30 câu trắc nghiệm Khu vực Đông Nam Á mức độ dễ
- Câu 1 : Mục tiêu nào sau đây là mục tiêu khái quát mà các nước ASEAN cần đạt được ?
A Đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định cùng phát triển
B Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
C Xây dựng ASEAN thành một khu vực hoà bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hoá phát triển.
D Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế khác.
- Câu 2 : Thách thức với ASEAN không phải là:
A Trình độ phát triển còn chênh lệch
B Tình trạng đói nghèo
C Các vấn đề tôn giáo, dân tộc, khai thác sử dụng tài nguyên và môi trường
D Tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chậm
- Câu 3 : Ý nghĩa vị trí địa lí về chính trị - xã hội của ASEAN là:
A Vị trí tiếp giáp giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô-trây-li-a
B Vị trí địa – chính trị quan trọng
C Vị trí tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
D Vị trí Đông nam châu Á
- Câu 4 : Khu vực Đông Nam Á là nơi tiếp giáp giữa
A Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
B Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
C Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.
D Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
- Câu 5 : Nét khác biệt về khí hậu của miền Bắc Mi-an-ma và miền Bắc Việt Nam so với các nước Đông Nam Á còn lại là
A thường xuyên có bão.
B nóng quanh năm.
C có lượng mưa lớn.
D có mùa đông lạnh.
- Câu 6 : Cây lương thực truyền thống và quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á là
A lúa mì.
B ngô.
C lúa mạch.
D lúa gạo.
- Câu 7 : Thế mạnh về điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế và giao lưu với các nước của hầu hết các nước Đông Nam Á là
A tiềm năng về thủy điện dồi dào trên các sông.
B lợi thế về biển để phát triển tổng hợp kinh tế biển.
C đất phù sa màu mỡ của các đồng bằng châu thổ.
D các đồng cỏ rộng lớn để chăn nuôi gia súc.
- Câu 8 : Tại sao đất đai của các đồng bằng ở Đông Nam Á biển đảo rất màu mỡ?
A Đất phù sa có thêm khoáng chất từ dung nham núi lửa.
B Còn hoang sơ mới được sử dụng gần đây.
C Có nhiều mùn do rừng nguyên sinh cung cấp.
D Đất phù sa do các con sông lớn bồi đắp.
- Câu 9 : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm nào và đến năm 2014 có bao nhiêu thành viên?
A 1967, 9 thành viên.
B 1968, 10 thành viên.
C 1967, 10 thành viên.
D 1976, 10 thành viên.
- Câu 10 : Hướng chính của dãy núi ở Đông Nam Á lục địa là
A Đông Bắc – Tây Nam.
B Đông – Tây.
C Vòng cung.
D Tây Bắc – Đông Nam.
- Câu 11 : Các nước Đông Nam Á đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo là
A Việt Nam, Phi-lip-pin.
B Thái Lan
C Phi –lip-pin, In –đô –nê-xi-a
D Thái Lan, Việt Nam
- Câu 12 : Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm
A 1967
B 1977.
C 1995.
D 1997.
- Câu 13 : Xu hướng biến động tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở Đông Nam Á hiện nay là
A giảm.
B tăng.
C ổn định.
D không ổn định.
- Câu 14 : Cơ cấu kinh tế của các nước Đông Nam Á đang chuyển dịch theo hướng:
A Giảm tỉ trọng khu vực I và II, tăng tỉ trọng khu vực III
B Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III
C Giảm tỉ trọng khu vực I và III, tăng tỉ trọng khu vực II
D Giảm tỉ trọng khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực I và III
- Câu 15 : Các cây trồng chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á là
A cà phê, cao su, hồ tiêu, củ cải đường.
B mía, cà phê, cao su, lúa mì, ca cao.
C lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.
D lúa mì, cà phê, cao su, hồ tiêu.
- - Trắc nghiệm Bài 1 Sự tương quan về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại - Địa lý 11
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 4 Thực hành Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 5 Một số vấn đề của châu lục và khu vực
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 6 Hợp chủng quốc Hoa Kì
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 7 Liên minh châu Âu
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 8 Liên bang Nga
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Ôn tập phần A
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 10 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 11 Khu vực Đông Nam Á