- Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể...
- Câu 1 : Những đặc điểm nào có thể có ở một quần thể sinh vật?1. Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.2. Quần thể là tập hợp của các cá thể cùng loài.3. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.4. Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau.5. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.6. Quần thể có thể có khu vực phân bố rộng, giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như song, núi, eo biển…Tổ hợp câu đúng là
A 1, 2, 3
B 2, 3, 6.
C 3, 4, 5
D 4, 5, 6.
- Câu 2 : Ví dụ nào sau đây là quần thể?
A Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau.
B Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao.
C Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
D Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt đới.
- Câu 3 : Cho các tập hợp sinh vật sau: 1- Cá trắm cỏ trong ao; 2- Cá rô phi đơn tính trong hồ; 3- Bèo trên mặt ao; 4- Sen quan âm trong đầm; 5- Các cây ven hồ; 6- Voi ở khu bảo tồn Yokdôn; 7- Ốc bươu vàng ở ruộng lúa; 8- Chuột trong vườn; 9- Sim trên đồi; 10- Chim ở lũy tre làng.Có bao nhiêu tập hợp trên thuộc quần thể sinh vật?
A 4
B 7
C 6
D 5
- Câu 4 : Kết quả của quá trình hình thành quần thể như thế nào?
A Giữa các cá thể cùng loài chỉ hình thành những mối quan hệ hỗ trợ, chúng tập hợp lại thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.
B Giữa các cá thể cùng loài chỉ hình thành những mối quan hệ, chúng tập hợp lại thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.
C Giữa các cá thể cùng loài chỉ hình thành những mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau, chúng tập hợp lại thành quần thể ổn định, chưa thích nghi hoàn toàn với điều kiện ngoại cảnh.
D Giữa các cá thể cùng loài gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ sinh thái và dần dần hình thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.
- Câu 5 : Điều nào sau đây không đúng đối với vai trò của quan hệ hỗ trợ?
A Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định.
B Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
C Tạo nguồn dinh dưỡng cho quần thể
D Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của quần thể.
- Câu 6 : Ví dụ nào sau đây nói về mối quan hệ hỗ trợ cùng loài:
A Khi thiếu thức ăn, ở một số động vật sử dụng cá thể cùng loài làm thức ăn.
B Hiện tượng liền rễ ở hai cây sen trong đầm mọc gần nhau.
C Chim nhạn bể và chim cò cùng làm tổ chung .
D Các con đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản.
- Câu 7 : Thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng lẻ trong việc duy trì nòi giống?
A Giữ được độ ẩm của đất.
B Làm giảm nhiệt độ không khí cho cây.
C Thuận lợi cho sự thụ phấn.
D Giảm bớt sức thổi của gió, làm cây không bị đổ.
- Câu 8 : Ý nào không đúng đối với động vật sống thành bầy đàn trong tự nhiên?
A Có lợi trong việc tìm kiếm thức ăn.
B Phát hiện kẻ thù nhanh hơn.
C Tự vệ tốt hơn
D Thường xuyên diễn ra sự cạnh tranh.
- Câu 9 : Điều nào sau đây không đúng đối với vai trò của quan hệ cạnh tranh?
A Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể.
B Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp
C Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
D Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
- Câu 10 : Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xảy ra
A vào mùa sinh sản của quần thể.
B khi quần thể có nhiều cá thể bị đánh bắt quá mức.
C khi các cá thể tranh giành nhau nguồn sống, con đực tranh giành con cái.
D khi các cá thể phân bố đồng đều trong không gian của quần thể.
- Câu 11 : Cho các nhận xét sau:(1)Khi nguồn sống trong môi trường không cung cấp đủ, các cá thể trong quần thể xuất hiện sự cạnh tranh.(2)Đảm bảo quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối đa nguồn sống.(3)Đảm bảo sự phân bố và số lượng cá thể duy trì ở mức phù hợp với môi trường.(4)Là đặc điểm thích nghi của quần thể.Số nhận xét đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là
A 2
B 3
C 4
D 1
- Câu 12 : Khi nói về cạnh tranh cùng loài, xét các phát biểu sau đây:(1) Trong cùng một quần thể, cạnh tranh diễn ra thường xuyên giữa các cá thể để tranh giành về thức ăn, nơi sinh sản.(2) Khi cạnh tranh xảy ra gay gắt thì các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng nhau(3) Cạnh tranh cùng loài là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của các cá thể trong quần thể(4) Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể ở mức phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thểTrong 4 phát biểu trên , có bao nhiêu phát biểu đúng ?
A 3
B 2
C 1
D 4
- Câu 13 : Khi nói về quan hệ hỗ trợ cùng loài, phát biểu nào sau đây sai?
A Ở nhiều quần thể thực vật, những cây sống theo nhóm chịu đựng được gió bão tốt hơn những cây cùng loài sống riêng rẽ.
B Hỗ trợ cùng loài chỉ xuất hiện khi mật độ cá thể trong quần thể tăng lên quá cao.
C Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường.
D Quan hệ hỗ trợ cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm
- Câu 14 : Những phát biểu nào sau đây đúng về các mối quan hê ̣trong quần thể sinh vật(1) Quan hệ hỗ trợ chỉ gặp ở các quần thể có kích thước nhỏ
(2) Quan hệ cạnh tranh đảm bảo cho số lượng cá thể được duy trì ở mức độ phù hợp
(3) Quan hệ hỗ trợ giúp khai thác được nhiều nguồn sống của môi trường.
(4) Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại gặp phổ biến ở hầu hết các quần thể
(5) Quan hệ hỗ trợ làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thểA (2), (3), (5).
B (1), (3), (5).
C (1), (2), (4).
D (1), (3), (4).
- Câu 15 : Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?
A Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.
B Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
C Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.
D Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài.
- Câu 16 : Xét các trường hợp sau:(1) Những cá thể có sức sống kém sẽ bị đào thải, kết quả dẫn đến làm giảm mật độ cá thể của quần thể(2) Các cá thể đánh nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú dẫn tới một số cá thể buộc phải tách ra khỏi đàn.(3) Khi thiếu thức ăn, một số động vật ăn thịt lẫn nhau(4) Thực vật tự tỉa thưa làm giảm số lượng cá thể của quần thể(5) Sự quần tụ giữa các cá thể cùng loài làm tăng khả năng khai thác nguồn sống của môi trường.Hậu quả của cạnh tranh cùng loài là
A (1),(2),(3),(4)
B (1),(2),(3),(5)
C (2),(3),(4),(5)
D (1),(3),(4),(5)
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen