Trắc nghiệm bài Thao tác lập luận so sánh
- Câu 1 : Khái niệm thao tác lập luận so sánh?
A. Là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.
B. Là chia nhỏ đối tượng ra thành từng phần, rồi xem xét kĩ từng phần đó cả về mặt hình thức và nội dung, về các mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng. Cuối cùng là khái quát toàn bộ để đưa ra được kết luận về bản chất của đối tượng đó một cách xác thực. Phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất.
C. Là thao tác quan sát kĩ chủ thể, miêu tả lại một cách chính xác về từng chi tiết cả về chủ thể đó. Phân tích các tác động hình thành và có sức ảnh hưởng đến chủ thể. Cuối cùng là khái quát lại nội dung chính và đưa ra kết luận.
D. Là thao tác đánh giá về chủ thể. Đánh giá cả về mặt chủ quan và mặt khách quan.
- Câu 2 : Mục đích của thao tác lập luận so sánh?
A. Làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan đối với đối tượng khác
B. Làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.
C. Làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng
D. Đáp án A và B
- Câu 3 : Đáp án nào sau đây không phải là yêu cầu khi so sánh?
A. So sánh các đối tượng liên quan trên cùng một bình diện, tiêu chí nhất định
B. Chỉ ra điểm giống, điểm khác
C. Chia tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định
D. Nêu bật được đặc trưng của đối tượng cần bàn bạc
- Câu 4 : Có mấy kiểu so sánh?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 5 : Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
- Câu 6 : So sánh là bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
- Câu 7 : Đáp án nào dưới đây không phải là các cách so sánh?
A. Đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất
B. So sánh tương đồng
C. So sánh tương phản
D. So sánh các yếu tố trong nội bộ đối tượng
- Câu 8 : Trong phép lập luận so sánh, trình tự sau đúng hay sai?
1. Xác định nội dung, đối tượng
2. Xác định mục đích so sánh
3. Tìm điểm tương đồng và điểm tương phản căn cứ vào một bình diện, một tiêu chí thống nhất
4. Làm rõ bản chất, đặc điểm đối tượngA. Đúng
B. Sai
- Câu 9 : Trong đoạn trích Đại cáo bình Ngô, tác giả đã so sánh “Bắc” với “Nam” về những mặt nào?
A. Văn hóa, lãnh thổ, phong tục, chính quyền riêng, hào kiệt
B. Văn hóa, lãnh thổ, phong tục, lãnh đạo
C. Văn hóa, lãnh thổ, phong tục, ẩm thực, chính quyền riêng
D. Văn hóa, lãnh thổ, hào kiệt
- Câu 10 : Tác dụng của việc sử dụng phép so sánh ở đoạn trích “Như nước Đại Việt ta… hào kiệt đời nào cũng có.”
A. Tác giả khẳng định vẻ đẹp hùng vĩ của non sông Việt Nam và nền văn hóa lâu đời của con dân nước Việt.
B. Tác giả đã nói về một mối tương quan và những nét riêng biệt để làm nổi bật đối tượng được dùng để so sánh, từ đó dẫn dắt người đọc đi đến một chân lí, đó là sự tồn tại độc lập của hai quốc gia, không thể hòa lẫn được.
C. Tác giả nói về những vị hào kiệt trong lịch sử dân tộc với niềm tự hào sâu sắc và nhắn gửi con cháu đời sau noi theo.
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 11 năm 2019 - Trường THPT Tùng Thiện
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 11 năm 2019 - Trường THPT Trung Giã
- - Đề thi HSG môn Ngữ Văn 11 năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Huệ
- - Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển
- - Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Thống Nhất A
- - Đề thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Đồng Phú
- - Đề kiểm tra HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển
- - Đề thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Phan Đình Phùng
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 11 năm 2020 - Trường THPT Trung Giã
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 11 năm 2020 - Trường THPT Lương Thế Vinh