Thi online- Ôn tập phần di truyền quần thể số 1
- Câu 1 : Ở một quần thể cấu trúc di truyền ở 4 thế hệ liên tiếp như
A yếu tố ngẫu nhiên
B giao phối không ngẫu nhiên
C giao phối ngẫu nhiên
D đột biến gen
- Câu 2 : Ở một loài thực vật, xét 1 gen có 2 alen trong đó alen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a qui định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) ở quần thể này có tỉ lệ 9 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử trong quần thể chiếm 7,5%. Theo lí thuyết cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ P là
A 0,6 AA : 0,3 Aa : 0,1 aa
B 0,3 AA : 0,6 Aa : 0,1 aa
C 0,1 AA : 0,6 Aa : 0,3 aa
D 0,7 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa
- Câu 3 : Ở một loài động vật xét hai locút gen ở vùng tương đồng trên NST giới tính X và Y. Locut I có 2 alen, locut II có 3 alen. Tuy nhiên trên NST thường xét locut III có 4 alen. Quá trình ngẫu phối có thể tạo ra trong quần thể này tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về 3 locut nói trên?
A 570
B 180
C 270
D 210
- Câu 4 : Thế hệ xuất phát của một quần thể có cấu trúc di truyền là 0,32 AA : 0,36 Aa : 0,32 aa qua giao phối tự do sinh ra thế hệ tiếp theo có cấu trúc di truyền là:
A 0,25 AA : 0,50 Aa : 0,25 aa
B 0,64 AA : 0,24 Aa : 0,16 aa
C 0,32 AA : 0,64 Aa : 0,04 aa
D 0,04 AA : 0,32 Aa : 0,64 aa
- Câu 5 : Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a trên nhiễm sắc thể thường qui định. Trong quần thể người đã cân bằng, tỉ lệ người dị hợp Aa trong số người bình thường là 1%. Xác suất để một cặp vợ chồng đều bình thường không có quan hệ huyết thống sinh 1 đứa con bạch tạng là:
A 0,00125%.
B 0,0025%.
C 25%
D 12,5%
- Câu 6 : Ở cừu lông trắng trội hoàn toàn so với lông đen .Trong đàn cừu đã cân bằng có 1800 con trong đó có 1782 cừu lông trắng thì có số cừu lông trắng thể dị hợp là:
A 324 con.
B 648 con
C 891 con
D 18 con.
- Câu 7 : Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả sau:
A yếu tố ngẫu nhiên
B giao phối không ngẫu nhiên
C giao phối ngẫu nhiên
D đột biến
- Câu 8 : Một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen 0,4 AA : 0,4 Aa : 0,2 aa. Nếu xảy ra tự thụ phấn thì theo lí thuyết, thành phần kiểu gen ở F2 là
A 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa
B 0,575 AA : 0,05 Aa : 0,375 aa
C 0,55 AA : 0,1 Aa : 0,35 aa
D 0,5 AA : 0,2 Aa : 0,3 aa
- Câu 9 : Trong một quần thể giao phối, nếu các cá thể có kiểu hình trội có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn các cá thể có kiểu hình lặn thì dưới tác động của chọn lọc tự nhiên sẽ làm cho:
A tần số alen trội ngày càng tăng, tần số alen lặn ngày càng giảm.
B tần số alen trội và alen lặn ngày càng giảm dần qua các thế hệ.
C tần số alen trội và alen lặn đều được duy trì ổn định qua các thế hệ.
D tần số alen trội ngày càng giảm, tần số alen lặn ngày càng tăng.
- Câu 10 : Tần số các alen của một gen ở một quần thể giao phối là 0,4 A và 0,6 a đột ngột biến đổi thành 0,8 A và 0,2 a. Quần thể này đã chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
A đột biến
B giao phối không ngẫu nhiên
C CLTN
D yếu tố ngẫu nhiên
- Câu 11 : Ở một loài thực vật, alen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa trắng. Một quần thể của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số cây hoa đỏ. Chọn ngẫu nhiên hai cây hoa đỏ, xác suất để cả hai cây chọn được đều có kiểu gen dị hợp tử là:
A 75%
B 56,25%
C 14,06%
D 25%
- Câu 12 : Một quần thể giao phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 gen có 2 alen là A và a, trong đó số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 16%. Tần số các alen A và a trong quần thể này lần lượt là:
A 0,38 và 0,62
B 0,6 và 0,4
C 0,4 và 0,6
D 0,42 và 0,58
- Câu 13 : Một loài thực vật thụ phấn tự do có gen D quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen d qui định hạt dài; gen R qui định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với gen r qui định hạt trắng. Hai cặp gen D, d và R, r phân li độc lập. Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thụ được: 14,25% hạt tròn đỏ; 4,75% hạt tròn trắng; 60,75% hạt dài đỏ; 20,25% hạt dài trắng. Nếu mang tất cả các hạt có kiểu hình dài, đỏ ra trồng thì vụ sau tỉ lệ kiểu hình hạt khi thu hoạch sẽ như thế nào?
A 8 dài, đỏ : 1 dài trắng
B 2 dài, đỏ : 1 dài, trắng
C 3 dài, đỏ : 1 dài, trắng
D 100% dài, đỏ
- Câu 14 : Một gen có 2 alen A và a, gọi p là tần số alen A, q là tần số alen a. Qua giao phối tự do, quần thể có thành phần kiểu gen là:
A p2 AA : pqAa : q2aa.
B p2 AA : 2pq Aa : q2 aa.
C p2 AA : q2 aa.
D p AA : pq Aa : q aa.
- Câu 15 : Trong quần thể của một loài lưỡng bội, xét một gen gồm có hai alen là A và a, cho biết không có đột biến xảy ra và quá trình ngẫu phối đã tạo ra 5 kiểu gen trong quần thể về gen trên. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây giữa hai cá thể của quần thể trên cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1 : 1?
A Aa x aa
B XAXa x XAY
C AA x Aa
D XAXA x XaY
- Câu 16 : Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là: 0,36 BB : 0,48 Bb : 0,16 bb = 1. Khi trong quần thể các cá thể có kiểu gen dị hợp tử có sức sống và sinh sản cao hơn hẳn so với các cá thể có kiểu gen đồng hợp thì:
A Alen trội có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể
B Tần số alen trội có xu hướng bằng với tần số alen lặn
C Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng không thay đổi
D Alen lặn có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể
- Câu 17 : Một quần thể có cấu trúc di truyền ban đầu là 0,6 AA : 0,4 Aa . Sau một thế hệ ngẫu phối người ta thu được ở đời con 8000 cá thể , tính theo lí thuyết số cá thể đời con có kiểu gen dị hợp tử là:
A 320
B 5120
C 7680
D 2560
- Câu 18 : Ở một quần thể cấu trúc di truyền ở 4 thế hệ liên tiếp nhưF1 0,12AA : 0,56 Aa : 0,32 aa F2 0,18 AA : 0,44 Aa : 0,38 aaF3 0,24 AA : 0,32 Aa : 0,44 aa F4 0,28 AA : 0,24 Aa : 0,48 aaCho biết các kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể có khả năng đang chịu tác động của nhân tố nào sau đây?
A yếu tố ngẫu nhiên
B giao phối không ngẫu nhiên
C giao phối ngẫu nhiên
D đột biến gen
- Câu 19 : Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả sau:Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là
A yếu tố ngẫu nhiên
B giao phối không ngẫu nhiên
C giao phối ngẫu nhiên
D đột biến
- Câu 20 : Cho các nhân tố sau: (1) đột biến (2) giao phối ngẫu nhiên (3) CLTN (4) yếu tố ngẫu nhiên. Những nhân tố vừa làm thay đổi tần số tương đối các alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là:
A 1, 3 và 4
B 2, 3 và 4
C 1, 2, 4
D 1, 2, 3
- Câu 21 : Trong quần thể ngẫu phối của một loài động vật lưỡng bội, xét một gen có 5 alen trên NST thường, cho biết không có đột biến xảy ra, số loại kiểu gen tối đa thu được trong quần thể này là:
A 6
B 15
D 4
- Câu 22 : Trong quần thể của một loài thú, xét hai locut, locut 1 có 3 alen là A1, A2, A3; locut 2 có hai alen là B và b. Cả hai locut trên đều nằm trên đoạn không tương đồng của NST giới tính X và các alen của hai locut này đều liên kết không hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết số kiểu gen tối đa về 2 locut nói trên có trong quần thể là:
A 18
B 36
C 30
D 27
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen