trội hoàn toàn so với alen A4.(1) Nếu locut này nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y thì đã tạo ra 26 kiểu gen khác nhau trong quần thể lưỡng bội của loài này.(2) Nếu locut này thuộc vùng tương đồng cặp NST giới tính X và Y thì số kiểu hình tối đa của thể lưỡng bội là 11.(3) Nếu locut này thuộc một cặp NST thường thì số loại kiểu gen tối đa của thể 4 nhiễm ở cặp này là 35 loại.(4) Nếu locut này thuộc một cặp NST thường thì thể lưỡng bội có tối đa 7 kiểu hình khác nhau.(5) Nếu locut này nằm trên cặp NST thường thì các thể 4 nhiễm về cặp này khi giảm phân cho tối đa 10 loại giao tử thừa một nhiễm sắc thể.Số phát biểu đúng là:
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 49 : Ở một loài chim, A: chân cao, a: chân thấp, B: lông đuôi dài, b: lông đuôi ngắn. Cho chim thuần chủng chân cao, lông đuôi dài giao phối với chim thuần chủng chân thấp, lông đuôi ngắn được F1 đồng loạt chân cao, lông đuôi dài. Cho chim mái F¬¬1 giao phối với chim trống chân thấp, lông đuôi ngắn thu được F2 như sau: 25% chim trống chân cao, lông đuôi dài: 25% chim trống chân thấp, lông đuôi dài: 25% chim mái chân thấp, lông đuôi ngắn: 25% chim mái chân cao, lông đuôi ngắn. Nếu cho các chim F2 giao phối tự do với nhau thì tỉ lệ chim trống chân cao, lông đuôi dài thu được ở đời lai là:
A 9/16
B 7/16
C 7/64
D 9/32.
- Câu 50 : Xét một gen có 2 alen: A quy định hoa đỏ, a quy định hoa trắng. Biết rằng các cá thể dị hợp tử chỉ có khả năng sinh sản bằng 1/2 so với khả năng sinh sản của các cá thể đồng hợp tử. Các cá thể có kiểu gen AA và aa có khả năng sinh sản như nhau. Một quần thể (P) có cấu trúc di truyền là: 0,4AA: 0,5Aa: 0,1aa = 1 thực hiện tự thụ phấn thu được các hạt F1. Đem gieo các hạt F1 và chọn lại các cây có hoa đỏ. Nếu các cây hoa đỏ này tự thụ phấn thì tính theo lý thuyết, tỉ lệ các hạt nảy mầm thành cây hoa đỏ là bao nhiêu?
A 5/168
B 163/168
C 5/94.
D 89/94.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen