Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 - Sở GD&ĐT...
- Câu 1 : (3.0 điểm)Đọc bài thơ sau và trả lời những câu hỏi từ 1 đến 4:Rễ sâu ai biết là hoaXoắn đau núm ruột làm ra nụ cười.Im trong lòng đất rối bờiChắt chiu từng giọt, từng lời lặng im.Uống từng giọt nước đời quên Ăn từng thớ đá dựng nên sắc hồngNở rồi, trông dễ như khôngMột vùng sáng đọng, một vùng hương bay.Tụ, tan màu sắc một ngàyMặt trời hôm, mặt trời mai ngoảnh cười Bắt đầu từ rễ em ơi!(Chế Lan Viên, Rễ … hoa)Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0.25 điểm).Câu 2. Để tạo nên hoa, hình tượng rễ trong bài thơ đã phải trải qua những gì? (0.5 điểm).Câu 3. Qua sự nhọc nhằn của rễ, bài thơ gợi nhớ tình cảm đạo lí gì? (0.25 điểm)Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào về lời khuyên nhủ “Bắt đầu từ rễ em ơi!”? (Trả lời bằng một đoạn văn từ 5 – 10 câu) (0.5 điểm).Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi từ 5 đến 8:Trong xã hội ta, từ ngàn năm nay, tồn tại một tình trạng nước đôi dang dở. Chữ Hán vẫn là công cụ giao tiếp giữa nhà nước và người dân (. .. ) Còn chữ Nôm chỉ để ghi cái đời sống tình cảm hàng ngày, hoặc kêu than, hoặc đùa bỡn…Nó khó học do đó không phổ biến. Tình trạng chữ viết Việt Nam như trên níu kéo văn hóa đọc với hai nghĩa:Thứ nhất, ở dạng trực tiếp, nó làm cho sách khó viết, viết xong khó xuất bản, xuất bản xong khó đến với người đọc;Thứ hai, ở dạng gián tiếp, nó ảnh hưởng tới tư duy con người. Với một thứ chữ thuận tiện, người ta có thể ghi chép, hoàn thiện dần những suy nghĩ của mình và giao lưu với nhau làm cho tri thức ngày càng phong phú. Ngược lại, như ở ta, do thiếu phương tiện (chữ và sách) hợp lý để ghi lại những vận động trong đầu óc, sự suy nghĩ của người ta dễ dừng lại ở tình trạng manh mún rời rạc. Gần đây nhiều người đã công nhận là dân ta làm việc gì thường theo lối chụp giật, mà thiếu thói quen nghiên cứu sự vật; sự nghĩ ngợi hay chắp vá nửa vời, đầu óc người ta không chăm chú theo đuổi cái gì tới cùng (…) Tất cả những bệnh trạng đó trong tư duy bắt nguồn một phần từ một văn hóa đọc lom đom, một đời sống tinh thần thiếu sách. Đến lượt mình, kiểu tư duy này lại quay trở lại, cản trở người Việt đọc sách.Ca dao tục ngữ truyện cười ở ta thường có thái độ chế giễu với người đọc sách. Dưới những con mắt thế tục, việc đọc sách có vẻ như là một cái gì vô bổ của loại người “dài lưng tốn vải ăn no lại nằm” (…). Cố nhiên trong thực tế, lại có một tình trạng tế nhị khác, là các làng xã thường đánh giá nhau bằng số lượng kẻ cắm đầu vào sách. Có gì mâu thuẫn ở đây chăng? Không. Học trò xưa ham học để có ngày lều chõng đi thi và trở thành quan chức (từ đây khái quát lên, người ta vẫn tự hào người Việt ham học). Nhưng không thể bảo họ, - đám người “nghiền” sách cốt đi thi kia - là những người đọc sách với đúng nghĩa của nó. Người học để đi thi tự giới hạn trong kiến thức của người chấm cho họ đỗ. Ngược lại đặc trưng chủ yếu của người đọc sách là một tư duy độc lập và một khao khát bất tận với sự hiểu biết. Loại sau ở xã hội ta quá hiếm, lại còm cõi ít ỏi và chưa thành một lớp người ổn định. Giải thích sao về hiện tượng này? Suy cho cùng ở xã hội nghèo, mọi việc vẫn do miếng cơm manh áo quyết định. Khi có thể dùng sách để lập thân thì người ta đọc sách. Khi có nhiều con đường khác lập thân mà ít tốn sức lực hơn – kể cả lối giả vờ đọc sách, gian lận thi cử - thì người ta bỏ sách khá dễ dàng. Và đó chính là tình trạng của xã hội hôm nay.(Vương Trí Nhàn, Vì sao người Việt không mê đọc sách?, chungta.com)Câu 5. Đoạn trích trên bàn về vấn đề gì? (0.25 điểm).Câu 6. Tình trạng “nước đôi” của chữ viết nước ta thời trung đại dẫn đến những hệ quả nào? (0.5 điểm).Câu 7. Theo tác giả, đặc trưng chủ yếu của người đọc sách là gì? Thực trạng của lớp người này trong xã hội ta ra sao? (0.5 điểm).Câu 8. Theo anh/chị, làm thế nào để việc đọc sách trở thành một thói quen phổ biến? (trình bày bằng một đoạn văn khoảng 5 – 10 câu) (0.25 điểm).
- Câu 2 : (3.0 điểm)Lấy bờ vai và đôi chân làm hình ảnh biểu tượng, anh/chị hãy viết một bài luận với nhan đề:BỜ VAI VÀ ĐÔI CHÂN
- Câu 3 : (4.0 điểm)Cho đoạn trích sau:Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ.(Xuân Quỳnh, Sóng, SGK Ngữ văn, Tập 1, NXBGD 2009)Cảm nhận của anh/chị về những dự cảm và khát vọng tình yêu trong đoạn thơ trên.
Xem thêm
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Yên Lạc - Vĩnh Phúc - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu - Đồng Tháp - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Hàn Thuyên - Bắc Ninh - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Ngọc Tảo - Hà Nội - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Trần Phú - Vĩnh Phúc - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Ngô Sĩ Liên - Bắc Giang - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Nông Cống I - Thanh Hóa - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Việt Yên - Bắc Giang - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Bình Thạnh - Tây Ninh - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Ngô Sĩ Liên - Bắc Giang - lần 2