- Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái...
- Câu 1 : Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng:
A Tia sáng Mặt Trời ở đúng bề mặt đất lúc 12 giờ trưa
B Tia sáng Mặt Trời vuông góc với Trái Đất
C Mặt Trời lên cao nhất ở đường chân trời
D Tia sáng Mặt Trời đến Trái Đất lúc 12h trưa.
- Câu 2 : Khi Nam bán cầu có hiện tượng ngày dài hơn đêm thì đó là mùa nào của Bắc Bán cầu:
A Thu – đông
B Xuân – hạ
C Xuân – thu
D Đông – xuân
- Câu 3 : Mùa hạ ở Nam bán cầu là khoảng thời gian từ:
A 23/9 – 22/12
B 22/12 – 21/3
C 21/3 – 22/6
D 22/6 – 23/9
- Câu 4 : Mùa xuân ở Nam bán cầu là khoảng thời gian từ:
A 23/9 – 22/12
B 22/12 – 21/3
C 21/3 – 22/6
D 22/6 – 23/9
- Câu 5 : Vào ngày 22/6, ở Nam bán cầu có thời gian ban đêm:
A Dài nhất
B Bằng thời gian ban ngày
C Ngắn nhất
D Đêm địa cực
- Câu 6 : Ngày 22/6, khu vực nào trên Trái Đất có hiện tượng đêm địa cực (đêm dài 24 giờ)?
A Từ vòng cực đến cực
B Chí tuyến đến vòng cực
C Từ vòng cực Bắc đến cực Bắc
D Từ vòng cực Nam đến cực Nam
- Câu 7 : Ngày 23/9 Mặt Trời lên thiên đỉnh ở vĩ tuyến:
A 23o27’ N
B 0o
C 23o27’B
D 30oB
- Câu 8 : Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm 1 lần ở vùng:
A Xích đạo
B Ngoại chí tuyến
C Nội chí tuyến
D Chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam
- Câu 9 : Đường phân chia sáng tối trùng với trục Trái Đất vào ngày:
A 21/3 và 22/6
B 22/6 và 23/9
C 21/3 và 23/9
D 23/9 và 22/12
- Câu 10 : Thời gian có ngày và đêm dài bằng nhau ở tất cả các địa điểm trên bề mặt Trái đất là
A 22/6 và 22/12
B 21/3 và 23/9
C 21/3 và 22/6
D 23/9 và 22/12
- Câu 11 : Các điểm của bán cầu bắc nhận được nhiều nhiệt nhất vào ngày:
A 22/12
B 22/6
C 21/3
D 23/9
- Câu 12 : Nguyên nhân sinh ra mùa trong năm là do
A Mặt Trời chiếu sáng bề mặt Trái đất ở các bán cầu khác nhau
B Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo trục nghiêng và không đổi hướng
C Trái Đất tự quay quanh trục và quanh Mặt trời
D Mặt Trời chiếu sáng và đốt nóng bề mặt Trái Đất vào các bán cầu khác nhau
- Câu 13 : Nguyên nhân gây nên chuyển động trông thấy hàng ngày từ Đông sang Tây của Mặt trời là:
A Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với trục nghiêng không đổi
B Ban đêm, bầu trời quay từ Tây sang Đông
C Ban ngày Mặt Trời mọc ở hướng Đông, lặn ở hướng Tây
D Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái đất từ tây sang đông
- Câu 14 : Vì sao chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam là giới hạn xa nhất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?
A Do Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời
B Do Trái Đất thực hiện đồng thời 2 chuyển động tự quay quanh trục và tịnh tiến xung quanh Mặt Trời
C Do góc nghiêng của Trái Đất là 66o33’
D Do dạng hình cầu của Trái Đất
- Câu 15 : Thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau giữa các vĩ độ phụ thuộc vào:
A Độ lớn của góc nhập xạ
B Vận tốc quay của Trái Đất
C Khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời
D Lượng nhiệt vĩ độ đó nhận được
- Câu 16 : Trong khoảng thời gian từ ngày 21/3 – 23/9 ở bán cầu Bắc có ngày dài hơn đêm là do:
A Trái Đất ở gần Mặt Trời
B Bán cầu Bắc chếch xa Mặt Trời
C Bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời
D Trục Trái Đất không đổi hướng nghiêng
- Câu 17 : Ngày 22/6, càng đi về phía cực hiện tượng ngày đêm diễn ra như thế nào?
A Ngày càng dài dần ra, đêm ngắn dần lại, từ vòng cực Bắc đến cực Bắc ngày dài bằng đêm
B Ngày càng dài dần ra, đêm ngắn dần lại, từ vòng cực Bắc đến cực Bắc ngày dài 24h
C Ngày càng ngắn dần lại, đêm dài dần ra, từ vòng cực Bắc đến cực Bắc có 24h là đêm
D Ngày càng dài dần ra, đêm càng ngắn dần lại, từ vòng cực Bắc đến cực Bắc đêm dài 24h
- Câu 18 : Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ở Bắc bán cầu khoảng thời gian nửa năm mùa nóng dài hơn khoảng thời gian nửa năm mùa lạnh là do:
A Góc nhập xạ vào mùa nóng lớn hơn
B Thời gian ban ngày mùa nóng nhiều hơn
C Trái Đất ở xa Mặt Trời hơn vào mùa hạ
D Vận tốc chuyển động trên quỹ đạo lớn
- Câu 19 : Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, như vậy Việt Nam sẽ có mấy lần Mặt Trời lên thiên đỉnh và trong khoảng thời gian nào?
A 2 lần, từ ngày 22/12 – 22/6
B 2 lần, từ ngày 21/3 – 23/9
C 2 lần, từ ngày 22/6 – 22/12
D 2 lần, từ ngày 23/9 – 21/3
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 1 Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 2 Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 7 Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Ôn tập chương I
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 8 Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 9 Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 41 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 42 Môi trường và sự phát triển bền vững
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 38 Thực hành Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuyê và kênh đào Panama
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 34 Thực hành Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới