Đề kiểm tra học kỳ I vật lý 8 trường THCS Kiêu Kị...
- Câu 1 : Chọn câu trả lời sai cho câu hỏi sau:Hiện tượng nào sau đây có liên quan đến quán tính?
A Vẩy mực ra khỏi bút.
B Gõ cán búa xuống nền để tra búa vào cán.
C Giũ quần áo cho sạch bụi.
D Chỉ có hai hiện tượng A và C.
- Câu 2 : Một người đi bộ với vận tốc \(4,4\,\,km/h\), khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc là bao nhiêu \(km\), biết thời gian cần để người đó đi từ nhà đến nơi làm việc là \(15\) phút?
A Một kết quả khác.
B \(1,1\,\,km\)
C \(4,4\,\,km\)
D \(15\,\,km\)
- Câu 3 : Treo một vật nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ giá trị \({P_1}\). Nhúng vật nặng trong nước, lực kế chỉ giá trị \({P_2}\). Kết quả nào sau đây là đúng?
A \({P_1} < {P_2}\)
B \({P_1} = {P_2}\)
C \({P_1} \ge {P_2}\)
D \({P_1} > {P_2}\)
- Câu 4 : Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc \(8\) giờ, đến lạng sơn lúc \(11\) giờ. Vận tốc trung bình của ô tô đó là bao nhiêu? Biết quãng đường Hà Nội – Lạng Sơn dài \(150000\,\,m\).
A \(v = 50\,\,km/h\)
B \(v = 150\,\,km/h\)
C \(v = 50\,\,m/h\)
D \(v = 5\,\,km/h\)
- Câu 5 : Một hành khách ngồi trên xe ôtô đang chạy, xe đột ngột rẽ trái, hành khách sẽ ở trạng thái nào?
A Không thể phán đoán được.
B Nghiêng người sang trái.
C Ngồi yên
D Nghiêng người sang phải.
- Câu 6 : Đơn vị áp suất là:
A \(N\)
B \(N/m\)
C \(N/{m^2}\)
D \(N.m\)
- Câu 7 : Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía. Câu giải thích nào sau đây là đúng nhất?
A Vì không khí bên trong hộp sữa bị co lại.
B Vì áp suất không khí bên trong hộp sữa nhỏ hơn áp suất ở bên ngoài.
C Vì hộp sữa chịu tác dụng của áp suất khí quyển.
D Vì hộp sữa rất nhẹ.
- Câu 8 : Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:
A Lực ma sát xuất hiện giữa tay và cán dao là có ích.
B Lực ma sát xuất hiện ở nơi tiếp xúc giữa đinh và tường là có ích.
C Lực ma sát xuất hiện ở giữa má phanh xe đạp và vành bánh xe khi phanh là có hại.
D Lực ma sát xuất hiện ở nơi tiếp xúc giữa que diêm và vỏ bao diêm là có ích.
- Câu 9 : Tại sao khi lặn người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn?
A Vì khi lặn sâu, áp suất rất lớn.
B Vì khi lặn sâu, nhiệt độ rất thấp.
C Vì khi lặn sâu, lực cản rất lớn.
D Vì khi lặn sâu, áo lặn giúp cơ thể dễ dàng chuyển động trong nước.
- Câu 10 : Vận tốc di chuyển của một cơn bão là \(4,2\,\,m/s\)a. Trong một ngày đêm bão di chuyển được bao nhiêu \(km\)?b. Vận tốc gió xoáy ở vùng tâm bão là \(90\,\,km/h\). Vận tốc nào lớn hơn ?
A a. \(362,88\,\,m\); b. tâm bão có vận tốc lớn hơn
B a. \(362,88\,\,km\); b. tâm bão có vận tốc lớn hơn
C a. \(362,88\,\,m\); b. tâm bão có vận tốc nhỏ hơn
D a. \(362,88\,\,km\); b. tâm bão có vận tốc nhỏ hơn
- Câu 11 : Treo một vật vào lực kế, lực kế chỉ \(10\,\,,N\), nếu nhúng vật chìm trong nước thì lực kế chỉ \(6\,\,N\).a. Hãy xác định lực đẩy Ác - si - mét tác dụng lên vật ?b. Thả sao cho chỉ có \(\frac{1}{2}\) vật chìm trong nước thì số chỉ của lực kế là bao nhiêu?
A \(a.\,\,3\,\,N;\,\,b.\,\,6\,\,N\)
B \(a.\,\,4\,\,N;\,\,b.\,\,5\,\,N\)
C \(a.\,\,4\,\,N;\,\,b.\,\,8\,\,N\)
D \(a.\,\,4\,\,N;\,\,b.\,\,2\,\,N\)
- Câu 12 : Một thợ lặn lặn ở độ sâu \(70\,\,m\) dưới biển.a. Tính áp suất ở độ sâu ấy?b. Áp lực của nước tác dụng lên cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích \(0,02\,\,{m^{2}}\). Biết trọng lượng riêng của nước biển là \(10300\,\,N/{m^3}\). Cho áp suất khí quyển \({P_0} = {10^5}\,\,N/{m^2}\)
A \(a.\,\,8000\,\,N/{m^2};\,\,b.\,\,2000\,\,N\)
B \(a.\,\,821000\,\,N/{m^2};\,\,b.\,\,16420\,\,N\)
C \(a.\,\,8000\,\,N/{m^2};\,\,b.\,\,25000\,\,N\)
D \(a.\,\,{10^5}\,\,N/{m^2};\,\,b.\,\,16000\,\,N\)
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 22 Dẫn nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 12 Sự nổi
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 13 Công cơ học
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 25 Phương trình cân bằng nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 26 Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 28 Động cơ nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 27 Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 19 Các chất được cấu tạo như thế nào?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 20 Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 21 Nhiệt năng