Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 7 năm 2020 - Trường THC...
- Câu 1 : Trường hợp sẽ dẫn đến sự tăng nhanh dân số là:
A. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cao.
B. Tỉ lệ sinh giảm, tỉ lệ tử giảm.
C. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm.
D. Tỉ lệ tử cao, tỉ lệ sinh giảm.
- Câu 2 : Đặc điểm bên ngoài dễ phân biệt nhất giữa các chủng tộc chính trên thế giới là:
A. bàn tay
B. màu da
C. môi
D. lông mày
- Câu 3 : Đặc điểm của quá trình đô thị hóa trên thế giới là:
A. Các đô thị đầu tiên mới xuất hiện vào thế kỉ XIX.
B. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
C. Phổ biến các hoạt động sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp.
D. Tỉ lệ người sống ở nông thôn ngày càng tăng.
- Câu 4 : Môi trường xích đạo ẩm có rừng rậm xanh quanh năm có nhiều tầng cây là:
A. Do nhiều loài cây sinh trưởng mạnh, chiếm hết diện tích của các loài còn lại.
B. Do đất trong rừng nghèo dinh dưỡng, thường xuyên bị rửa trôi.
C. Do mỗi loài cây thích hợp với điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm khác nhau.
D. Do trong rừng không đủ nhiệt độ và độ ẩm cho cây cối sinh trưởng.
- Câu 5 : Hạn chế của tài nguyên đất ở môi trường nhiệt đới là:
A. dễ bị xói mòn, rửa trôi hoặc thoái hóa.
B. đất ngập úng, glây hóa.
C. đất bị nhiễm phèn nặng.
D. nghèo mùn, ít chất dinh dưỡng.
- Câu 6 : Việt Nam nằm trong môi trường:
A. Môi trường xích đạo ẩm
B. Môi trường nhiệt đới gió mùa
C. Môi trường nhiệt đới
D. Môi trường ôn đới
- Câu 7 : Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất là:
A. Đông Bắc Hoa Kì, Nam Á.
B. Nam Á, Đông Á.
C. Đông Nam Á, Đông Á.
D. Tây Âu và Trung Âu, Tây Phi.
- Câu 8 : Hình thức canh tác có năng suất thấp nhất, ảnh hưởng xấu tới môi trường là:
A. Làm nương rẫy.
B. Làm ruộng thâm canh lúa nước.
C. Làm đồn điền.
D. Trồng cây công nghiệp lâu năm.
- Câu 9 : Cây cao su được trồng phổ biến ở khu vực:
A. Đông Nam Á.
B. Tây Phi.
C. Nam Á.
D. Nam Mĩ.
- Câu 10 : Các nguyên nhân làm ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà là:
A. Xả rác bữa bãi nơi công cộng, chất thải sinh hoạt.
B. Khói bụi từ các phương tiện giao thông, từ các nhà máy.
C. Khói bụi từ các vùng khác bay tới vùng này.
D. Chặt phá rừng quá mức, tài nguyên đất bị bạc màu.
- Câu 11 : Châu lục hằng năm nhập khẩu một lượng rất lớn lương thực là:
A. châu Á.
B. châu Phi.
C. châu Mĩ.
D. châu đại dương.
- Câu 12 : Ở khu vực Nam Á và Tây Nam Á có hiện tượng di dân là do:
A. Thiên tai và kinh tế chậm phát triển.
B. Ô nhiễm môi trường và chiến tranh.
C. Sự nghèo đói và thiếu việc làm.
D. Xung đột tộc, tôn giáo triền miên.
- Câu 13 : Kể tên các cây lương thực trồng chủ yếu ở đới nóng?
A. Lúa mì, củ cải đường, ngô
B. Lúa gạo, bông, khoai lang
C. Lúa gạo, cao lương, ngô, khoai, sắn
D. Cao lương, sắn, ngô, lúa mì
- Câu 14 : Ấn Độ nằm trong môi trường khí hậu:
A. Nhiệt đới gió mùa
B. Nhiệt đới
C. Xích đạo ẩm
D. Đới nóng
- Câu 15 : Kể tên các loại cây công nghiệp trồng chủ yếu ở đới nóng?
A. Lúa mì, củ cải đường, ngô
B. Cà phê, cao su, dừa, bông, mía, lạc
C. Lúa gạo, cao lương, ngô, khoai, sắn
D. Cà phê, cao su, ngô, khoai, sắn
- Câu 16 : Nêu độ tuổi lao động?
A. Từ 18 đến 55 (nữ) và đến 60 (nam)
B. Từ 25 đến 55 (nữ) và đến 60 (nam)
C. Từ 20 đến 55 (nữ) và đến 60 (nam)
D. Từ 15 đến 55 (nữ) và đến 60 (nam)
- Câu 17 : Nguyên nhân của việc phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới là gì?
A. Thiên tai, chiến tranh, nghèo đói
B. Đặc điểm địa hình của các châu lục không giống nhau
C. Thời tiết và khí hậu khác nhau chi phối
D. Điều kiện thuận lợi cho sự sinh sống và đi lại của con người chi phối
- Câu 18 : Xingapo nằm trong môi trường khí hậu nào?
A. Đới nóng
B. Nhiệt đới
C. Xingapo nằm trong môi trường khí hậu Xích đạo ẩm
D. Nhiệt đới gió mùa
- Câu 19 : Gia tăng cơ giới là sự gia tăng dân số do:
A. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi.
B. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người từ nơi khác đến.
C. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chuyển đi.
D. Sự tương quan giữa số người chuyển đi và số người từ nơi khác đến.
- Câu 20 : Sự phát triển của các siêu đô thị ở các nước đang phát triển gắn liền với điều gì?
A. chính sách phân bố dân cư của nhà nước và khu vực.
B. sự phát triển mạnh mẽ nền sản xuất công nghiệp hiện đại.
C. gia tăng dân số nhanh và tình trạng di cư ồ ạt từ nông thôn đến đô thị.
D. sự phân bố các nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có.
- Câu 21 : Các loại cây trồng thích hợp ở môi trường nhiệt đới là gì?
A. Rau quả ôn đới và cây công nghiệp lâu năm.
B. Cây lương thực và cây công nghiệp nhiệt đới.
C. Cây dược liệu, rau củ quả ôn đới và nhiệt đới.
D. Cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới, cận nhiệt.
- Câu 22 : Ở môi trường nhiệt đới gió mùa thường có mưa lớn là do đâu?
A. gió mùa Đông Bắc.
B. gió mùa Tây Nam.
C. gió Đông Nam.
D. gió Tín phong.
- Câu 23 : Trong các đồn điền ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ của Việt Nam người ta thường trồng các loại cây nào?
A. Cây hoa màu.
B. Cây lương thực.
C. Cây công nghiệp dài ngày.
D. Cây lấy gỗ sản xuất.
- Câu 24 : Vấn đề ô nhiễm môi trường ở đới nóng là do đâu?
A. gia tăng dân số.
B. sản xuất nông nghiệp.
C. sản xuất công nghiệp.
D. hoạt động du lịch.
- Câu 25 : Môi trường không thuộc đới ôn hòa là môi trường nào?
A. Môi trường ôn đới hải dương.
B. Môi trường nhiệt đới gó mùa.
C. Môi trường ôn đới lục địa.
D. Môi trường địa trung hải.
- Câu 26 : Đặc điểm công nghiệp của các nước đới ôn hòa là gì?
A. Phần lớn các nước có nền nông nghiệp hiện đai.
B. Cơ cấu công nghiệp ít đa dạng và chế biến phát triển.
C. Cảnh quan công nghiệp phổ biến khắp nơi.
D. Cung cấp một nửa tổng sản phẩm công nghiệp của thế giới.
- Câu 27 : Điểm khác biệt về tính chất các đô thị ở đới ôn hòa so với đới nóng là gì?
A. Phổ biến lối sống thành thị trong phần lớn dân cư.
B. Tỉ lệ dân thành thị cao hơn (hơn 75%).
C. Tập trung nhiều đô thị nhất trên thế giới.
D. Các đô thị phát triển theo quy hoạch.
- Câu 28 : Phần lớn các hoang mạc nằm ở đâu?
A. Châu Âu và nằm sâu trong nội địa.
B. Châu Phi, châu Á và châu Đại Dương.
C. Hai bên đường chí tuyến và giữa đại lục Á-Âu.
D. Châu Phi, châu Á và châu Âu.
- Câu 29 : Các hoạt động kinh tế mới phát triển trong những năm gần đây ở các honag mạc là gì?
A. Khai thác dầu khí, quặng kim loại hiếm.
B. Phát triển nông nghiệp hoang mạc.
C. Khai thác các loại rừng và cây ăn quả.
D. Phát triển các loại hình dich vụ vận tải.
- - Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 2 Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới
- - Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 1 Dân số
- - Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 3 Quần cư. Đô thị hoá
- - Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 4 Thực hành Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi
- - Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 5 Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm
- - Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 6 Môi trường nhiệt đới
- - Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 7 Môi trường nhiệt đới gió mùa
- - Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 8 Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng
- - Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 9 Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng
- - Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 23 Môi trường vùng núi