Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 Trường THP...
- Câu 1 : Đầu thế kỉ XVII, giai cấp tư sản Anh giàu lên nhanh chóng nhờ vào ngành kinh tế nào dưới đây?
A. Nông nghiệp.
B. Công nghiệp.
C. Ngoại thương.
D. Lâm nghiệp.
- Câu 2 : Nghề chăn nuôi nào có lợi nhất ở Anh khi ngành công nghiệp len dạ phát triển?
A. Chăn nuôi cừu.
B. Chăn nuôi bò.
C. Chăn nuôi thỏ.
D. Chăn nuôi chồn.
- Câu 3 : Tháng 4-1640, vua Sác-lơ I cho triệu tập Quốc hội nhằm mục đích chủ yếu là
A. thông qua Hiến pháp mới.
B. đề xuất tăng thuế.
C. tuyên bố quyền tự do buôn bán.
D. kiến nghị thành lập nền Cộng hòa.
- Câu 4 : Mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội Anh trước cách mạng tư sản là mâu thuẫn giữa
A. nông dân bị tước đoạt ruộng đất với quý tộc mới.
B. công nhân nông nghiệp với giai cấp tư sản.
C. tư sản, quý tộc mới với các thế lực phong kiến phản động.
D. nhà vua và Quốc hội.
- Câu 5 : Sự kiện nào đánh dấu cuộc Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao?
A. Chế độ quân chủ lập hiến được thành lập (1688).
B. Nền độc tài quân sự được thiết lập (1653).
C. Sác-lơ I bị xử tử, nền cộng hòa được thành lập (1649).
D. Nội chiến giữa Quốc hội và nhà vua bùng nổ (1642).
- Câu 6 : Trong cuộc Cách mạng tư sản Anh, sự kiện nào chứng tỏ sự thỏa hiệp giữa Quốc hội với lực lượng phong kiến cũ?
A. Nội chiến giữa Quốc hội và nhà vua kéo dài.
B. Nền độc tài quân sự được thiết lập (1653).
C. Chế độ quân chủ chuyên chế vẫn được duy trì sau cách mạng.
D. Chế độ quân chủ lập hiến được thành lập (1688).
- Câu 7 : Tầng lớp nào vừa có thế lực kinh tế, vừa có thế lực chính trị nhất nước Anh trước cách mạng?
A. Tư sản.
B. Quý tộc phong kiến cũ.
C. Quý tộc mới.
D. Thợ thủ công.
- Câu 8 : Sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian:1. Xử tử Sác-lơ I, Anh trở thành nước Cộng hòa.
A. 1,2,3,4.
B. 1,3,4,2.
C. 2,1,3,4.
D. 2,4,3,1.
- Câu 9 : Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức là
A. chiến tranh giải phóng dân tộc.
B. nội chiến.
C. chiến tranh chống ngoại xâm và nội chiến.
D. chiến tranh chống ngoại xâm.
- Câu 10 : Cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì
A. đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
B. lãnh đạo cách mạng là tư sản và quý tộc mới.
C. cách mạng đưa nước Anh trở thành nước cộng hòa.
D. sau cách mạng nhân dân không được gì, ngôi vua vẫn tồn tại.
- Câu 11 : Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ vào giữa thế kỉ XVIII là mâu thuẫn giữa
A. người châu Âu di cư với thổ dân da đỏ.
B. chủ nô với nô lệ da đen.
C. chủ trang trại với nông dân.
D. nhân dân thuộc địa với Chính phủ Anh.
- Câu 12 : Ý nào dưới đây không phải chính sách của chính phủ Anh nhằm hạn chế sự phát triển kinh tế của các thuộc địa ở Bắc Mĩ vào giữa thế kỉ XVIII?
A. Cấm xây dựng thêm các đô thị.
B. Cấm đem máy móc từ Anh sang.
C. Cấm mở doanh nghiệp.
D. Ban hành chế độ thuế khóa nặng nề.
- Câu 13 : Chiến thắng nào tạo nên bước ngoặt trong cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?
A. Chiến thắng I-oóc-tao.
B. Chiến thắng Xa-ra-tô-ga.
C. Chiến thắng Phi-la-đen-phi-a.
D. Chiến thắng Véc-xai.
- Câu 14 : Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là
A. chế độ thuế khóa của thực dân Anh.
B. sự kiện “chè Bô-xtơn”.
C. Đại hội lục địa lần thứ nhất được triệu tập.
D. Tuyên ngôn Độc lập được thông qua.
- Câu 15 : Ngày 4-7-1776 trở thành ngày Quốc khánh của nước Mĩ vì
A. là ngày bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa.
B. là ngày thông qua Tuyên ngôn Độc lập, thành lập Hợp chúng quốc Mĩ.
C. là ngày cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa thắng lợi hoàn toàn.
D. là ngày thực dân Anh công nhận độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
- Câu 16 : Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ thực chất là một cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức
A. giải phóng dân tộc.
B. chống ngoại xâm.
C. nội chiến.
D. vừa giải phóng dân tộc vừa nội chiến.
- Câu 17 : Sự kiện nào chứng tỏ thực dân Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ?
A. Hoà ước Véc-xai được kí kết (1783).
B. Thông qua Tuyên ngôn Độc lập (1776).
C. Thông qua Hiến pháp (1787).
D. Chiến thắng Xa-ra-tô-ga (1777).
- Câu 18 : Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?
A. Giải phóng các thuộc địa ở Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh.
B. Đưa đến sự ra đời của một nhà nước mới ở Tây bán cầu - Hợp chúng quốc Mĩ.
C. Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
D. Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống phong kiến ở châu Âu và giành độc lập ở Mĩ Latinh.
- Câu 19 : Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ (4-7-1776) có viết: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Đoạn trích đó đã được vận dụng trong văn kiện lịch sử nào dưới đây?
A. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp (1789).
B. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).
C. Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945).
D. Tuyên ngôn Độc lập của Inđônêxia (1945).
- Câu 20 : Đặc điểm nổi bật nhất của xã hội Pháp trước cách mạng tư sản (1789) là
A. nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp phát triển.
B. chế độ quân chủ chuyên chế vẫn được duy trì.
C. xã hội chia thành ba đẳng cấp.
D. trào lưu Triết học Ánh sáng xuất hiện.
- Câu 21 : Mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội nước Pháp cuối thế kỉ XVIII là mâu thuẫn giữa
A. giai cấp tư sản, thợ thủ công với chế độ phong kiến lỗi thời.
B. nông dân với địa chủ phong kiến.
C. đẳng cấp thứ ba với Tăng lữ và Quý tộc phong kiến.
D. giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.
- Câu 22 : Ý nào dưới đây không phải là nội dung đấu tranh của các nhà tư tưởng tiến bộ ở Pháp vào thế kỉ XVIII?
A. Phê phán sự thối nát của chế độ phong kiến.
B. Đưa ra những lí thuyết về việc xây dựng nhà nước mới.
C. Phê phán nhà thờ Ki-tô giáo.
D. Quyền lực phải thuộc về giai cấp vô sản.
- Câu 23 : Những nhà tư tưởng tiến bộ ở thế kỉ XVIII có vai trò gì trong việc chuẩn bị cho Cách mạng tư sản Pháp?
A. Phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt trên lĩnh vực tư tưởng.
B. Đề xuất những tư tưởng mới, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội Pháp.
C. Tấn công vào hệ tư tưởng phong kiến, dọn đường cho cách mạng bùng nổ.
D. Làm cho mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt, tạo “duyên cớ” cho cách mạng bùng nổ.
- Câu 24 : Sự kiện nào đánh dấu Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đạt đến đỉnh cao?
A. Quần chúng nhân dân Pa-ri tấn công ngục Ba-xti.
B. Phái Gia-cô-banh chống ngoại xâm và nội phản thắng lợi.
C. Quốc hội Lập hiến thông qua Tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân quyền.
D. Vua Lu-i XVI bị xử tử vì tội phản quốc.
- Câu 25 : Chính sách nào của chính quyền Gia-cô-banh chứng tỏ Cách mạng tư sản Pháp có tính triệt để?
A. Thực hiện chế độ phổ thông đầu phiếu cho công dân từ 21 tuổi trở lên.
B. Giải quyết các quyền lợi cho nhân dân, đặc biệt là vấn đề ruộng đất cho nông dân.
C. Xử tử vua và hoàng hậu, xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập nền cộng hòa.
D. Xóa bỏ Hiến pháp cũ, đề ra bản Hiến pháp mới, tiến bộ hơn.
- Câu 26 : Trong cuộc Cách mạng tư sản Pháp (1789), lực lượng nào đóng vai trò quyết định đưa cách mạng đến thành công?
A. Quần chúng nhân dân.
B. Tư sản.
C. Nông dân.
D. Công nhân.
- Câu 27 : Ngày 27-7-1794, tư sản phản cách mạng Pháp tiến hành cuộc đảo chính lật đổ phái Gia-cô-banh vì lí do nào dưới đây?
A. Để tranh giành quyền lực với các đảng phái khác.
B. Để bảo vệ quyền lực và lợi ích của giai cấp tư sản đang cầm quyền.
C. Để giải quyết mâu thuẫn giữa phái Gia-cô-banh với nông dân và các tầng lớp nhân dân khác.
D. Để ngăn chặn cách mạng tiếp tục phát triển vì đụng chạm nhiều đến quyền lợi của giai cấp tư sản.
- Câu 28 : Khẩu hiệu nổi tiếng của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1789) ở nước Pháp là
A. “Tất cả các dân tộc sinh ra đều có quyền bình đẳng”.
B. “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.
C. “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”.
D. “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”.
- Câu 29 : Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, hệ tư tưởng nào được tiếp nhận và nâng cao thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Việt Nam?
A. Phật giáo.
B. Nho giáo.
C. Đạo giáo.
D. Hinđu giáo.
- Câu 30 : Sự sụp đổ của nhà Lê sơ và sự thành lập nhà Mạc được đánh dấu bằng sự kiện nào?
A. Năm 1527, Mạc Đăng Dung được vua Lê nhường ngôi.
B. Năm 1527, Quốc công Thái phó Mạc Đăng Dung được nhân dân suy tôn lên làm vua.
C. Năm 1527, thế lực phong kiến nhà Mạc hợp quân tiến đánh nhà Lê sơ, giành được chính quyền.
D. Năm 1527, nhận thấy sự bất lực và suy sụp của dòng họ Lê, Mạc Đăng Dung đã bắt vua Lê nhường ngôi và thành lập ra nhà Mạc.
- Câu 31 : Khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” được nêu trong
A. bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp.
B. “Tinh thần luật pháp” của Mông-te-xki-ơ.
C. Hiến pháp năm 1791 của Pháp.
D. Hiến pháp năm 1793 của Pháp.
- Câu 32 : Ngoại thương ở nước ta hưng thịnh trong các thế kỉ XVI- XVII vì
A. nhà nước cho xây dựng nhiều hải cảng mới.
B. nhiều thợ thủ công lập xưởng để sản xuất và buôn bán.
C. nền sản xuất trong nước rất phát triển, tạo điều kiện cho sự phát triển của ngoại thương.
D. chủ trương mở cửa giao lưu buôn bán với nước ngoài của các chính quyền Trịnh- Nguyễn.
- Câu 33 : Khoa thi đầu tiên ở nước ta được tổ chức dưới triều đại nào?
A. Nhà Tiền Lê.
B. Nhà Lí.
C. Nhà Trần.
D. Nhà Hồ.
- Câu 34 : Trận chiến quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm là
A. Bạch Đằng.
B. Chi Lăng - Xương Giang.
C. Rạch Gầm - Xoài Mút.
D. Ngọc Hồi - Đống Đa.
- Câu 35 : Thành phần chủ yếu của quốc hội Anh là
A. tư sản và quý tộc mới.
B. tư sản và quý tộc phong kiến.
C. tư sản vừa và nhỏ.
D. quý tộc phong kiến.
- Câu 36 : Ý không phản ánh đúng sự phát triển của Phật giáo ở nước ta thời Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần là
A. chùa chiền được xây dựng khắp nơi.
B. nhiều nhà sư đã tham gia tích cực vào sự nghiệp dựng nước, giữ nước và rất được coi trọng.
C. một số vị vua thời Lí, Trần đã tìm đến với Phật giáo.
D. một số cao tăng Phật giáo Việt Nam đã đến tận Ấn Độ để tu nghiệp giáo lí đạo Phật.
- Câu 37 : Sau cách mạng tư sản, thể chế chính trị mới được thiết lập ở Anh là
A. quân chủ lập hiến.
B. dân chủ đại nghị.
C. nền cộng hòa.
D. độc tài quân sự.
- Câu 38 : Kết cục của chiến tranh Trịnh - Nguyễn là
A. thế lực phong kiến họ Nguyễn giành và giữ chính quyền trong cả nước.
B. thế lực phong kiến họ Trịnh giành và giữ chính quyền trong cả nước.
C. chia lãnh thổ nước Đại Việt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài.
D. đất nước thống nhất dưới quyền cai trị của vua Lê.
- Câu 39 : Văn bản công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là
A. hiệp ước Pa-ri.
B. hòa ước Véc-xai.
C. Hiến pháp năm 1787.
D. bản Tuyên ngôn Độc lập.
- Câu 40 : Địa danh nào không phải là đô thị của nước ta trong các thế kỉ XVI- XVIII?
A. Thăng Long.
B. Phố Hiến.
C. Vân Đồn.
D. Thanh Hà.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 29 Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 31 Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1 Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 2 Xã hội nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3 Các quốc gia cổ đại phương Đông
- - Trắc nghiệm Bài 4 Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma - Lịch sử 10
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 30 Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 6 Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 5 Trung Quốc thời phong kiến