30 bài tập Cấu trúc di truyền của quần thể mức độ...
- Câu 1 : Điều nào sau đây là không đúng khi nói về quần thể tự phối ?
A Quần thể bị phân dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau
B Số cá thể đồng hợp tăng, số cá thể dị hợp giảm
C Có tính đa hình về kiểu gen và kiểu hình
D Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ
- Câu 2 : Từ thế hệ xuất phát có các thể dị hợp, qua nhiều thế hệ tự thụ phấn bắt buộc thì
A tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm
B tỉ lệ thể đồng hợp và dị hợp bằng nhau
C quần thể đạt trạng thái cân bằng
D tỉ lệ thể dị hợp tăng, thể đồng hợp giảm
- Câu 3 : Một quần thể xuất phát P có 100% Aa, tự thụ phấn liên tiếp thì cấu trúc di truyền ở F4 là
A 37,5% AA : 25% Aa : 37,5% aa.
B 48,4375% AA : 6,25% Aa : 48,4375% aa.
C 46,875% AA : 6,25% Aa : 46,875% aa.
D 50% Aa : 25% AA : 25% aa.
- Câu 4 : Trong chọn giống, để củng cố một đặc tính mong muốn, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn hay giao phối cận huyết do:
A Thế hệ sau sẽ có độ dị hợp cao do đó các gen lặn đột biến có hại không được biểu hiện
B Thế hệ sau tập trung các gen trội nên thể hiện ưu thế lai
C Các gen lặn đều được biểu hiện tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá kiểu gen
D Tạo ra những dòng thuần có các cặp gen ở trạng thái đồng hợp
- Câu 5 : Quần thể tự thụ phấn ban đầu có toàn kiểu gen Aa, sau 3 thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tồn tại trong quần thể là
A 25%
B 50%
C 5%.
D 87,5%.
- Câu 6 : Vốn gen là
A tập hợp tất cả các gen có trong một cá thể ở một thời điểm nhất định.
B tập hợp tất cả các nhiễm sắc thể có trong một cá thể ở một thời điểm nhất định,
C tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm nhất định.
D tập hợp tất cả các alen cùng quy định một tính trạng ở một thời điểm nhất định.
- Câu 7 : Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối qua nhiều thế hệ có đặc điểm?
A Đa dạng và phong phú về kiểu gen.
B Phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
C Chủ yếu ở trạng thái dị hợp.
D Tăng thể dị hợp và giảm thể đồng hợp.
- Câu 8 : Tần số thể dị hợp ngày càng giảm, đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở:
A Quần thể ngẫu phối.
B Quần thể giao phối có lựa chọn
C Quần thể tự phối và ngẫu phối
D Quần thể tự phối
- Câu 9 : Với 2 gen alen A và a, bắt đầu bằng 1 cá thể có kiểu gen Aa. Ở thế hệ tự thụ thứ n, kết quả sẽ là
A AA = aa = (1- (1/2)n)/2 ; Aa = (1/2)n
B AA = aa = (1- (1/4)n)/2 ; Aa = (1/4)n
C AA = aa = (1- (1/8)n)/2 ; Aa = (1/8)n
D AA = aa = (1- (1/16)n)/2 ; Aa = (1/16)n
- Câu 10 : Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,1 AA + 0,2 Aa + 0,7 aa = 1. Tần số tương đối của alen A, a lần lượt :
A 0,8 ; 0,2
B 0,3 ; 0,7
C 0,7 ; 0,3.
D 0,2 ; 0,8.
- Câu 11 : Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến thoái hóa giống vì
A các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do chúng được đưa về trạng thái đồng hợp.
B xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại.
C các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp.
D tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau.
- Câu 12 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với xu hướng di truyền của quần thể tự thụ phấn?
A Quần thể dần phân hóa thành các dòng thuần khác nhau.
B Tần số tương đối của các alen không thay đổi.
C Thành phần kiểu gen thay đổi theo hướng tăng dần tỷ lệ kiểu gen đồng hợp tử.
D Cấu trúc di truyền của quần thể duy trì ổn định qua các thế hệ.
- Câu 13 : Tần số của một loại kiểu gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa:
A Số lượng alen đó trên tổng số alen của quần thể.
B Số lượng alen đó trên tổng số cá thể của quần thể.
C Số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể của quần thể.
D Số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số alen của quần thể
- Câu 14 : Khi cho quàn thể thực vật tự thụ phấn qua nhiều thế hệ, theo lý thuyết, loại kiểu gen có xu hướng giảm dần là:
A Đồng hợp tử lặn
B Đồng hợp tử trội
C Dị hợp tử
D Đồng hợp tử
- Câu 15 : Giả sử ở một quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen là dAA: hAa: raa (với d+h+r=1). Gọi p,q lần lượt là tần số của alen A, a (p,q; p+q=1). Ta có:
A p = d + \(\frac{h}{2}\) ; q = r + \(\frac{h}{2}\)
B p = d + \(\frac{d}{2}\); q = r + \(\frac{d}{2}\)
C p = d + \(\frac{h}{2}\); q = h + \(\frac{d}{2}\)
D p = r + \(\frac{h}{2}\); q = d + \(\frac{h}{2}\)
- Câu 16 : Phép lai nào sau đây không phải là lai gần?
A Tự thụ phấn ở thực vật.
B Giao phối cận huyết ở động vật.
C Giữa các cá thể bất kì.
D Lai các con cùng bố mẹ.
- Câu 17 : Một quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen Aa là 0,4. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen Aa trong quần thể sẽ là bao nhiêu?
A 0,05
B 0,025
C 0,02
D 0,01
- Câu 18 : Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có 100% cá thể mang kiểu gen Aa. Theo lí thuyết tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ F2 là
A 0,375AA: 0,25Aa: 0,375aa
B 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa.
C 0,4375AA: 0.125Aa: 0,4375aa
D 0,75AA: 0,25aa.
- Câu 19 : Về mặt di truyền học mỗi quần thể được đặc trưng bởi
A Vốn gen
B Tỷ lệ đực và cái
C Độ đa dạng
D Tỷ lệ các nhóm tuổi.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen