Đề thi thử THPT Quốc Gia ĐH Môn Sinh năm 2015- Đề...
- Câu 1 : Bệnh bạch tạng ở người do một gen lặn nằm trên NST thường qui định và di truyền theo qui luậtMenđen. Một người đàn ông có người em trai bị bệnh lấy một người vợ có chị gái bị bệnh. Cặp vợ chồng này lo sợ con mình sinh ra sẽ bị bệnh. Biết rằng, ngoài người em chồng và chị vợ bị bệnh ra, cả bên vợ và bên chồng không có ai khác bị bệnh và không có hiện tượng đột biến xảy ra. Xác xuất để cặp vợ chồng này sinh đứa đầu lòng bị bệnh là:
A
B
C
D
- Câu 2 : Trường hợp nào sau đây không thuộc công nghệ gen?
A Tái tổ hợp thông tin di truyền giữa các loài đứng xa nhau trong bậc thang phân loại
B Chuyển gen giữa các loài nhờ sử dụng ADN tái tổ hợp
C Nối gen cần chuyển vào vectơ chuyển gen tạo ra ADN tái tổ hợp rồi chuyển gen.
D Thể truyền dùng để chuyển gen từ sinh vật này sang sinh vật khác.
- Câu 3 : Trong một quần thể ngẫu phối xét ba gen: gen thứ nhất và gen thứ hai nằm trên hai cặp NST thường khác nhau, gen thứ ba nằm trên NST X, không có alen tương ứng trên Y. Gen thứ nhất có 3 alen, gen thứ hai có 3 alen, gen thứ ba có 4 alen. Trong quần thể tối đa có bao nhiêu kiểu gen khác nhau?
A 1134.
B 360.
C 48.
D 504.
- Câu 4 : Nội dung của giả thuyết siêu trội:
A Ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có kiểu hình vượt trội so với P t/c.
B Ở trạng thái đồng hợp lặn về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có kiểu hình vượt trội so với P t/c.
C Ở trạng thái đồng hợp trội về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có kiểu hình vượt trội so với P t/c.
D Ở trạng thái đồng hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có kiểu hình vượt trội so với P t/c.
- Câu 5 : Cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân tạo ra 16 loại giao tử, trong đó loại giao tử Ab De chiếm tỉ lệ 4,5%. Biết rằng không có đột biến, tần số hoán vị gen là:
A 18%
B 36%
C 40%
D 24%
- Câu 6 : Khẳng định nào sau đây chưa chính xác?
A Chọn lọc tự nhiên không tác động vào từng gen riêng rẽ mà tác động lên toàn bộ kiểu gen.
B Chọn lọc tự nhiên không tác động lên từng cá thể mà tác động lên cả quần thể.
C Chọn lọc tự nhiên là nhân tố chính trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi và loài mới.
D Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen.
- Câu 7 : Động vật lên cạn ở kỉ
A Pecmi.
B Cacbon (than đá).
C Silua.
D Cambri.
- Câu 8 : Ở cà độc dược có bộ NST 2n = 24. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái và giao tử đực có một cặp NST không phân li, các cặp NST khác phân li bình thường. Sự thụ tinh giữa giao tử đực n-1 và giao tử cái n-1 (đều mang 11 nhiễm sắc thể) được tạo ra từ quá trình trên sẽ tạo ra thể đột biến dạng
A thể ba hoặc thể không.
B thể không.
C thể một kép hoặc thể không.
D thể một kép.
- Câu 9 : Phương pháp tạo giống thuần chủng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp là:
A Lai giữa các dòng thuần chủng giống nhau rồi chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn.
B Thực hiện lai hữu tính, chọn tổ hợp gen thích hợp rồi cho tự thụ phấn hay giao phối gần.
C Lai giữa các dòng thuần chủng khác nhau rồi chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn.
D Chọn được kiểu gen mong muốn rồi giao phấn hoặc giao phối gần qua nhiều thế hệ.
- Câu 10 : Ở một loài thực vật, gen qui định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen quy định hạt xanh; gen qui định hạt vỏ trơn trội hoàn toàn so với alen qui định hạt vỏ nhăn. Cho các cây có kiểu gen giống nhau và dị hợp tử về hai cặp gen tự thụ phấn ở đời con thu được 2000 cây trong đó có 80 cây có kiểu hình hạt xanh, vỏ nhăn. Biết rằng không có đột biến xảy ra, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái giống nhau. Theo lí thuyết số cây có kiểu hình hạt vàng, vỏ trơn ở đời con là
A 1080.
B 1000.
C 1920.
D 420.
- Câu 11 : Theo Đacuyn cơ chế chính của sự tiến hóa là:
A Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên
B Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác động của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động
C Sự thay đổi thường xuyên và không đồng nhất của ngoại cảnh dẫn đến sự thay đổi dần dà và liên tục của loài
D Sự tích lũy các đột biến xuất hiện trong quá trình sinh sản ở từng cá thể riêng lẻ và theo những hướng không xác định
- Câu 12 : Cho các kiểu gen tạo nên các kiểu hình sau:
A
B
C
D
- Câu 13 : Ở một loài động vật, biết màu sắc lông không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Cho cá thể thuần chủng có kiểu hình lông màu lai với cá thể thuần chủng có kiểu hình lông trắng thu được F1 100% kiểu hình lông trắng. Giao phối các cá thể F1 với nhau thu được F2 gồm 104 con lông trắng và 24 con lông màu. Cho cá thể F1 giao phối với cá thể lông màu thuần chủng, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là
A 3 con lông trắng : 1 con lông màu.
B 1 con lông trắng : 3 con lông màu.
C 5 con lông trắng : 3 con lông màu.
D 1 con lông trắng : 1 con lông màu.
- Câu 14 : một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định quả dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. Cây dị hợp tử về 2 cặp gen giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thu được đời con phân li theo tỉ lệ: 310 cây thân cao, quả tròn : 190 cây thân cao, quả dài : 440 cây thân thấp, quả tròn : 60 cây thân thấp, quả dài. Cho biết không có đột biến xảy ra. Tần số hoán vị giữa hai gen nói trên là
A 36%.
B 24%.
C 6%.
D 12%.
- Câu 15 : Giả sử một tế bào sinh tinh có kiểu gen Dd giảm phân bình thường và có hoán vị gen giữa alen B và b. Theo lí thuyết, các loại giao tử được tạo ra từ tế bào này là:
A ABD; ABd ; abD; abd hoặc AbD; Abd; aBd; aBD;
B ABD; AbD ; aBd; abd hoặc ABd; Abd; aBD; abD;
C abD; abd hoặc ABd; ABD; hoặc AbD; aBd;
D ABD; abd hoặc ABd; abD; hoặc AbD; aBd;
- Câu 16 : Khi nhận xét về cơ quan tương tự và cơ quan tương đồng, khẳng định nào sau đây không đúng?
A Cơ quan tương đồng chứng minh cho nguồn gốc chung của các loài, cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa phân li.
B Cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự đều được nghiên cứu để khẳng định nguồn gốc tiến hóa.
C Cơ quan thoái hóa là sự tiêu giảm cấu tạo và chức năng trong quá trình tiến hóa của loài.
D Sự giống nhau về cơ quan tương tự chỉ là sự tiến hóa đồng quy trong điều kiện môi trường giống nhau.
- Câu 17 : Cho các nhân tố sau : (1) Chọn lọc tự nhiên. (2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Tự thụ phấn. (4) Các yếu tố ngẫu nhiên. (5) Đột biến. (6) Di – nhập gen.
A (1), (2), (4), (5).
B (1), (4), (5), (6).
C (2), (4), (5), (6).
D (1), (3), (4), (5).
- Câu 18 : Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là
A ABb và a hoặc aBb và A.
B ABB và abb hoặc AAB và aab
C Abb và B hoặc ABB và b
D ABb và A hoặc aBb và a.
- Câu 19 : Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng?
A Tất cả các biến dị đều di truyền được và đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
B Tất cả các biến dị là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
C Không phải tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
D Tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
- Câu 20 : Có 1 đột biến lặn trên NST thường làm cho mỏ dưới của gà dài hơn mỏ trên. Những con gà như vậy mổ được ít thức ăn nên yếu ớt. Những chủ chăn nuôi thường phải liên tục loại chúng khỏi đàn. Khi cho giao phối ngẫu nhiên 100 cặp gà bố mẹ mỏ bình thường, thu được 1500 gà con, trong đó có 15 gà biểu hiện đột biến trên. Giả sử không có đột biến mới xảy ra, hãy cho biết có bao nhiêu gà bố mẹ dị hợp tử về đột biến trên?
A 15
B 270
C 40
D 36
- Câu 21 : Ở một loài thực vật, màu sắc hạt do một gen có 2 alen qui định: gen B qui định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen b qui định hạt xanh. Cho các quần thể sau: quần thể 1: 100% cây cho hạt vàng; quần thể 2: 100% cây cho hạt xanh ; quần thể 3: 25% cây cho hạt xanh còn lại vàng. Quần thể luôn ở trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec là
A quần thể 2 và quần thể 3.
B quần thể 1.
C quần thể 2.
D quần thể 1 và quần thể 2.
- Câu 22 : Xét hai cặp gen Aa và Bb nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Trong một quần thể, A có tần số 0,4; B có tần số 0,5. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp AaBb có trong quần thể là
A 0,4.
B 0,2.
C 0,04.
D 0,24.
- Câu 23 : Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen qui định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDd Ee x AaBbDdee sẽ cho kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ:
A
B
C
D
- Câu 24 : Trong quá trình dịch mã, mã khởi đầu trên mARN có chức năng.
A Quy định axit amin và điểm khởi đầu dịch mã.
B Quy định điểm khởi đầu dịch mã.
C Quy định axit amin mêtiônin.
D Quy định điểm khởi đầu phiên mã.
- Câu 25 : Hãy chọn tổ hợp các con số dưới đây biểu thị các đặc điểm của mã di truyền. I.Mã bộ ba. II.Mã thoái hóa. III.Mã di truyền đặc thù cho từng loài. IV.Mã được đọc từ 1 điểm bất kì theo từng bộ ba một. V.Mã có tính phổ biến. VI.Mã có tính đặc hiệu. Câu trả lời đúng là:
A I, III và VI.
B III, II và VI.
C IV, II, V và VI.
D V, II, I và VI.
- Câu 26 : Đột biến gen:
A phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.
B thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống.
C phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính.
D phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể.
- Câu 27 : Nhân tố nào trong các nhân tố sau đây nhiều khả năng làm giảm sự đa dạng di truyền trong quần thể rõ rệt hơn cả ?
A Chọn lọc ổn định
B Sự xuất cư của các cá thể
C Tái tổ hợp di truyền và phiêu bạt di truyền
D Đột biến gen gây chết
- Câu 28 : Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực?
A Khi ribôxôm tiếp xúc với mã UGA thì quá trình dịch mã dừng lại.
B mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được từ một đến nhiều chuỗi pôlipeptit cùng loại.
C Khi dịch mã, ribôxôm dịch chuyển theo chiều 3’→ 5’ trên phân tử mARN.
D Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtionin.
- Câu 29 : Khi nói về chỉ số ADN, phát biểu nào sau đây không đúng?
A Chỉ số ADN là phương pháp chính xác để xác định cá thể, mối quan hệ huyết thống, để chẩn đoán, phân tích các bệnh di truyền.
B Chỉ số ADN có ưu thế hơn hẳn các chỉ tiêu hình thái, sinh lí, sinh hóa thường dùng để xác định sự khác nhau giữa các cá thể.
C Chỉ số ADN được sử dụng trong khoa học hình sự để xác định tội phạm, tìm ra thủ phạm trong các vụ án.
D Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của một đoạn nuclêôtit có chứa mã di truyền trên ADN, đoạn nuclêôtit này giống nhau ở các cá thể cùng loài.
- Câu 30 : Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng chiều cao cây do hai gen không alen là A và B cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ thêm một alen trội A hay B thì chiều cao cây tăng thêm 20 cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất của loài này có chiều cao 200 cm. Giao phấn (P) cây cao nhất với cây thấp nhất, thu được F1, cho các cây F1 tự thụ phấn. Biết không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, cây có chiều cao 220 cm ở F2 chiếm tỉ lệ
A 12,5%.
B 25%.
C 37,5%.
D 6,25%.
- Câu 31 : Có 10 phân tử ADN nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 140 mạch pôlinuclêotit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là
A 5
B 4
C 6
D 3
- Câu 32 : Giả sử bạn nhận được từ một phòng thí nghiệm nước ngoài một đoạn gen (ADN) người được cắt sẵn bằng một restrictaza A (enzim cắt giới hạn). Bạn muốn cài đoạn gen này vào một thể truyền plasmit, mà thể truyền này chỉ có một vị trí cắt của một restrictaza B, nhưng không có vị trí cắt của restrictaza A. Phân tích trình tự hai đầu đoạn gen người, bạn thấy ở mỗi đầu có một vị trí cắt của restrictaza B. Bằng cách nào bạn cài được đoạn gen người vào thể truyền?
A Cắt lần hai đoạn ADN người bằng restrictaza B, rồi cài vào thể truyền sau khi đã cắt bằng cùng một loại enzym B.
B Cắt thể truyền hai lần bằng restrictaza B, rồi nối với đoạn ADN người được cắt bằng restrictaza A.
C Cắt đoạn ADN người bằng restrictaza B, rồi cài trực tiếp vào thể truyền.
D Cắt thể truyền bằng restrictaza A; cắt đoạn ADN người bằng restrictaza B, rồi nối đoạn ADN người với thể truyền.
- Câu 33 : Khi lai cá vảy đỏ thuần chủng với cá vảy trắng cùng loài được F1 toàn cá vảy đỏ, cho con cái F1 lai phân tích được Fa có tỉ lệ 3 trắng : 1 đỏ (toàn con đực). Tính trạng màu sắc vảy cá
A do 1 gen quy định, liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X.
B do 1 gen quy định, liên kết với nhiễm sắc thể giới tính Y.
C do 2 cặp gen không alen quy định, 1 cặp liên kết với NST giới tính X.
D do 2 cặp gen không alen quy định, 2 cặp liên kết với NST giới tính X.
- Câu 34 : Ở ruồi giấm phân tử protein biểu hiện tính trạng đột biến mắt trắng so với phân tử protein biểu hiện tính trạng đột biến mắt đỏ kém một axit amin và có 2 axit amin mới. Những biến đổi xảy ra trong gen quy định mắt đỏ có khả năng cao nhất là
A Mất 3 cặp nucleôtit nằm gọn trong phạm vi 1 bộ ba mã hóa.
B Mất 3 cặp nucleôtit nằm trong phạm vi 3 bộ ba mã hóa kế tiếp nhau.
C Mất 2 cặp nucleôtit nằm trong phạm vi 2 bộ ba mã hóa kế tiếp nhau.
D Mất 3 cặp nucleôtit nằm trong phạm vi 2 bộ ba mã hóa kế tiếp nhau.
- Câu 35 : Nguyên nhân chủ yếu của sự tiến bộ sinh học là gì ?
A Nhiều tiềm năng thích nghi với hoàn cảnh thay đổi
B Sinh sản nhanh
C Phân hoá đa dạng
D Phức tạp hoá tổ chức cơ thể
- Câu 36 : Giao phấn giữa hai cây (P) thuần chủng, thu được F1 gồm 100% cây cho quả dẹt. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây quả dẹt : 6 cây quả tròn: 1 cây quả dài . Chọn ngẫu nhiên một cây quả tròn ở F2 cho tự thụ phấn. Cho biết không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, xác suất xuất hiện cây quả dài ở F3 là
A
B
C
D
- Câu 37 : Ở ruồi giấm, tính trạng màu mắt do một gen gồm 2 alen quy định. Cho (P) ruồi giấm đực mắt trắng giao phối với ruồi giấm cái mắt đỏ, thu được F1 gồm toàn ruồi giấm mắt đỏ. Cho các ruồi giấm ở thế hệ F1 giao phối tự do với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 3 con mắt đỏ : 1 con mắt trắng, trong đó ruồi giấm mắt trắng toàn ruồi đực. Cho ruồi giấm cái mắt đỏ có kiểu gen dị hợp giao phối với ruồi giấm đực mắt đỏ thu được F3. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra. Tính theo lí thuyết, trong tổng số ruồi giấm thu được ở F3, ruồi giấm đực mắt đỏ chiếm tỉ lệ
A 100%.
B 75%.
C 50%.
D 25%.
- Câu 38 : Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào phôi bong ra trong nước ối ở một phụ nữ mang thai 15 tuần người ta có thể phát hiện điều gì?
A Con mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
B Con có nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt.
C Mẹ bị mắc hội chứng tam nhiễm X và có thể bị bệnh máu khó đông.
D Con có nguy cơ mắc hội chứng tam nhiễm X.
- Câu 39 : Tế bào lưỡng bội của ruồi giấm (2n= 8) có khoảng 4.108 cặp nuclêotit. Nếu chiều dài trung bình của NST ruồi giấm ở kì giữa dài khoảng 4 µm thì nó cuộn chặt lại và làm ngắn đi bao nhiêu lần so với chiều dài chuỗi xoắn kép của phân tử ADN?
A 3000.
B 6000.
C 4250.
D 2150.
- Câu 40 : Khi lai xa giữa củ cải có bộ NST 2n = 18R với cây cải bắp có bộ NST 2n = 18B tạo được cây lai F1 bất thụ. Cây lai F1 này được đa bội hoá tạo ra
A thể song nhị bội hữu thụ có 72 NST (36R + 36B).
B thể tự đa bội có 72 NST (36R+ 36B).
C thể song nhị bội hữu thụ có 36 NST (18R+18B).
D thể tự đa bội có 36 NST (18R+18B).
- Câu 41 : Ở cà chua, tính trạng màu sắc, hình dạng quả, mỗi tính trạng do 1 gen quy định. Đem 2 cây thuần chủng đỏ tròn và vàng bầu dục lai với nhau thu được F1 100% đỏ tròn. Cho F1 lai với nhau thi ở F2 thấy xuất hiện 4 kiểu hình trong đó đỏ bầu dục chiếm 9%. Nhận xét nào sau đây là đúng:
A 3, 4
B 1, 2
C 1
D 1, 3
- Câu 42 : Gen H có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêotit loại G chiếm 20% tổng số nuclêotit của gen. Gen H bị đột biến mất một cặp A- T thành alen h. Một tế bào có cặp gen Hh nguyên phân một lần, số nuclêotit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là:
A A =T = 1799, G =X = 1200.
B A =T = 1199, G =X = 1800.
C A =T = 1800, G =X = 1200.
D A =T = 899, G = X = 600.
- Câu 43 : Ở một loài thực vật (2n = 22), cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong số các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt, ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 4, người ta đếm được trong các tế bào con có 336 cromatít. Hợp tử này đã bị đột biến dạng nào?
A Thể không.
B Thể bốn.
C Thể một.
D Thể ba.
- Câu 44 : Một cá thể có kiểu gen , biết khoảng cách giữa gen A và gen B là 40 cM, D và E là 30 cM. Cho cơ thể này tự thụ phấn, hãy xác định tỉ lệ kiểu hình mang 4 tính trạng trội ở thế hệ con.
A 39,56%
B 36,72%
C 41,49%
D 36,37%
- Câu 45 : Những thành tựu nào là thành tựu của công nghệ gen:
A 1,4,5,7
B 1,2,4,5,7
C 1,4,6,7
D 1,3,4,6,7
- Câu 46 : Ở ruồi giấm: gen A quy định mắt đỏ, alen a - mắt lựu; gen B - cánh bình thường; alen b - cánh xẻ. Hai cặp gen này cùng nằm trên cặp NST giới tính X. Kết quả của 1 phép lai như sau:
A XbA XBa ; f = 7,5 %.
B XBA Xba ; f = 15 %.
C XbA XBa ; f = 15 %.
D XbA XBa ; f = 30%.
- Câu 47 : Ở tế bào sinh vật nhân thật, quá trình phiên mã chưa thể bắt đầu nếu như
A hai mạch ADN chưa tách khỏi nhau hoàn toàn và bộc lộ promoter.
B một số yếu tố phiên mã chưa liên kết vào promoter.
C exon chưa được cắt bỏ khỏi mARN.
D các intron trên ADN chưa được cắt bỏ khỏi mạch khuôn.
- Câu 48 : Cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân tạo ra 16 loại giao tử, trong đó loại giao tử Ab De chiếm tỉ lệ 4,5%. Biết rằng không có đột biến, tần số hoán vị gen là:
A 18%
B 36%
C 40%
D 24%
- Câu 49 : Cho các kiểu gen tạo nên các kiểu hình sau:A-B- : màu đỏ ; A-bb : màu mận ; aaB- : màu đỏ tía ; aabb : màu trắng ; Một gen lặn thứ ba cc gây chết tất cả các cá thể đồng hợp tử về màu mận, nhưng không ảnh hưởng đến các kiểu gen khác. Thông thường C- không biểu hiện kiểu hình. Nếu hai cá thể đều dị hợp tử về mỗi gen đem lai với nhau. Hỏi tỉ lệ kiểu hình màu đỏ nhận được ở đời con?
A
B
C
D
- Câu 50 : Giả sử một tế bào sinh tinh có kiểu gen Dd giảm phân bình thường và có hoán vị gen giữa alen B và b. Theo lí thuyết, các loại giao tử được tạo ra từ tế bào này là:
A ABD; ABd ; abD; abd hoặc AbD; Abd; aBd; aBD;
B ABD; AbD ; aBd; abd hoặc ABd; Abd; aBD; abD;
C abD; abd hoặc ABd; ABD; hoặc AbD; aBd;
D ABD; abd hoặc ABd; abD; hoặc AbD; aBd;
- Câu 51 : Cho các nhân tố sau : (1) Chọn lọc tự nhiên. (2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Tự thụ phấn. (4) Các yếu tố ngẫu nhiên. (5) Đột biến. (6) Di – nhập gen.Các nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là:
A (1), (2), (4), (5).
B (1), (4), (5), (6).
C (2), (4), (5), (6).
D (1), (3), (4), (5).
- Câu 52 : Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người:(1) Bệnh phêninkêto niệu. (2) Bệnh ung thư máu. (3) Tật có túm lông ở vành tai.(4) Hội chứng Đao. (5) Hội chứng Tơcnơ. (6) Bệnh máu khó đông.Bệnh tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ là:
A (1), (2), (4), (6).
B (3), (4), (5), (6).
C (1), (2), (5).
D (2), (3), (4), (6).
- Câu 53 : Xem xét hai phép lai dưới đây:Phép lai APhép lai BP AaBb x AaBbF1 9 :7 AaBb x AaBb 9 : 6 : 1Nếu cho P ở từng phép lai lai với cơ thể Aabb thì tỉ lệ kiểu hình thu được lần lượt là :
A 3 : 5 và 4 : 3 : 1
B 3 : 5 và 3 : 4 : 1
C 3 : 1 và 4 : 3 : 1
D 5 : 3 và 4 : 3 : 1
- Câu 54 : Ở cà chua, tính trạng màu sắc, hình dạng quả, mỗi tính trạng do 1 gen quy định. Đem 2 cây thuần chủng đỏ tròn và vàng bầu dục lai với nhau thu được F1 100% đỏ tròn. Cho F1 lai với nhau thi ở F2 thấy xuất hiện 4 kiểu hình trong đó đỏ bầu dục chiếm 9%. Nhận xét nào sau đây là đúng: 1. Có Hoán vị gen với f = 36%; 2. Có Hoán vị gen với f = 48%;3. Có Hoán vị gen với f = 20%; 4. Có Hoán vị gen với f = 40%.
A 3, 4
B 1, 2
C 1
D 1, 3
- Câu 55 : Một cá thể có kiểu gen , biết khoảng cách giữa gen A và gen B là 40 cM, D và E là 30 cM. Cho cơ thể này tự thụ phấn, hãy xác định tỉ lệ kiểu hình mang 4 tính trạng trội ở thế hệ con.
A 39,56%
B 36,72%
C 41,49%
D 36,37%
- Câu 56 : Những thành tựu nào là thành tựu của công nghệ gen:1.Tạo giống bông kháng sâu hại; 2. Sản xuất các loại thuốc trừ sâu hóa học diệt trừ sâu bọ gây hại3. Giống cà chua có gen sản sinh etilen bất hoạt; 4. Chuột nhắt mang gen tăng trưởng của chuột cống.5. Cừu Đoly; 6. Dê sản xuất ra tơ nhện trong sữa; 7. Tạo giống cừu có gen protein huyết tương người
A 1,4,5,7
B 1,2,4,5,7
C 1,4,6,7
D 1,3,4,6,7
- Câu 57 : Ở ruồi giấm: gen A quy định mắt đỏ, alen a - mắt lựu; gen B - cánh bình thường; alen b - cánh xẻ. Hai cặp gen này cùng nằm trên cặp NST giới tính X. Kết quả của 1 phép lai như sau:Ruồi ♂ F1: 7,5 % mắt đỏ, cánh bình thường: 7,5 % mắt lựu, cách xẻ: 42,5 % mắt đỏ, cách xẻ: 42,5 % mắt lựu, cánh bình thường.Ruồi ♀ F1: 50 % mắt đỏ, cánh bình thường: 50 % mắt đỏ, cách xẻ.Kiểu gen của ruồi ♀ P và tần số hoán vị gen là
A XbA XBa ; f = 7,5 %.
B XBA Xba ; f = 15 %.
C XbA XBa ; f = 15 %.
D XbA XBa ; f = 30%.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen