Đề thi thử THPTQG 2017 môn Địa lý - Phòng KT&KĐ -...
- Câu 1 : Việc làm nào sau đây không góp phần bảo vệ đa dạng sinh học nước ta?
A Xây dựng và mở rộng các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên.
B Ban hành sách đỏ Việt Nam để bảo vệ nguồn gen động thực vật quý hiếm.
C Du nhập các giống ngoại lai từ nước ngoài.
D Quy định việc khai thác nhằm đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật.
- Câu 2 : Biện pháp mang tính nguyên tắc để bảo vệ rừng đặc dụng ở nước ta là
A bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia, các khu bảo tồn.
B trồng rừng trên đất trống đồi trọc.
C đảm bảo duy trì, phát triển diện tích và chất lượng rừng.
D có kế hoạch, biện pháp bảo vệ và nuôi dưỡng rừng.
- Câu 3 : Đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta là
A núi cao chiếm ưu thế; hướng núi vòng cung; các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng.
B đồi núi thấp chiếm ưu thế; hướng núi tây bắc - đông nam; các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng.
C đồi núi thấp chiếm ưu thế; hướng núi vòng cung; các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng.
D núi cao chiếm ưu thế; hướng núi đông - tây; các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng.
- Câu 4 : Nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão ở nước ta là
A Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.
B Khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
C Khu vực Bắc Trung Bộ.
D Khu vực ven biển đồng bằng sông Hồng.
- Câu 5 : Gió Tín phong Bắc bán cầu khi thổi vào nước ta có hướng
A đông bắc.
B tây nam.
C đông nam.
D tây bắc.
- Câu 6 : Diện tích rừng ngập mặn của nước ta ngày càng bị suy giảm, nguyên nhân chủ yếu là do
A phá rừng để lấy đất ở.
B phá rừng để khai thác gỗ củi.
C ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước.
D phá rừng để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản.
- Câu 7 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không tiếp giáp với Campuchia?
A An Giang.
B Gia Lai.
C Kon Tum.
D Điện Biên.
- Câu 8 : Cấu trúc địa hình nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
A Qúa trình xâm thực mạnh ở miền đồi núi, bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.
B Địa hình gồm hai hướng chính, hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.
C Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng.
D Địa hình được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.
- Câu 9 : Đặc điểm khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là
A nhiệt độ trung bình năm trên 250C.
B không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
C có mùa đông lạnh, mưa ít.
D biên độ nhiệt độ năm nhỏ.
- Câu 10 : Đặc điểm nào sau đây không phải của Biển Đông?
A Là biển rộng thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương.
B Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa.
C Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo.
D Là biển nóng, nhiệt độ hầu như không thay đổi trong năm.
- Câu 11 : Nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi là do
A nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch.
B nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
C tiếp giáp Biển Đông và nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa Châu Á.
D nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến của Bắc bán cầu.
- Câu 12 : Nước ta, đai cao cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Nam lên cao hơn so với miền Bắc vì
A có nền nhiệt độ thấp hơn.
B có nền nhiệt độ cao hơn.
C có nền địa hình thấp hơn.
D có nền địa hình cao hơn.
- Câu 13 : Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc của nước ta chủ yếu là do
A tác động của độ cao địa hình, gió mùa và hướng của các dãy núi.
B tác động của độ cao địa hình với ảnh hưởng của Biển Đông.
C tác động của gió mùa với hướng các dãy núi.
D tác động của gió mùa với ảnh hưởng của Biển Đông.
- Câu 14 : Cho bảng số liệu:DIỆN TÍCH VÀ ĐỘ CHE PHỦ RỪNG CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1943 - 2014(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)Để thể hiện diện tích và độ che phủ rừng của nước ta trong thời gian trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A Biểu đồ đường.
B Biểu đồ miền.
C Biểu đồ kết hợp.
D Biểu đồ cột.
- Câu 15 : Cho bảng số liệu:NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG TẠI HÀ NỘI VÀ TP.HỒ CHÍ MINH(Đơn vị: 0C)Biên độ nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh lần lượt là
A 13,70C và 9,40C.
B 12, 50C và 3,20C.
C 3,20C và 12, 50C.
D 9,40C và 13,30C .
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)