Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 (có đáp án): Phân tích tác...
- Câu 1 : Nhan đề “Vợ nhặt” gợi ra điều gì?
A. Gợi sự rẻ rúng của thân phận con người và tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói 1945
B. Gợi ra hình ảnh một người đàn ông may mắn khi có vợ
C. Gợi ra cảnh nhặt vợ dễ dàng khi có nhiều phụ nữ
D. Tất cả các đáp án trên
- Câu 2 : Tình huống truyện của Vợ nhặt là:
A. Tràng – một người dân ngụ cư, xấu xí bỗng dung “nhặt” được vợ
B. Tràng cưới thị về làm vợ
C. Khát vọng sống và hạnh phúc của Tràng trong nạn đói
D. Tất cả các đáp án trên
- Câu 3 : Công việc của Tràng là:
A. Nông dân
B. Kéo xe bò thuê
C. Xay lúa thuê
D. Cày thuê
- Câu 4 : Chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật Tràng?
A. Đầu cao, lưng to bè, 2 con mắt nhỏ tí, ngà ngà đắm vào bóng chiều, 2 bên quai hàm bạnh ra.
B. Khỏe, chạy nhanh như ngựa.
C. Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết!
D. Tất cả các đáp án trên
- Câu 5 : Đáp án nào không đúng khi nói về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Tràng?
A. Thuần hậu, hiền lành, chất phác
B. Tâm hồn lạc quan, yêu đời
C. Sức sống tiềm tàng và sức phản kháng mãnh liệt
D. Tấm lòng nhân hậu
- Câu 6 : Tâm trạng của Tràng như thế nào khi đưa thị về nhà?
A. Ngượng nghịu
B. Lo sợ, sốt ruột
C. Thở phào nhẹ nhõm khi được mẹ vun đắp
D. Tất cả các đáp án trên
- Câu 7 : Buổi sáng hôm sau khi thức dậy, trước khung cảnh nhà cửa được dọn dẹp sạch sẽ, trong lòng Tràng có những thay đổi như thế nào?
A. Tràng nhận ra vai trò và vị trí của người đàn bà trong gia đình
B. Tràng nhận thấy mình phải có bổn phận, trách nhiệm với gia đình
C. Tràng nhận thấy mình đã có vợ
D. Đáp án A và B
- Câu 8 : Nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt là người có xuất thân như thế nào?
A. Không quê hương
B. Không gia đình
C. Không tên tuổi
D. Tất cả các đáp án trên
- Câu 9 : Chi tiết nào đúng về miêu tả ngoại hình nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân?
A. “Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với cái môi cũng cố to không thua cái mũi”.
B. “Áo quần tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
- Câu 10 : Khi ranh giới giữa sự sống và cái chết vô cùng mong manh, quyết định theo không Tràng về làm vợ của thị thể hiện điều gì?
A. Tình yêu đôi lứa tha thiết
B. Thể hiện khát vọng sống mãnh liệt
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
- Câu 11 : Tâm trạng bà cụ Tứ thay đổi như thế nào khi biết chuyện Tràng đưa thị về làm vợ?
A. Ngỡ ngàng, lo lắng, tức giận
B. Ngỡ ngàng, tức giận, phản đối
C. Ngỡ ngàng, tủi cực, xót xa, vui mừng, vun đắp
D. Sung sướng, vỡ òa hạnh phúc
- Câu 12 : Một biểu hiện ở Tràng được Kim Lân nhắc đến nhiều lần khi anh mới "nhặt" được vợ đối lập với biểu hiện tâm trạng thường có của người đang ở trong cảnh đói khát bi thảm là:
A. Cười
B. Nói luôn miệng
C. Hát khe khẽ
D. Mắt sáng lên lấp lánh
- - Trắc nghiệm bài Tuyên ngôn độc lập - Phần tác phẩm
- - Trắc nghiệm Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Tiết 1
- - Trắc nghiệm Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý
- - Trắc nghiệm Tuyên ngôn Độc lập - Phần Tác giả - Ngữ văn 12
- - Trắc nghiệm Khái quát VHVN từ đầu CMT8 1945 đến thế kỉ XX - Ngữ Văn 12
- - Trắc nghiệm Bài viết số 1: Nghị luận xã hội - Ngữ Văn 12
- - Trắc nghiệm bài giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Tiếp theo - Ngữ Văn 12
- - Trắc nghiệm bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Ngữ Văn 12
- - Trắc nghiệm Mấy ý nghĩ về thơ - Ngữ Văn 12
- - Trắc nghiệm bài Đô-xtôi-ép-xki (X.Xvai-Gơ) - Ngữ Văn 12