Trắc nghiệm: Kiểm tra về truyện có đáp án !!
- Câu 1 : Truyện ngắn Làng (Kim Lân) được viết vào thời kì nào?
A. Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
B. Thời kì giữa của cuộc kháng chiến chống Pháp.
C. Thời kì gần cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp.
D. Thời kì cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Câu 2 : Trong truyện ngắn Làng, khi nào nhân vật ông Hai có cảm giác cổ nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân?
A. Khi nghe lỏm tin của anh dân quân đọc báo.
B. Khi nghe bà vợ lẩm nhẩm tính tiền hàng.
C. Khi nghe tin làng chợ Dầu Việt gian theo Tây.
D. Khi nghe đứa con út trả lời.
- Câu 3 : Dòng nào nói đúng nhất thành công nghệ thuật của truyện ngắn Làng?
A. Xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật miêu tả tâm lí.
B. Nghệ thuật miêu tả tâm lí, xây dựng tình huống truyện.
C. Nghệ thuật miêu tả ngôn ngữ nhân vật, xây dựng tình huống truyện.
D. Xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật.
- Câu 4 : Trong các đoạn sau, đoạn nào không sử dụng yếu tố độc thoại nội tâm?
A. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay như nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được… Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ… Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế?
B. Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
C. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?
D. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thể được.
- Câu 5 : Dòng nào nói đúng nhất điều mà Nguyễn Thành Long ca ngợi trong Lặng lẽ Sa Pa?
A. Vẻ đẹp của anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.
B. Vẻ đẹp của anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét.
C. Vẻ đẹp của bác kĩ sư nghiên cứu giống su hào.
D. Vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
- Câu 6 : Truyện Lặng lẽ Sa Pa của NguyễnThành Long có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nào ?
A. Tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả.
B. Tự sự, nghị luận, thuyết minh.
C. Tự sự, miêu tả, thuyết minh.
D. Tự sự, trữ tình, thuyết minh.
- Câu 7 : Tác giả Những ngôi sao xa xôi là ai?
A. Ông Lê Minh Khuê
B. Bà Lê Minh Khuê
C. Nguyễn Minh Châu
D. Nguyễn Thành Long
- Câu 8 : Nhan đề của truyện là Những ngôi sao xa xôi. Theo em, tên truyện mang ý nghĩa nào?
A. Hoán dụ
B. Liên tưởng
C. So sánh
D. Ẩn dụ
- Câu 9 : Theo em cách hiểu như trên, nhân vật nào là “Những ngôi sao xa xôi”?
A. Chị Phương Định.
B. Chị Thao
C. Nho
D. Cả 3 nhân vật trên.
- Câu 10 : Qua truyện Những ngôi sao xa xôi, em thu nhận được những điểm mới nào trong cách kể chuyện của tác giả?
A. Giọng trần thuật tự nhiên.
B. Câu văn linh hoạt, phóng túng.
C. Lời văn trau chuốt.
D. Cả ý A và B là ý đúng.
- Câu 11 : Dòng nào nói đúng nét nghệ thuật đặc sắc của văn bản Bến quê (Nguyễn Minh Châu)?
A. Xây dựng tình huống truyện đầy nghịch lí, nội tâm nhân vật tinh tế, ngôn ngữ giàu hình ảnh biểu trưng.
B. Xây dựng truyện với những tình huống đảo ngược, nội tâm nhân vật phức tạp, lời văn chau chuốt.
C. Sử dụng ngôn ngữ giàu biểu cảm.
D. Miêu tả nội tâm nhân vật chính phức tạp, các sự việc phong phú.
- Câu 12 : Văn bản Bến quê của Nguyễn Minh Châu thức tỉnh người đọc điều gì?
A. Phải biết yêu gia đình.
B. Phải biết trân trọng tình cảm hàng xóm láng giềng.
C. Phải biết quí trẻ em.
D. Phải biết trân trọng giá trị cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương.
- Câu 13 : Dòng nào thể hiện đúng nhất nội dung của truyện Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) ?
A. Tình cảm làng xóm láng giềng thân mật trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
B. Tình cảm bà cháu rất sâu sắc trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
C. Tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
D. Tình đồng chí đồng đội sâu nặng , cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
- Câu 14 : Trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, sau khi làm xong chiếc lược ngà như lời hứa với đứa con gái, ông Sáu đã khắc lên chiếc lược ấy dòng chữ nào?
A. Tặng Thu con gái yêu quí của ba.
B. Yêu thương tặng Thu con gái của ba.
C. Yêu nhớ tặng con gái yêu quí của ba.
D. Yêu nhớ tặng Thu con của ba.
- - Đề thi giữa HKI môn Ngữ văn lớp 9 năm 2018 - Trường THCS Trực Đạo
- - Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2018-2019, Trường THCS Tân Phú
- - Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2018-2019, Trường THCS Tống Văn Trân
- - Đề thi HK1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017-2018, Trường THCS Trung Kiên
- - Đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2018-2019, Trường THCS Chu Văn An
- - Đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017-2018, Trường THCS Văn Đức
- - Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017-2018, Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
- - Đề thi thử vào lớp 10 năm 2020 môn Ngữ Văn - Phòng GD&ĐT Cẩm Giàng
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 9 năm 2020 - Phòng GD&ĐT thị xã Buôn Hồ
- - Đề thi thử vào lớp 10 năm 2020 môn Ngữ Văn - Sở GD&ĐT Khánh Hoà