- Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- Câu 1 : Đột biến nhiễm sắc thể gồm các dạng
A đột biến lệch bội và đột biến đa bội.
B đột biến cấu trúc và đột biến số lượng NST.
C đột biến tự đa bội và đột biến dị đa bội.
D đột biến đa bội chẵn và đột biến đa bội lẻ.
- Câu 2 : Trình tự gen trên một NST bị thay đổi có thể là do
A đột biến chuyển đoạn NST.
B đột biến mất đoạn NST.
C đột biến đảo đoạn NST.
D Cả 3 dạng trên
- Câu 3 : Bộ NST từ 48 ở vượn người còn 46 ở người liên quan tới dạng đột biến cấu trúc NST nào?
A Chuyển đoạn không tương hỗ.
B Sáp nhập NST này vào NST khác.
C Lặp đoạn trong một NST.
D Chuyển đoạn tương hỗ.
- Câu 4 : Điều nào không đúng với tác động của đột biến cấu trúc NST?
A Làm rối loạn sự liên kết của các cặp NST tương đồng trong giảm phân.
B Làm thay đổi tổ hợp các gen trong giao tử.
C Phần lớn các đột biến đều có lợi cho cơ thể.
D Làm biến đổi kiểu hình.
- Câu 5 : Cho các dạng đột biến sau đâyI – Mất đoạn, II – Lặp đoạn, III – Đảo đoạn, IV – Chuyển đoạn tương hỗ, V – Chuyển đoạn không tương hỗ.Bao nhiêu loại đột biến cấu trúc xảy ra làm chuyển đổi vị trí của gen từ NST này sang NST khác?
A 1
B 4
C 5
D 2
- Câu 6 : Dạng đột biến cấu trúc NST nào làm tăng số lượng gen trên NST nhiều nhất?
A Sát nhập NST này vào NST khác.
B Chuyển đoạn tương hỗ.
C Chuyển đoạn không tương hỗ.
D Lặp đoạn trong một NST.
- Câu 7 : Trong các dạng đột biến cấu trúc NST sau đây, dạng nào thường gây hậu quả lớn nhất?
A Lặp đoạn NST.
B Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ.
C Đảo đoạn NST.
D Mất đoạn lớn NST.
- Câu 8 : Người ta vận dụng dạng đột biến nào để loại bỏ những gen có hại?
A Lặp đoạn NST.
B Chuyển đoạn.
C Đảo đoạn NST.
D Mất đoạn NST.
- Câu 9 : Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây là sai?
A
Thường gây chết cho thể đột biến là đột biến mất đoạn lớn, đột biến chuyển đoạn lớn.
B Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể.
C Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển qua nhóm liên kết khác.
D Có thể làm thay đổi mức độ hoạt động của một gen nào đó là đột biến chuyển đoạn hoặc đảo đoạn nhiễm sắc thể.
- Câu 10 : Hiện tượng đột biến cấu trúc NST do
A đứt gãy NST.
B đứt gãy NST hoặc đứt gãy rồi tái kết hợp khác thường.
C trao đổi chéo không đều giữa các crômatit trong cặp NST kép tương đồng.
D cả B và C.
- Câu 11 : Khi nói về đột biến NST, phát biểu nào sau đây là sai?
A Sử dụng đột biến mất đoạn có thể xác định được vị trí của gen trên NST
B Đột biến lệch bội thường làm mất cân bằng hệ gen nên đa số có hại cho sinh vật.
C ở người, mất đoạn NST số 21 có thể gây ung thư máu
D Đột biến NST thường không biểu hiện nên ít chịu tác động của CLTN
- Câu 12 : Khi quan sát bộ NST trên tiêu bản, thấy có một NST có kích thước ngắn hơn bình thường một cách rõ ràng. Dạng đột biến này có thể là
A mất một đoạn NST hoặc đảo đoạn NST.
B chuyển đoạn trên cùng NST hay mất đoạn ngắn NST.
C đảo đoạn NST hay chuyển đoạn NST.
D mất đoạn NST.
- Câu 13 : Khi nói về đột biến NST, xét các kết luận sau đây:(1) Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng của NST(2) Đột biến cấu trúc có 4 dạng là thể một, thể ba, thể bốn, thể không(3) Tất cả các đột biến NST đều gây chết hoặc làm cho sinh vật giảm sức sống(4) Đột biến NST là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa(5) Đột biến số lượng NST không làm thay đổi hình dạng của NSTCó bao nhiêu kết luận đúng?
A 5
B 3
C 2
D 4
- Câu 14 : Những dạng đột biến cấu trúc làm tăng số lượng gen trên 1 nhiễm sắc thể là
A lặp đoạn và đảo đoạn.
B lặp đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ.
C mất đoạn và lặp đoạn.
D đảo đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ.
- Câu 15 : Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể là
A lặp đoạn, chuyển đoạn tương hỗ.
B đảo đoạn, chuyển đoạn không tương hỗ.
C mất đoạn, chuyển đoạn không tương hỗ.
D lặp đoạn, đảo đoạn.
- Câu 16 : Ở ngô, các gen liên kết ở NST số II phân bố theo trật tự bình thường như sau: gen bẹ lá màu xanh nhạt – gen lá láng bóng – gen có lông ở lá - gen màu sôcôla ở lá bì. Người ta phát hiện ở một số dòng ngô đột biến có trật tự như sau: gen bẹ lá màu xanh nhạt – gen có lông ở lá - gen lá láng bóng – gen màu sôcôla ở lá bì. Dạng đột biến nào đã xảy ra?
A Chuyển đoạn.
B Lặp đoạn.
C Đảo đoạn.
D Mất đoạn.
- Câu 17 : Hình vẽ sau mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thuộc dạng
A mất đoạn giữa nhiễm sắc thể.
B chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể.
C đảo đoạn nhiễm sắc thể có chứa tâm động.
D chuyển đoạn không tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể.
- Câu 18 : Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào dưới đây là không chính xác?
A Quá trình trao đổi chéo không cân xảy ra giữa các chromatide không chị em trong cặp NST tương đồng làm xuất hiện đột biến lặp đoạn NST.
B Đột biến đảo đoạn NST có thể làm xuất hiện loài mới.
C Trong một số trường hợp, đột biến mất đoạn nhỏ cho sinh vật vì nó giúp loại bỏ gen có hại cho quần thể.
D Có thể sử dụng đột biến lặp đoạn NST để xây dựng bản đồ gen.
- Câu 19 : Dạng ĐB cấu trúc NST dẫn đến một số gen của nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác là
A lặp đoạn.
B chuyển đoạn.
C mất đoạn.
D đảo đoạn
- Câu 20 : Ở người chuyển đoạn không cân giữa NST số 22 với NST số 9 tạo nên NST số 22 ngắn hơn bình thường gây nên
A hội chứng tiếng mèo kêu.
B hội chứng Đao.
C bệnh viêm gan siêu vi B.
D bệnh ung thư máu ác tính.
- Câu 21 : Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm tăng cường hay giảm bớt sự biểu hiện tính trạng ở sinh vật là
A mất đoạn.
B đảo đoạn.
C lặp đoạn.
D chuyển đoạn.
- Câu 22 : Nguyên nhân nào gây đột biến cấu trúc NST ? Đột biến cấu trúc NST có tính chất gì ?
- Câu 23 : Đột biến NST là gì ?
A Là những biến đổi vể cấu trúc và số lượng NST.
B Là những biến đổi về kiểu gen.
C Là những biến đổi trong một hoặc một số cặp nuclêôtit.
D Là những biến đổi trong cấu trúc của các gen
- Câu 24 : Đột biến NST gồm những dạng nào ?
A Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
B Đột biến dị bội và đột biến đa bội.
C Đột biến cấu trúc và đột biến số lượng.
D Đột biến về kiểu hình và kiểu gen.
- Câu 25 : Đột biến cấu trúc NST gồm những dạng nào ?
A Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn.
B Đột biến dị bội và đột biến đa bội
C Đột biến cấu trúc và đột biến số lượng
D Đột biến về kiểu hình và kiểu gen.
- Câu 26 : Nguyên nhân gây ra đột biến NST là gì ?
A Do điều kiện sống của sinh vật bị thay đổi.
B Do quá trình sinh lí, sinh hoá nội bào bị rối loạn,
C Do các tác nhân lí hoá của ngoại cảnh
D Cả B và C.
- Câu 27 : Dạng đột biến nào làm thay đổi vị trí của các gen trên NST ?
A Mất đoạn
B Đảo đoan
C Lặp đoạn, đảo cặp nuclêôtit
D Lặp một số cặp nuclêôtit
- Câu 28 : Dạng đột biến cấu trúc NST gây hậu quả lớn nhất là
A dạng lặp đoạn NST và đảo đoạn NST.
B dạng đảo đoạn NST và chuyển đoạn NST.
C dạng mất đoạn NST.
D cả A và B.
- Câu 29 : Mất đoạn NST thường gây ra hậu quả:
A Gây chết hoặc làm giảm sức sống.
B Tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
C Không ảnh hưởng gì đến đời sống sinh vật.
D Có thể chết khi còn hợp tử.
- Câu 30 : Hậu quả di truyền của lặp đoạn NST là:
A Tăng cường độ biểu hiện tính trạng.
B Tăng cường sức sống cho toàn bộ cơ thể sinh vật
C Làm giảm biểu hiện cường độ tính trạng của gen lặp lại.
D Tăng cường độ biểu hiện tính trạng, hoặc làm giảm cường độ biểu hiện tính trạng.
- Câu 31 : Tác nhân nào dưới đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể trong tự nhiên?
A Tác nhân vật lí và hoá học của ngoại cảnh
B Sự rối loạn trong trao đổi chất nội bào
C Các vụ thử vũ khí hạt nhân của con người.
D Quá trình giao phối tự nhiên.
- Câu 32 : Một hội chứng ung thư máu ở người là biểu hiện của một dạng đột biến nhiễm sắc thể. Đó là dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào dưới đây?
A Mất đoạn
B Lặp đoạn.
C Đảo đoạn.
D Cả B và C
- Câu 33 : Một đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ở lúa mạch đã tạo ra một loại enzim thuỷ phân tinh bột với hiệu quả cao hơn bình thường. Đó là dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào dưới đây?
A Mất đoạn.
B Lặp đoạn
C Đảo đoạn
D Cả B và C
- Câu 34 : Trong các dạng đột biến sau, có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay đổi hình thái của NST?1. Mất đoạn. 2. Lặp đoạn NST. 3. Đột biến gen. 4. Đảo đoạn ngoài tâm động
A 4
B 3
C 2
D 1
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen